Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước ở nước ta hiện nay (Trang 28 - 35)

Chương I: Một số vấn đề lý luận về chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức Nhà nước

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức

1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước ở nước ta hiện nay

Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước, có thể tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Trong phạm vi Luận văn này tác giả tiếp cận từ khoc học quản lý trên cơ sở thực tiễn Việt Nam để xem xét.

Với cách tiếp cận này, những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước có thể chia thành 4 nhóm:

- Những yếu tố từ phía Nhà nước – chính sách và sự quản lý Nhà nước về đào tạo công chức;

- Những yếu tố từ phía các cơ sở đào tạo công chức nhà nước;

- Những yếu tố từ phía người học;

- Và những yếu tố từ phía xã hội.

Sau đây Luận văn sẽ phân tích để chỉ ra nội dung cụ thể của những yếu tố đó.

Thứ nhất, những yếu tố từ phía nhà nước – chính sách và sự quản lý nhà nước về đào tạo công chức ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu qủa đào tạo công chức.

Chính sách của nhà nước và sự quản lý của nhà nước về đào tạo công chức là những yếu tố tác động trước hết và vĩ mô đến chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức. Chính sách của nhà nước về đào tạo nói chung và đào tạo công chức nói riêng là một hệ thống những quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, giải pháp về đào tạo, từ chính sách về tuyển sinh (đầu vào), chính sách trong quá trình đào tạo, đến chính sách nhân sự sau đào tạo đều liên quan đến chất lượng và hiệu quả đào tạo. Chính sách về tuyển sinh các khoá đào tạo công chức, kể cả đào tạo trong nước hoặc đào tạo nước ngoài, đối với công chức là quyền lợi hay nghĩa vụ. Việc giải quyết mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cử người đi học, cử người tham gia thi tuyển thể hiện cụ thể trong chính sách ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả đào tạo. Trên thực tế ở Việt Nam có người được cử đi học, đi thi hoặc là có

“quan hệ” tốt với lãnh đạo, hoặc là không có việc làm, không được lãnh đạo ưu ái tìm cách đẩy đi cho xong; có người được cử đi đào tạo nước ngoài là do chính sách đãi ngộ, học xong về chuẩn bị làm thủ tục nghỉ hưu.. Tất cả những ví dụ đó chắc chắn sẽ làm giảm chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Chính sách trong quá trình đào tạo trước hết liên quan đến đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên sau đó đến cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, chế độ chính sách đối với người học .. tất cả đều ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo. Đội ngũ nhân lực trực tiếp thực hiện công tác đào tạo dù có giỏi về chuyên

trong điều kiện kinh tế thị trường, thì hiện tượng “ chân ngoài dài hơn chân trong”

không thể là không có. Như thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo và đào tạo công chức.

Mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng thể hiện cụ thể qua chính sách cũng ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo. Giữa hai qui trình: đào tạo rồi mới bổ nhiệm và bổ nhiệm rồi mới đi đào tạo, trên thực tế chất lượng và hiệu quả hoàn toàn khác nhau. Quy trình đào tạo rồi mới bổ nhiệm sẽ đảm bảo chất lượng và hiệu quả, còn ngược lại, quy trình bổ nhiệm rồi mới đào tạo thì lấy đâu có chất lượng và hiệu quả cao ... Nếu có chính sách ưu tiên dựa vào kết quả học tập để bổ nhiệm, đề bạt cán bộ, công chức sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo và ngược lại sẽ giảm chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Không chỉ có chính sách và việc thực thi chính sách ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả đào tạo công chức, mà việc quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo công chức, quản lý nhà nước đối với các đơn vị đào tạo công chức của các cơ quan nhà nước cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hiệu quả đào tạo. Nếu quản lý nhà nước thực hiện tốt, đầy đủ, đúng nội dung, quy trình sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, và làm ngược lại sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng và hiệu quả đào tạo. Trong quản lý nhà nước về công tác đào tạo công chức một nội dung cơ bản là quản lý về mặt chất lượng và hiệu quả đào tạo. Chưa làm hoặc chưa làm tốt nội dung này trong quản lý nhà nước về đào tạo công chức đều dẫn đến hậu quả là chất lượng và hiệu quả đào tạo yếu kém. Quản lý nhà nước về đào tạo công chức ở nước ta hiện nay được thực hiện thông qua một hệ thống cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương nặng về quản lý tác nghiệp hành chính, quản lý về số lượng, không quan tâm đến chất lượng, thậm chí một số cơ quan hành chính còn tham gia các hoạt động đào tạo công chức.

