Chương II: Thực trạng chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước ở nước ta trong những năm qua
2.3. Đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước ở nước ta trong những năm qua
2.3.2. Đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo theo mục tiêu đào tạo và nhu cầu xã hội
2.3.2.1 Về đánh giá kết quả đào tạo công chức so với mục tiêu đào tạo
Trong đó mục tiêu đào tạo được xác định vừa theo các chương trình đào tạo với ba nội dung: kiến thức, kỹ năng, thái độ và vừa theo các chương trình, kế hoạch về đào tạo công chức do Nhà nước và các cơ quan nhà nước đặt ra.
Theo các chương trình đào tạo: các cơ sở đào tạo trong quá trình tổ chức các khoá đào tạo theo các chương trình đều xác định cụ thể mục tiêu đào tạo cho từng khoá học, môn học, chuyên đề. Trên cơ sở mục tiêu được xác định các cơ sở
Mục tiêu đào tạo
Nhu cầu xã hội
Kết quả đào tạo
Chất lượng và hiệu quả bên trong
Chất lượng và hiệu quả bên ngoài
đào tạo đánh giá chất lượng và hiệu quả của các khoá đào tạo. Trong đó chất lượng đào tạo được đánh giá qua chất lượng các môn học và chất lượng bài thi hoặc tiểu luận cuối khoá của học viên. Nội dung đánh giá này chủ yếu tập trung vào đánh giá kiến thức và kỹ năng, ít quan tâm về đánh giá thái độ, nhân cách, đạo đức.
Qua khảo sát ở một số cơ sở đào tạo tại Hà Nội cho thấy: Đối với các khoá đào tạo lý luận chính trị (Trung cấp chính trị, cao cấp chính trị) chất lượng đào tạo do các trường đánh giá hầu hết đạt từ loại khá trở lên, thậm chí có lớp đạt 100% khá giỏi. Đối với các khoá đào tạo về quản lý hành chính nhà nước và quản lý nhà nước các lĩnh vực (đào tạo cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính ...) chất lượng đào tạo do các trường đánh giá từ mức trung bình trở lên (trong đó trung bình từ 20-25%, giỏi và xuất sắc từ 10-20%). Kết quả đánh giá này một mặt dựa vào kết quả học tập của học viên, ngoài ra nó còn sự chi phối bởi các yếu tố khác (như đã trình bày ở phần trên) nên độ chính xác của nó cũng chỉ là tương đối.
Đánh giá chất lượng đào tạo công chức dựa vào mục tiêu đào tạo chủ yếu dựa vào mục tiêu đầu ra, ngoài ra một số cơ sở đào tạo công chức còn đánh giá chất lượng đào tạo dựa vào các mục tiêu được xác định gắn với các yếu tố của quá trình đào tạo được đánh giá (như chất lượng đội ngũ giảng viên, đội ngũ quản lý đào tạo, giáo trình, tài liệu, phương tiện, phục vụ học tập, giảng dạy ...); đánh giá chất lượng đào tạo qua học viên thông qua ý kiến nhận xét, đánh giá, góp ý của học viên sau các khóa học.
Tổng hợp các cách đánh giá chất lượng đào tạo theo mục tiêu đào tạo của các cơ sở đào tạo đạt: loại khá trở lên: 60%; loại trung bình và dưới trung bình 40%.
Về hiệu quả đào tạo công chức được xác định trong mối tương quan giữa kết quả và chi phí. Nhưng trên thực tế chi phí đào tạo công chức của các cơ sở đào tạo công chức ở nước ta trong những năm qua chưa được hạch toán đầy đủ chính xác.
Toàn bộ cơ sở vật chất và tiền lương cho bộ máy quản lý, giảng viên là do ngân sách nhà nước cấp hàng năm. Khi mở lớp thì chi phí thu chi cũng chỉ dựa vào nguồn kinh phí nhà nước cấp là 360.000đồng/1học viên/1tháng. Với ngưồn thu 360.000 đồng một học viên một tháng, nếu chi thiếu thì cơ sở đào tạo phải chịu và chi thừa thì cơ sở đào tạo được hưởng. Thực tế đó đã làm cho các khoá đào tạo công chức có số lượng rất đông (thường là trên 80 học viên trở lên, thậm chí có lấy trên
100 học viên). Việc xác định, đánh giá hiệu quả đào tạo công chức tại các cơ sở đào tạo không chỉ là hiệu quả kinh tế gắn với lợi ích của các cơ sở đào tạo, mà còn là hiệu quả xã hội gắn với chất lượng, mục tiêu đào tạo. Vấn đề này cần phải tiếp tục nghiên cứu trong phạm vi luận văn chưa đủ khả năng, điều kiện giải quyết được.
