CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. Kinh nghiệm phát triển cho vay tiêu dùng của một số chi nhánh Ngân hàng thương mại và bài học rút ra cho Agribank – Chi nhánh
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển cho vay tiêu dùng của một số Chi nhánh Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội (hay còn được gọi là Vietinbank Hà Nội) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất ở Việt Nam, đã đạt nhiều thành công và phát triển vững mạnh. Vietinbank Hà Nội có những biện pháp nhằm phát triển hoạt động CVTD cá nhân như sau:
Một là các quy trình về CVTD cá nhân được cải tiến, giảm thiểu tối đa thời gian giải quyết một bộ hồ sơ của khách hàng từ 7 ngày xuống còn 4 ngày, bên cạnh đó còn tạo điều kiện hết sức khi cắt giảm các giấy tờ không cần thiết, giúp quá trình làm hồ sơ của khách hàng thuận lợi hơn rất nhiều.
Hai là liên tục đào tạo các cán bộ tín dụng về kỹ năng bán hàng, các
sản phẩm CVTD để thúc đẩy hoạt động CVTD, đặc biệt là đối với các hộ nông dân, nâng cao thái độ và nghiệp vụ của nhân viên tại quầy, nhân viên bán hàng để cho khách hàng cảm nhận được những dịch vụ chuyên nghiệp nhất có thể và nâng cao cảm nhận và đánh giá của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của ngân hàng.
Ba là có các chính sách tín dụng và quy trình tín dụng riêng, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động cho vay nhu cầu nhà ở, nhà ở xã hội…; tung ra lãi suất ưu đãi cho các đối tượng cụ thể có rủi ro nợ xấu thấp như công chức, giáo viên, bác sĩ…
Một bài nghiên cứu khác về phát triển CVTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hà Thảnh cũng đúc rút ra những kinh nghiệm và giải pháp như sau:
- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm CVTD: bằng cách bổ sung những tính năng mới hoặc gia tăng giá trị sử dụng của sản phẩm dịch vụ;
cải tiến quy trình nghiệp vụ; đa dạng hoá thời hạn cho vay và lãi suất…
- Mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng: thị trường CVTD chủ yếu hướng đến những cán bộ công chức, viên chức nhà nước có tài sản thế chấp và có mức thu nhập ổn định thích hợp với phương thức cho vay trả góp. Trong khi đó, những đối tượng là hộ kinh doanh buôn bán, người làm việc tại các công ty liên doanh, công ty cổ phần khá đông và có thu nhập cũng ổn định không kém là nguồn khách hàng tiềm năng cần được khai thác.
- Xây dựng chính sách phân khúc thị trường, chia nhỏ các đối tượng khách hàng, mỗi đối tượng khách hàng sẽ có chính sách và chế độ ưu đãi riêng về lãi suất và phí dịch vụ thích hợp.
1.3.2. Bài học rút ra cho Agribank – Chi nhánh Thanh Trì về phát triển cho vay tiêu dùng
Đúc kết từ thực tế hoạt động của các tổ chức tài chính trên địa bàn Hà
Nội từ thành công đến thất bại, rút ra những bài học kinh nghiệm về phát triển CVTD đối với Agribank – Chi nhánh Thanh Trì như sau:
Một là, tạo dựng một các quan hệ lâu dài và gắn bó với khách hàng. Cán bộ tín dụng sẽ hiểu nhiều hơn về khách hàng, nắm bắt được tình hình tài chính của khách, từ đó dễ dàng tư vấn, lựa chọn các sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Hai là, xác định việc thẩm định chặt chẽ khoản vay, để phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân đi kèm với đảm bảo chất lượng tín dụng. Quy trình tín dụng các công việc cần làm theo một trình tự thủ tục nhất định trong việc cho vay, bắt đầu từ việc xét đơn xin cho vay của khách hàng đến khi thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay. Nâng cao chất lượng CVTD phụ thuộc việc lập ra và tuân thủ quy trình cho vay đảm bảo tính logic khoa học và thực hiện, phối hợp nhịp nhàng giữa các bước, giữa các bộ phận trong ngân hàng nhằm thống nhất việc cấp tín dụng cho khách hàng về các dòng sản phẩm, dịch vụ khác nhau, đồng thời cũng hạn chế tối đa rủi ro tổn thất có thể xảy ra.
Ba là, nâng cao trình độ cán bộ tín dụng về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Để có thể tạo dựng nguồn nhân lực đủ mạnh, đáp ứng được yếu cầu nhất là trong công tác phát triển CVTD, đặc biệt với đối tượng là các hộ nông dân, ngân hàng tập trung giải quyết một số nhiệm vụ trọng tâm:
chuẩn hoá đội ngũ cán bộ tín dụng; có chính sách đào tạo và đại ngộ hợp lý thông qua chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ đào tạo, cơ hội thăng tiến…nhất là đối với những cán bộ làm công tác tín dụng, thẩm định.
Bốn là, tăng cường công tác quảng bá thương hiệu, tăng cường hoạt động tiếp thị, chăm sóc khách hàng và hậu mãi nhằm tăng cường truyền tải thông tin với công chúng giúp khách hàng cập nhật thông tin về năng lực, uy tín của ngân hàng, hiểu biết cơ bản về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong hoạt động tín dụng, hoạt động CVTD là một xu hướng đang được chú trọng và phát triển, là sân chơi tiềm năng đầy tính cạnh tranh của các NHTM. Tuy nhiên, do CVTD chịu tác động từ nhiều yếu tố bên ngoài như pháp lý, kinh tế xã hội nên thị trường tiềm năng này đi kèm với mức rủi ro khá cao. Điều này đòi hỏi các NHTM phải tìm hiểu về ảnh hưởng từ các tác nhân khách quan cũng như chủ quan đối với hoạt động CVTD để phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả nhất, đồng thời tạo ra giá trị lợi nhuận xứng đáng.
Trên cơ sở lí luận đó, Chương 1 đã khái quát toàn diện về hoạt động CVTD của NHTM, cụ thể là khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, điều kiện cũng như các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng. Đồng thời, chương này đã bước đầu đề ra những bài học, giải pháp để góp phần phát triển và hoàn thiện mảng CVTD đối với Agribank – Chi nhánh Thanh Trì.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH TRÌ