Chính sách và sự quản lý nhà nước về đào tạo công chức còn bao gồm cả việc xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch, mục tiêu .. đào tạo công chức trong từng thời kỳ (ví dụ, quyết định số 74/2002/QĐ-TTg gnày 7/5/2002 của Thủ tướng Chín phủ, phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức giai đoạn 2001- 2005) cũng liên quan đến chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức...

Thứ hai, những yếu tố từ phía các cơ sở đào tạo công chức ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức, bao gồm:

- Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực làm công tác đào tạo (đội ngũ, giảng viên, cán bộ quản lý ...).

- Bộ máy quản lý và chất lượng quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo;

- Cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng giảng dạy như thư viện, phòng thí nghiệm, phương tiện dạy và học; chất lượng của các chương trình, nội dung đào tạo;

- Chất lượng của giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy học tập;

- Mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo công chức với các cơ quan nhà nước và xã hội ...

Trên đây là những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo từ chính các cơ sở đào tạo công chức. Hầu hết các yếu tố này đã được nhiều tác giả bàn đến như đã nêu trên đây. Ở đây chỉ phân tích thêm 2 yếu tố: Bộ máy quản lý và năng lực quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo công chức; và mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo công chức với nhau và với các cơ quan nhà nước và xã hội.

Bộ máy quản lý và năng lực quản lý đào tạo của các cơ sở đào tạo công chức là một yếu tố quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Một bộ máy quản lý có năng lực là một bộ máy biết tổ chức tốt quá trình đào tạo, từ việc xác định đúng các mục tiêu, các chương trình, kế hoạch đào tạo ... đến việc sắp xếp, bố trí nhân sự tham gia vào quá trình đào tạo, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực. Chất lượng và hiệu quả hoạt động của nguồn nhân lực trực tiếp làm công tác đào tạo chỉ được phát huy, phát triển khi có được bộ máy lãnh đạo, quản lý tốt, có năng lực, có tâm huyết với sự nghiệp đào tạo công chức của đất nước. Năng lực của bộ máy quản lý không chỉ là năng lực chuyên môn về đào tạo, mà trước hết và chủ yếu là năng lực tổ chức, năng lực quản lý, năng lực dùng người... Yếu tố này đối với Việt Nam hiện nay đang tồn tại nhiều bất cập cần phải được nghiên cứu, xem xét giải quyết để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức.

Mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo công chức với nhau và quan hệ với các cơ quan nhà nước và xã hội cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất

lượng và hiệu quả đào tạo. Trong đó, quan hệ giữa các cơ sở đào tạo với nhau nếu được thực hiện tốt, có hiệu quả sẽ góp phần phát huy lợi thế của các cơ sở đào tạo, đồng thời góp phần khắc phục những yếu kém, hạn chế của các cơ sở đào tạo. Quan hệ giữa cơ sở đào tạo công chức với các cơ quan nhà nước và xã hội nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần mở rộng năng lực và quy mô đào tạo của các cơ sở đào tạo.

Như chúng ta đã biết, đào tạo công chức là đào tạo nghề, đào tạo chức nghiệp. Mục tiêu chương trình, kế hoạch đào tạo chỉ được thực hiện tốt và có hiệu quả khi có được những cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước nhiệt tình giúp đỡ học viên thực tập, thực tế; có được một đội ngũ giảng viên kiêm chức công tác tại các cơ quan nhà nước tham gia vào quá trình đào tạo công chức. Yếu tố này đối với Việt Nam hiện nay trong điều kiện kinh tế thị trường cũng đang tồn tại nhiều bất cập ảnh hưởng xấu đến chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức.

Thứ ba, những yếu tố từ phía người học ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức.

Như chúng ta đều biết hầu hết người học tham gia vào các khoá đào tạo công chức hoặc là công chức mới được tuyển dụng, hoặc là công chức đã và đang công tác trong các cơ quan nhà nước. Ngoài việc học tập ở các cơ sở đào tạo, họ còn có mối quan hệ với cơ quan, đơn vị công tác và tham gia thực hiện một phần công việc ở cơ quan, đơn vị. Hơn nữa, học viên các khoá đào tạo công chức hầu hết là người lớn tuổi, đã có gia đình, họ phải giành một phần thời gian, công sức cho gia đình.