Theo các chương trình, kế hoạch đào tạo công chức do Nhà nước đặt ra, cho thấy:
Mục tiêu của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 là: đến năm 2010, đội ngũ công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, chuyên nghiệp, hiện đại. Tuyệt đại bộ phận công chức có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tuỵ phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân (công báo số 39, ngày 22.10.2001 trang 2587).
Mục tiêu đào tạo công chức theo Quyết định số 874/TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 1996 là: trang bị kiến thức lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, trung thành với chế độ XHCN, tận tuỵ với công vụ, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; hàng năm từ năm 1997 có ít nhất 20% công chức được đào tạo về quản lý hành chính nhà nước và quản lý nhà nước trên các lĩnh vực...
Mục tiêu đào tạo công chức theo Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ: nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; từ năm 2001 đến 2005, đội ngũ công chức hành chính 100% phải được đào tạo đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn về kiến thức quản lý nhà nước vả lý luận chính trị;
đối với cán bộ, công chức cấp cơ sở xã, phường, thị trấn hàng năm 20% phải được đào tạo về lý luận chính trị và quản lý nhà nước...
Theo những mục tiêu nêu trên, tính đến tháng 12 năm 2002 cả nước có 1.529.171 cán bộ, công chức (không tính lực lượng vũ trang), trong đó 209.171 cán bộ công chức trong cơ quan hành chính nhà nước. 1.218.446 công chức sự nghiệp;
19.235 cán bộ công chức khối lập pháp, tư pháp; ngoài ra còn có khoảng 200.000 cán bộ, công chức cấp xã (theo số liệu của chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước giai đoạn 2003-2005, ban hành theo Quyết định số 69/2003/QĐ-TTg), đã được đào tạo theo số liệu thống kê sau đây:
- Từ năm 2000 đến tháng 6 – 2005, các cơ sở đào tạo của 58 bộ, ngành địa phương đã tổ chức 3320 lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho 295.922 học viên là cán bộ công chức nhà nước (5; xem phụ lục);
- Tại Học viện Hành chính quốc gia, từ năm 1992 đến 2003, Học viện đã mở nhiều lớp đào tạo kiến thức quản lý nhà nước cho các đối tượng (chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên...) cho trên 60.000 học viên là cán bộ, công chức nhà nước (21; 17);.
- Trong 3 năm từ 2001 – 2003, tổng số cán bộ công chức được đào tạo, bồi dưỡng của 63/64 tỉnh, thành phố và 52/60 đầu mối thuộc các bộ, ngành trung ương là gần 1.213.000 lượt người, trong đó khối bộ, ngành là 238.000 lượt người, địa phương 975.000 lượt người; 1.128.000 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về lý luận chính trị và quản lý nhà nước (tạp chí Tổ chức Nhà nước số 8/2004; trang 7) ...
Với kết quả về số lượng đào tạo công chức nêu trên so với mục tiêu về số lượng đào tạo công chức cho thấy: hầu hết cán bộ, công chức ở nước ta trong những năm qua đã qua các khoá đào tạo về lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ. Trong đó, theo số liệu của Bộ Nội vụ, đào tạo theo ngạch công chức (chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên) đạt trên 85%.
Tóm lại, đánh giá chất lượng đào tạo theo các chỉ tiêu cho thấy: đại bộ phận cán bộ, công chức đã có được những kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, về quản lý nhà nước, về chuyên môn, nghiệp vụ... từng bước đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường, yêu cầu thực hiện chương trình cải cách nhà nước, cải cách hành chính nhà nước; đáp ứng được các mục tiêu của các chương trình, kế hoạch và đào tạo công chức do chính phủ đặt ra.
Đối với hiệu quả đào tạo công chức, chúng tôi cho rằng, mặc dầu trong những năm qua Nhà nước đã chi một khoản ngân sách rất lớn cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, (tương ứng với khối lượng công chức cần đào tạo) mà các cơ sở đào tạo đã thực hiện và đã đạt được, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
giữa kết quả đạt được và chi phí của đào tạo công chức như vậy là đã đạt hiệu quả tương đối cao.