Tiêu chí đánh giá sự phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thanh trì (Trang 20 - 25)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại

1.2.2. Tiêu chí đánh giá sự phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại

1.2.2.1. Các tiêu chí định lượng - Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ CVTD:

A =

x 100

Trong đó: A (%): Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ CVTD DN: Dư nợ

n: Năm

Đây là chỉ tiêu thể hiện sự tăng trưởng dư nợ CVTD qua từng năm, qua đó đánh giá được khả năng cho vay, tìm kiếm thêm khách hàng và kiểm nghiệm tiến độ thực hiện kế hoạch đã đặt ra của ngân hàng.

Chỉ tiêu này càng cao nghĩa là số lượng và dư nợ của các khoản vay tiêu dùng càng nhiều, mức độ hoạt động của ngân hàng có thể coi là ổn định và có hiệu quả. Ngược lại, chỉ tiêu càng thấp chứng tỏ ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc phát triển mảng hoạt động CVTD, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và quản lý tín dụng.

Thông thường tỷ lệ tăng trưởng dư nợ thường được giao ở mức 12 – 18%.

Đây là mức vừa phải, phù hợp với thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Nếu như chỉ số này cao hơn thì có thể dẫn đến việc “tăng trưởng nóng”, từ đó khiến việc kiểm soát các rủi ro từ hoạt động cho vay càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, nếu tỷ

lệ này thấp cũng có nghĩa người dân không thể tiếp cận được đến dòng vốn của Ngân hàng, dẫn đến việc không thúc đẩy được nền kinh tế thị trường, đồng thời tạo cơ hội cho tín dụng đen ngày càng tràn lan và phát triển.

- Tỷ lệ tăng trưởng doanh số CVTD:

B =

x 100

Trong đó: B (%): Tỷ lệ tăng trưởng doanh số CVTD DSCV: Doanh số cho vay

n: Năm

Đây là chỉ tiêu thể hiện sự tăng trưởng doanh số CVTD quan các năm, từ đó đánh giá khả năng cho vay, khả năng tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường mới và đánh giá tiến độ thực hiện các chính sách tín dụng của ngân hàng (tương tự chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, nhưng tỷ lệ tăng trưởng doanh số CVTD bao gồm toàn bộ dư nợ CVTD trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ CVTD đã thu hồi trong năm).

Chỉ tiêu này càng cao thì càng chứng tỏ mức độ hoạt động CVTD của ngân hàng đang ổn định và có hiệu quả. Trái lại, nếu chỉ tiêu này càng thấp thì nghĩa là ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô thị trường, tìm kiếm nguồn khách hàng vay mới và triển khai thực hiện kế hoạch tín dụng.

- Tỷ lệ thu lãi CVTD:

HSTL = x 100

Trong đó: HSTL (%):Tỷ lệ thu lãi CVTD

I: Tổng lãi đã thu của các khoản CVTD I0: Tổng lãi phải thu của các khoản CVTD

Tỷ lệ thu lãi CVTD được dùng để đánh giá tình hình triển khai kế hoạch tài chính của ngân hàng bằng cách kiểm tra khả năng đôn đốc, thu hồi lãi từ

các khoản CVTD và tình hình thực hiện kế hoạch tăng trưởng doanh thu của ngân hàng từ hoạt động CVTD.

Chỉ tiêu này càng cao chứng minh lợi nhuận đến từ việc CVTD càng lớn, tiến độ triển khai các kế hoạch tài chính, các phương hướng kinh doanh cũng như tình hình tài chính của ngân hàng đang trên đà phát triển. Ngược lại, chỉ tiêu tỷ lệ thu lãi CVTD càng thấp nghĩa là ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc thu hồi lãi từ hoạt động CVTD, điều này có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến doanh thu của ngân hàng. Ngoài ra, chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình bất ổn trong hoạt động CVTD của ngân hàng, ví dụ như nợ xấu trong ngân hàng tăng cao dẫn tới khả năng thu hồi lãi của ngân hàng bị giảm sút nghiêm trọng, đồng thời có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ trong tương lai.

Đối với tỷ lệ thu lãi CVTD, nếu tỷ lệ này luôn đạt ở mức từ 80 – 100%

thì chứng tỏ phần nào hoạt động CVTD của ngân hàng đạt ở mức tốt. Còn trường hợp tỷ lệ CVTD ở mức dưới 80% thì ngân hàng cần có những biện pháp kiểm tra, đánh giá, xem xét lại đối với hoạt động CVTD.