Những đặc điểm đó của học viên cũng ảnh hưởng, tác động đến chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức. Tiếp đến là những yếu tố liên quan đến tâm lý, thái độ, động cơ học tập ... của người học cũng ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức.

Thứ tư, những yếu tố tác động từ phía xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức.

Như chúng ta đã biết, đào tạo công chức nhà nước ở các quốc gia và nước ta là một bộ phận trong hệ thống giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nói chung. Do vậy, vấn đề chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức luôn gắn với vấn đề chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực của toàn xã hội (cả giáo dục phổ thông và cả giáo dục đại học ...). Nếu chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực của toàn xã hội

đạt kết quả tốt, chắc chắn sẽ tạo ra môi trường xã hội và cung cấp nhân lực cho đào tạo công chức đạt chất lượng và hiệu quả cao. Đối với Việt Nam hiện nay chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực của toàn xã hội đang là những vấn đề nổi cộm. Thực tế đó đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức.

Những yếu tố từ phía xã hội ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức còn bao gồm cả những yếu tố như: quan niệm của các nhà chính trị về công chức, nghề công chức, đào tạo công chức ...; nhận thức của xã hội về công chức và đào tạo công chức... Những vấn đề này ở Việt Nam, từ nhà chính trị đến xã hội công dân còn tồn tại nhiều bất cập làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức. Đây là những vấn đề tế nhị, luận văn không muốn phân tích sâu.

TÓM TẮT CHƯƠNG I

Chương I với đầu đề là “Một số vấn đề lý luận về chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước, luận văn đã tập trung vào 3 nội dung: công chức và đào tạo công chức nhà nước; chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước; các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước. Với 3 nội dung này, luận văn đã đạt được những kết quả nhất định, cụ thể là:

Trong phần công chức và đào tạo công chức nhà nước, luận văn đã đi từ các quan niệm và tiêu chí xác định công chức ở các quốc gia và Việt Nam đã đưa ra định nghĩa và tiêu chí xác định công chức ở Việt Nam hiện nay (trang 14-15). Về đào tạo công chức, luận văn đã đi từ các quan niệm, các định nghĩa về đào tạo để đi đến quan niệm về đào tạo công chức nhà nước ở nước ta và các nước trên thế giới gắn với những yêu cầu khách quan của việc đào tạo công chức; hệ thống các cơ quan, tổ chức tham gia đào tạo và quản lý nhà nước về công tác đào tạo công chức;

các yếu tố gắn liền với quá trình đào tạo công chức (trang 15-19).

Trong phần chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước, Luận văn đã đi từ quan niệm về chất lượng và cách xác định chất lượng đào tạo đến chất lượng và cách xác định chất lượng đào tạo công chức nhà nước. Trong đó chất lượng đào tạo công chức nhà nước được xác định gắn với hiệu quả đào tạo. Về hiệu quả đào tạo, luận văn đã đi từ các cách tiếp cận về hiệu quả đào tạo công chức nhà nước

luôn gắn với chất lượng đào tạo, và được xác định, đánh giá trong quan hệ với chất lượng đào tạo (trang 19-29). Tác giả cho rằng đây là một điểm mới mà luận văn đã đạt được từ cách tiếp cận quản lý.

Trong phần Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước, Luận văn đã đi từ có ý kiến và phân tích các ý kiến khác nhau về chất lượng đào tạo; và cách tiếp cận quản lý để đưa ra quan niệm về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo. Theo đó, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo được chia thành 4 nhóm:

- Những yếu tố từ phía nhà nước – Chính sách và sự quản lý nhà nước về đào tạo công chức;

- Những yếu tố từ phía các cơ sở đào tạo công chức nhà nước;

- Những yếu tố từ phía người học;

- Và cuối cùng là những yếu tố từ phía xã hội.

Sau đó với sự phân tích cụ thể, tác giả Luận văn nhận thấy đây là một cách tiếp cận mới từ khoa học quản lý về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức. Cách tiếp cận này có thể giúp ích cho các nhà quản lý trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến chất lượng và hiệu quả đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước.

Toàn bộ nội dung lý luận ở chương I, sẽ được sử dụng để giải quyết các nội dung ở chương II và chương III.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước ở nước ta hiện nay (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)