Về đánh giá kết quả đào tạo công chức so với nhu cầu xã hội

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước ở nước ta hiện nay (Trang 64 - 68)

Chương II: Thực trạng chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước ở nước ta trong những năm qua

2.3. Đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước ở nước ta trong những năm qua

2.3.2. Đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo theo mục tiêu đào tạo và nhu cầu xã hội

2.3.2.2 Về đánh giá kết quả đào tạo công chức so với nhu cầu xã hội

Về đánh giá kết quả đào tạo công chức so với nhu cầu xã hội thì ngày 29 tháng 4 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định phê duyệt chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước giai đoạn 2003- 2005. Luận văn nhất trí với sự đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước được nêu trong chương trình, cụ thể:

“Về chất lượng, phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức hiện đang công tác đã được rèn luyện, thử thách qua qúa trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với sự nghiệp cách mạng. Kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được nâng cao về mọi mặt, góp phần tích cực vào thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước trong giai đoạn vừa qua”.

“Trong những năm qua, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước đã có những tiến bộ rõ rệt, bên cạnh đó còn bộc lộ nhiều hạn chế yếu kém”.

“Chưa có đội ngũ cán bộ, công chức hành chính ổn định và chuyên nghiệp.

Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, còn bất cập, hẫng hụt về nhiều mặt: tri thức và năng lực quản lý nhà nước về xã hội, kinh tế thị trường, pháp luật, hành chính kỹ năng thực thi công vụ cũng như khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại trong công tác quản lý còn rất hạn chế”.

“Tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới; tinh thần phục vụ nhân dân chưa cao; quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân chưa được ngăn chặn gây nên sự trì trệ, trở ngại lớn cho công cuộc cải cách, làm giảm hiệu lực của bộ máy nhà nước”.

“Số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài; tình trạng hẫng hụt giữa các thế hệ cán bộ, công chức trong

mỗi cơ quan, đơn vị còn phổ biến; thiếu đội ngũ cán bộ, công chức nòng cốt kế cận có trình độ chuyên môn cao và các chuyên gia hoạch chính sách ở các cấp. Đặc biệt, ở những vùng sâu, vùng xa và miền núi, hải đảo, đại bộ phận cán bộ, công chức yếu về năng lực, trình độ chuyên môn, thiếu nguồn nhân lực bổ sung vào bộ máy hành chính nhà nước. Số lượng cán bộ chuyên trách ở cơ sở (xã, phường, thị trấn) đông nhưng chất lượng thấp” (Bộ Nội vụ, các văn bản pháp luật về cán bộ, công chức.. và chính quyền địa phương 2004. Tr 974-976).

Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nêu trên là hoàn toàn đúng, nhưng thực trạng chất lượng đó không chỉ do công tác đào tạo công chức, mà là sản phẩm, kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố cùng tác động, ảnh hưởng trong một quá trình lâu dài, cả trước và trong đổi mới đất nước. Trong đó, công tác đào tạo công chức trong những năm vừa qua (từ quy hoạch, kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo đến việc tổ chức đào tạo, đánh giá...) là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước hiện nay (cả mặt tích cực và cả mặt hạn chế).

Trên đây, luận văn đã phân tích, đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo công chức nhà nước cả theo quy trình đào tạo và cả theo mục tiêu, nhu cầu xã hội. Trong đó đã chỉ ra những yếu tố tích cực và những hạn chế của quá trình đào tạo công chức ở nước ta trong những năm qua ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Qua đó, luận văn cũng đã đánh giá thực trạng chất lượng, hiệu quả đào tạo công chức nhà nước những năm qua cùng với những nguyên nhân của nó.

Ngoài những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân nêu trên, chúng tôi đồng ý với ý kiến đánh giá của Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 74/2001/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:

- Điểm yếu nhất trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các bộ, ngành, địa phương hiện nay là tính quy hoạch chưa cao, đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với sử dụng ...;

- Một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng và củng cố cơ sở đào tạo cán bộ, công chức của đơn vị mình ...;

- Sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý và với cơ chế đào tạo ở một số bộ, ngành và địa phương chưa thật sự chặt chẽ và hiệu quả chưa cao ...;

- Chưa triển khai việc nghiên cứu, sắp xếp tổ chức và đổi mới cơ chế hoạt động của các cơ sở đào tạo công chức ...;

- Nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng cán bộ, công chức còn trùng lặp nhiều. Sự khác biệt về cấp độ kiến thức và kỹ năng trong từng loại giáo trình, tài liệu chưa được thể hiện rõ ràng, nặng về lý thuyết, yếu về kỹ năng thực hành, tác nghiệp ;

- Về việc thực hiện đào tạo tiền công vụ và đào tạo trước khi đề bạt, bổ nhiệm chưa được các bộ, ngành, địa phương quan tâm, triển khai thực hiện...;

- Công tác kiểm tra, thanh tra, chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở đào tạo chưa được kịp thời và thường xuyên ... (theo tạp chí Tổ chức Nhà nước số 8/2004; trang 7-8).

TÓM TẮT CHƯƠNG II.

Chương II, với đầu đề thực trạng chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước ở nước ta trong những năm qua, luận văn đã sử dụng phần lý luận ở chương I để giải quyết nội dung và đã đạt được những kết quả cụ thể:

- Nêu được thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo công chức ở nước ta từ năm 1996 đến nay, từ việc xây dựng chính sách, chương trình, kế hoạch đào tạo; hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo công chức đến nội dung quản lý nhà nước về đào tạo công chức.

- Việc thực hiện công tác đào tạo công chức ở nước ta trong những năm qua (từ 1996) bao gồm: Mục tiêu, nội dung chương trình, đối tượng đào tạo; hệ thống các cơ sở đào tạo công chức và việc thực hiện nhiệm vụ của nó và những kết quả đạt được về đào tạo công chức.

- Đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước theo quy trình đào tạo (Đầu vào – quá trình đào tạo – đầu ra, kết quả đào tạo) và theo mục

tiêu đào tạo, nhu cầu xã hội. Phần đánh giá, luận văn đã chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến việc bảo đảm chất lượng và nâng cao hiệu quả đào tạo, làm cơ sở cho việc giải quyết nội dung ở chương III.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo công chức nhà nước ở nước ta hiện nay (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)