Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo công chức

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước ở nước ta hiện nay (Trang 38 - 41)

Chương II: Thực trạng chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước ở nước ta trong những năm qua

2.1. Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo công chức

2.1.3 Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo công chức

Theo chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước liên quan đến quản lý nhà nước về đào tạo công chức được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật thì nội dung của quản lý nhà nước về đào tạo công chức gồm:

- Chính phủ “thống nhất quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở; xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức…; quyết định và chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ và đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, tiền lương, khen thưởng... và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; quy định và chỉ đạo thực hiện chính sách cụ thể đối với cán bộ xã, phường, thị trấn” [khoản 4, Điều 6, Luật tổ chức Chính phủ 2001].

- Bộ và Bộ trưởng: “Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng... và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức

thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật [Khoản 9, Điều 12, Nghị định 86/2002/NĐ-CP]; “Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ [Khoản 11, Điều 12, Nghị định 86/2002/NĐ-CP].

Ngoài ra, theo Quyết định 874/TTg của Thủ tướng chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về văn hoá, ngoại ngữ, tin học cho các cơ sở đào tạo ở Trung ương và địa phương, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo về quản lý kinh tế cho các cơ sở đào tạo của các bộ, ngành và địa phương để đào tạo cán bộ, công chức nhà nước về quản lý kinh tế và doanh nghiệp.

Bộ Tài chính có trách nhiệm ban hành chế độ tiêu chuẩn và quản lý tài chính đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước; chủ trì phối hợp với Bộ kế hoạch và Đầu tư, căn cứ vào nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước và khả năng cân đối ngân sách hàng năm – báo cáo Chính phủ và trình Quốc hội dự toán chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước.

Bộ Nội vụ là đầu mối quản lý nhà nước về công tác đào tạo công chức nhà nước có trách nhiệm: tổng hợp quy hoạch, kế hoạch đào tạo công chức nhà nước (trong và ngoài nước của các bộ, ngành, địa phương) và xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo công chức nhà nước trình Chính phủ phê duyệt;

phân bổ chỉ tiêu đào tạo công chức nhà nước hàng năm cho các bộ, ngành, địa phương, xây dựng chế độ, chính sách, hướng dẫn tổ chức hoạt động và là đầu mối phối hợp quản lý công tác đào tạo đối với các bộ, ngành, địa phương và hệ thống các cơ sở đào tạo công chức nhà nước; cùng với Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và Đầu tư xây dựng định mức, chỉ tiêu, kế hoạch ngân sách nhà nước giành cho sự nghiệp đào tạo công chức nhà nước hàng năm và dài hạn.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh: “tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước và cán bộ công chức cấp xã, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện và cấp xã theo hướng dẫn của Chính phủ” [Khoản 8, Điều 95, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003].

Theo quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức về quản lý nhà nước công tác đào tạo công chức thì nội dung quản lý nhà nước về đào tạo công chức bao gồm:

- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, các chế độ, chính sách thuộc lĩnh vực đào tạo công chức;

- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đào tạo công chức trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành theo thẩm quyền; tổ chức hướng dẫn thực hiện và chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch đào tạo sau khi ban hành; theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả đào tạo công chức của các bộ, ngành và địa phương, đơn vị;

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc cử cán bộ, công chức đi đào tạo ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn tài trợ khác;

- Xây dựng chỉ tiêu ngân sách đào tạo công chức hàng năm, trung hạn, dài hạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng định mức và phân bổ chỉ tiêu đào tạo công chức cho các bộ, ngành, địa phương, đơn vị;

- Quy định chương trình, kiểm tra, cấp chứng chỉ trong lĩnh vực đào tạo công chức;

- Quy định tiêu chuẩn cơ sở đào tạo công chức, cơ sở vật chất kỹ thuật quy định tiêu chuẩn giảng viên; quản lý, xây dựng cơ sở đào tạo công chức và đội ngũ giảng viên thuộc phạm vi thẩm quyền;

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng công chức, khen thưởng, kỷ luật những cá nhân, đơn vị theo thẩm quyền ... [Điều 26, 27].

2.2. VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÔNG CHỨC Ở NƯỚC TRONG NHỮNG NĂM QUA (từ 1996 đến nay)

Trong phần này, Luận văn tập trung giải quyết 3 nội dung:

- Mục tiêu, nội dung, chương trình, đối tượng đào tạo công chức.

- Hệ thống các cơ sở đào tạo công chức và việc thực hiện nhiệm vụ của nó.

- Những kết quả đạt được của đào tạo công chức.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước ở nước ta hiện nay (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)