Các giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo công chức

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước ở nước ta hiện nay (Trang 77 - 81)

Chương III: Phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo công chức ở nước ta hiện nay

3.2. Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo công chức ở nước ta hiện nay

3.2.2. Các giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo công chức

Các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo công chức đối với cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo công chức bao gồm các nội dung: chính sách, quy hoạch, kế hoạch đào tạo công chức; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo công chức; và quản lý nhà nước về chất lượng, hiệu quả đào tạo công chức.

Về chính sách, quy hoạch, kế hoạch đào tạo công chức: quản lý nhà nước về đào tạo công chức là một bộ phận, một nội dung, một bước của quản lý nhà nước về công chức, công vụ. Do vậy, chính sách, bộ máy quản lý nhà nước, nội dung quản lý đào tạo công chức trong những năm qua đã đặt trong tổng thể của quá trình, nội dung quản lý công chức, công vụ. Bên cạnh đó, từ chính sách, tổ chức bộ máy, vấn đề quản lý ... còn tồn tại nhiều bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả đào tạo công chức, cần được sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh.

Trước hết về chính sách, cần có sự điều chỉnh, sửa đổi theo hướng gắn việc đào tạo công chức với việc sử dụng, sắp xếp, bố trí, đề bạt công chức, trong cả nội dung chương trình đào tạo đến đối tượng đào tạo. Như trên đã nêu, chương trình đào tạo được chia thành hai loại (đào tạo rồi mới bổ nhiệm đề bạt, và đề bạt, bổ nhiệm rồi mới đào tạo) thì chính sách về đào tạo công chức cũng phải có sự khác

thì sau khi đào tạo và dựa vào kết quả đào tạo để đề bạt, bổ nhiệm; đối tượng đào tạo, số lượng đào tạo phải dựa vào yêu cầu về số lượng, chất lượng đề bạt, bổ nhiệm để có kế hoạch mở lớp ... Đối với loại hình đào tạo không liên quan đến vấn đề bổ nhiệm, đề bạt thì chính sách phải thể hiện sự ưu tiên, đãi ngộ đối với những người có nhiều thành tích trong công vụ ... Nói một cách khái quát là chính sách phải giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi của công chức về vấn đề đào tạo đối với từng loại hình, từng đối tượng đào tạo, nhằm tạo ra sự công bằng giữa những công chức với nhau.

Chính sách về đào tạo công chức phải được xây dựng, hoàn thiện trong tổng thể hệ thống chính sách, chế độ đối với công chức, và quản lý công chức và phải được cụ thể hoá bằng những văn bản quy phạm pháp luật cụ thể. Trong đó, có chính sách khuyến khích công chức tự học tập, đào tạo để nâng cao năng lực của mình nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công vụ.

Trước mắt cần tổ chức thực hiện tốt đề án khảo sát, đánh giá thực trạng và nhu cầu đào tạo công chức trong tất cả các cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến địa phương, để làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo công chức hàng năm và 5 năm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch đào tạo công chức trong những năm cần có kế hoạch đầu tư xây dựng, củng cố các cơ sở đào tạo công chức của các bộ, ngành và địa phương, để những cơ sở này đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Về tổ chức bộ máy quản lý đào tạo công chức ở nước ta hiện nay có hai hệ thống song trùng: hệ thống của Đảng đứng đầu là Ban tổ chức Trung ương, Ban tổ chức tỉnh uỷ, Huyện uỷ; hệ thống của Nhà nước, đứng đầu là Bộ Nội vụ, Vụ Tổ chức các bộ, ngành Trung ương, Sở Nội vụ cấp tỉnh, phòng Nội vụ ở cấp huyện.