- Hệ số thu nợ CVTD:

HSTN = x 100

Trong đó: HSTN (%): Hệ số thu nợ CVTD DSTN: Doanh số thu nợ CVTD

DSCV: Doanh số CVTD

Hệ số thu nợ CVTD phản ánh hiệu quả công tác tín dụng trong việc thu nợ CVTD của Ngân hàng. Cụ thể, chỉ tiêu này thể hiện với một mức doanh số CVTD nhất định thì ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu vốn trong một thời gian nhất định. Hệ số thu nợ CVTD càng cao thì càng chứng tỏ công tác tín dụng và công tác thu hồi nợ của ngân hàng càng tốt.

- Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD:

N = ∑ x 100

Trong đó: N (%):Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD NQH: Nợ quá hạn CVTD

DN: Dư nợ CVTD

Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh tình trạng nợ quá hạn CVTD tại ngân hàng, điều này thể hiện phần nào khả năng quản trị tín dụng của ngân hàng trong hoạt động cho vay và cả khả năng đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

Nếu tỷ lệ nợ quá hạn CVTD càng cao chứng tỏ chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng càng kém. Ngược lại, tỷ lệ này càng thấp thì khả năng kiểm soát các khoản vay của ngân hàng càng tốt.

- Tỷ lệ thu nhập từ CVTD / tổng thu nhập

Ý nghĩa của chỉ tiêu này là trong một đồng thu nhập từ hoạt động cho vay có bao nhiêu phần được thu về từ hoạt động CVTD. Tỷ lệ thu nhập từ CVTD trên tổng thu nhập nói nên phần nào hiệu quả hoạt động CVTD của ngân hàng.

Chỉ tiêu này càng cao thì càng chứng tỏ khía cạnh CVTD của ngân hàng đang hoạt động hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập cao cho ngân hàng.

1.2.2.2. Các tiêu chí định tính

Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng, để đánh giá chất lượng hiệu quả hoạt động cho vay, chúng ta có thể xem xét dựa trên các tiêu chí định tính. Các tiêu chí này chủ yếu đánh giá dựa trên cơ sở pháp lý và mức độ nghiêm ngặt trong việc tuân thủ các quy trinh nghiệp vụ, các cam kết thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng của Ngân hàng.

- Dựa trên cơ sở pháp lý: các hoạt động cho vay, hợp đồng tín dụng được công nhận có hiệu lực chỉ khi chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước, các

quy chế cho vay, các văn bản chỉ đạo từ Chính phủ và NHNN cùng với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã quy định đầy đủ các quy chế và hướng dẫn cơ bản về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

- Dựa trên các quy chế, quy trình nghiệp vụ riêng của NHTM: Hoạt động cho vay nói chung và CVTD nói riêng luôn dựa trên cơ sở quy chế cho vay riêng mà các NHTM đã nghiên cứu và soạn thảo để phù hợp với từng mảng hoạt động kinh doanh khác nhau. Căn cứ vào quy chế chung mà Chính phủ và NHNN đề ra, mỗi NHTM đều đưa ra các văn bản cụ thể về khái niệm, quy định cho vay, quy trình lập hồ sơ, giải ngân, theo dõi lịch trả nợ của khách hàng, quy chế thẩm định khách hàng… dành cho cán bộ công nhân viên của Ngân hàng, đặc biệt là các cán bộ tín dụng. Đối với mỗi khoản vay mang tính chất khác nhau thì các quy trinh, quy định sẽ có những thay đổi riêng để phù hợp với từng món vay. Do đó, việc tuân thủ quy trình cho vay là một điều kiện quan trọng, có thể coi là nền móng trong việc cho vay có hiệu quả. Chất lượng của hoạt động CVTD được đánh giá thông qua: Quá trình khai thác thông tin của khách hàng, thủ tục và điều kiện vay, thời gian thẩm định hồ sơ, lãi suất, chính sách tín dụng, thái độ phục vụ của cán bộ công nhân viên…

Bên cạnh đó, hợp đồng tín dụng có thể coi là một trong những bước quan trọng nhất trong quy trình cho vay. Sau khi quá trình thẩm định, đánh giá khách hàng vay kết thúc, cán bộ tín dụng sẽ soạn thảo một bản hợp đồng tín dụng, coi như thỏa thuận giữa bên cho vay (Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng) và bên đi vay. Hợp đồng tín dụng này sẽ quy định cụ thể về yếu tố quan trọng như thông tin của cả bên đi vay và bên cho vay, thời hạn vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, số tiền giải ngân, phương thức hoàn trả gốc và lãi…Quá trình giải ngân và thu nợ sẽ dựa trên những cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Các chỉ tiêu định tính trên đây đã phản ánh phần nào tính hiệu quả của hoạt

động cho vay. Đây là những chỉ tiêu gần như bắt buộc phải có để đánh giá xem một khoản vay có được coi là có hiệu quả hay không.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thanh trì (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)