Các cơ sở đào tạo công chức có sự trực thuộc và chịu sự quản lý của nhiều cơ quan, và chức năng, nhiệm vụ của những cơ quan quản lý đào tạo công chức đối với cơ sở đào tạo không được xác định một cách rõ ràng. Ví dụ, các trường cán bộ, trường chính trị cấp tỉnh vừa là đơn vị trực thuộc Tỉnh uỷ, vừa là một đơn vị sự nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh; trong thực hiện nhiệm vụ lại chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của hai học viện: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Hành chính quốc gia ...

Giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo công chức ở nước ta hiện nay đối với bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo công chức cần tập trung giải quyết các nội dung:

- Xác định và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý về đào tạo công chức giữa các cơ quan của Đảng và các cơ quan Nhà nước theo hướng: các cơ quan của Đảng quản lý về mặt thực hiện chủ trương, chính sách, kế hoạch, về nội dung chính trị trong các chương trình đào tạo; các cơ quan nhà nước quản lý về kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo, về chuyên môn nghiệp vụ, về chất lượng, hiệu quả đào tạo. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia và Học viện Hành chính quốc gia xây dựng thống nhất nội dung các chương trình đào tạo công chức trong cả nước cả chương trình của Học viện Chính trị Hồ Chí Minh chủ trì, nhằm loại bỏ những nội dung trùng lắp trong các chương trình hiện nay của cả hai hệ thống Học viện.

- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo công chức trong quan hệ với các cơ sở đào tạo công chức, trong đó có nộ dung quản lý chất lượng, hiệu quả đào tạo. Ví dụ, giữa Sở Nội vụ và trường Chính trị tỉnh, trong đó Sở Nội vụ quản lý nhà nước về đào tạo công chức liên quan đến quản lý về chất lượng, hiệu quả đào tạo của Trường Chính trị tỉnh. Đây là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về đào tạo nói chung và đào tạo công chức nói riêng.

- Để quản lý về chất lượng, hiệu quả đào tạo nói chung và đào tạo công chức nói riêng, các cơ quan nhà nước phải xây dựng một hệ thống định mức đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo. Do vậy, kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo công chức, đứng đầu là Bộ Nội vụ cần sớm xây dựng và ban hành hệ thống định mức đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo công chức của các cơ sở đào tạo công chức, để làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức . Về vấn đề này, Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội đã làm, cần nghiên cứu để tham khảo, học tập.

- Sớm xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống thanh tra công vụ, trong đó có thanh tra hoạt động đào tạo của các cơ sở đào tạo công chức

Tóm tắt chương III

Chương III với đầu đề là “Phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo công chức ở nước ta hiện nay”, trong phần này luận văn đã tập trung vào 2 nội dung: Phương hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo công chức ở nước ta hiện nay và các giải pháp cụ thể góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo công chức ở nước ta hiện nay. Với 2 nội dung này, luận văn đã đạt được những kết quả nhất định, cụ thể.

Trong phần phương hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo công chức ở nước ta hiện nay, Luận văn đã đưa ra nhận thức của tác giả về vấn đề nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; phương hướng chung nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức và mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể để thực hiện phương hướng chung đó.

Trong phần các giải pháp cụ thể, từ những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức, Luận văn trình các các giải pháp cụ thể đối với các cơ sở đào tạo và các cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo công chức. Trong đó, giải pháp đối với cơ sở đào tạo, Luận văn đã nêu lên những biện pháp mang tính kiến nghị như: đưa đội ngũ giảng viên trẻ xuống công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước để vừa học tập vừa công tác; có chính sách chế độ hợp lý nhằm tạo điều kiện cho giảng viên tự học tập; chính sách thu hút giảng viên kiêm chức; phân chia chương trình đào tạo thành hai loại để xây dựng nội dung và phương thức thực hiện, đánh giá đào tạo; kiện toàn bộ máy quản lý đào tạo theo hướng quản lý chất lượng, hiệu quả đào tạo… Đối với cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo công chức các giải pháp cũng đưa ra khá cụ thể, mang tính khả thi cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước ở nước ta hiện nay (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)