Phân tích thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại Agribank – Chi nhánh Thanh Trì

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thanh trì (Trang 50 - 58)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2. Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại Agribank – Chi nhánh

2.2.2. Phân tích thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại Agribank – Chi nhánh Thanh Trì

2.2.2.1. Theo các tiêu chí định lượng

Dựa vào các công thức tính toán chỉ tiêu định lượng đã trình bày ở chương 1, tác giả đã tổng hợp ra bảng số liệu sau:

Bảng 2.8: Kết quả các chỉ tiêu tăng trưởng cho vay tiêu dùng của Agribank – Chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2019 - 2021

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm

2019

Năm 2020

Năm 2021 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu

dùng

77.5 32.3 10.9

Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng

70.2 35 12.4

Tỷ lệ thu lãi cho vay tiêu dùng 89.1 92.3 90.5

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng 0 0 0

Tỷ lệ thu nhập từ cho vay tiêu dùng/

tổng thu nhập

9.4 23.5 29.6

(Nguồn: Tác giả t tổng hợp)

Nhìn vào bảng số liệu trên, có thể nhận thấy tỷ lệ tăng trưởng nhìn chung trong năm 2019 có sự nhảy vọt, tuy nhiên lại giảm dần trong các năm sau. Cụ thể, năm 2019 tỷ lệ tăng trưởng dư nợ CVTD tăng trưởng 77.5%, một mức tăng trưởng có thể coi là nóng nhất trong quá trình hoạt động của Agribank – Chi nhánh Thanh Trì. Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng cao là một tín hiệu đáng mừng nhưng điều này cũng có nghĩa là rủi ro mà chi nhánh có khả năng gặp phải cũng cao hơn. Đến năm 2020, gặp phải chướng ngại vật từ khủng hoảng kinh tế và đại dịch Covid 19, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ CVTD đã giảm xuống còn 32.3% và tiếp tục giảm chỉ còn 10.9% vào năm 2021. Điều này thể hiện phần nào khó khăn của người dân không tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng.

Bên cạnh đó, tỷ lệ tăng trưởng doanh số CVTD cũng cho thấy kết quả khá tương đồng với tỷ lệ tăng trưởng dư nợ CVTD trong giai đoạn 2019 – 2021.

Năm 2019, doanh số từ hoạt động CVTD cũng có bước tiến lớn với tỷ lệ tăng trưởng đạt 70.2%, chứng tỏ năm 2019 chính sách về tín dụng nói chung và CVTD nói riêng đã có hiệu quả, đồng thời các cán bộ tín dụng cũng tiếp cận được nguồn khách hàng có nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên theo dữ liệu, tỷ lệ này cũng giảm còn 35% vào năm 2020 và giảm tiếp đối với năm 2021 chỉ đạt 12.4%.

Bất chấp những khó khăn mà khủng hoảng kinh tế thế giới và dịch bệnh tràn lan gây ra, tỷ lệ thu lãi CVTD của Agribank – Chi nhánh Thanh Trì luôn giữ ở mức an toàn, trong khoảng 90%. Nhờ các chính sách kịp thời và đường lối lãnh đạo đúng đắn, hầu hết các kế hoạch trả nợ đều theo đúng thời hạn trong Hợp đồng tín dụng thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng. Các cán bộ tín dụng cũng luôn sát sao, đôn đốc khách hàng trả nợ theo đúng tiến độ, đồng thời thường xuyên kiểm tra khả năng trả nợ của khách hàng, ngăn chặn các trường hợp nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ tiềm ẩn khả năng quá hạn. Do đó, tỷ lệ nợ quá hạn tại Agribank – Chi nhánh Thanh Trì giữ ở mức rất thấp và không có trường hợp vay tiêu dùng nào bị quá hạn.

Cuối cùng, tỷ lệ thu nhập từ cho vay tiêu dùng/ tổng thu nhập đã thể hiện rõ nhất sự quan tâm của chi nhánh tới mảng hoạt động CVTD. Tỷ lệ này trong giai đoạn 2019 – 2021 luôn giữ mức tăng trưởng bình ổn, năm 2020 tỷ lệ tăng trưởng là 23.5% so với năm 2019 chỉ đạt mức 9.4% và tiếp tục tăng đạt 29.6%

đối với năm 2021. Như vậy, hiệu quả hoạt động CVTD của chi nhánh ngày càng tăng, chứng tỏ các quy chế, chính sách CVTD đã có hiệu lực, đồng thời chứng minh cách tiếp cận thị trường vay tiêu dùng của chi nhánh đã có những bước đi đúng đắn, cần được tiếp tục phát huy.

2.2.2.2. Theo các tiêu chí định tính

Trên cơ sở pháp lý, Agribank – Chi nhánh Thanh Trì đang thực hiện các hoạt động CVTD theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước nói chung và Agribank nói riêng như sau:

* Nguyên tắc vay vốn:

- Agribank thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng theo nguyên tắc đạt được thỏa thuận giữa Agribank và khách hàng, thỏa thuận này phải phù hợp với quy định của NHNN, phù hợp với những điều luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Khách hàng vay vốn phải cam kết sẽ chấp hành đúng quy chế cho vay và các thỏa thuận với Agribank, bao gồm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với Agribank

* Đối tượng cho vay:

Khách hàng vay vốn tại Agribank bao gồm:

a) Khách hàng là pháp nhân:

- Doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh;

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật hợp tác xã;

- Các tổ chức là pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự;

- Pháp nhân nước ngoài được hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

b) Khách hàng là cá nhân:

Khách hàng là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên và có thời hạn cư trú trên sáu tháng, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật (trong các giao dịch dân sự pháp luật cho phép người dưới 18 tuổi tham gia);

- Cá nhân vay vốn sử dụng vào mục đích riêng;

- Cá nhân vay vốn sử dụng cho mục đích chung trong Hộ gia đình;

- Chủ doanh nghiệp tư nhân vay vốn nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân;

- Cá nhân vay vốn sử dụng vào mục đích chung với cá nhân khác (các thành viên Hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, tổ hợp tác xã hoặc các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân).

* Đi u kiện cho vay:

Agribank xem xét quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

Điều kiện thứ nhất là khách hàng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định. Cụ thể với từng loại hình, khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự bao gồm các loại hình như sau:

- Doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp: Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh;

- Hợp tác xã, liên hợp tác xã theo quy định của Luật hợp tác xã;

- Các tổ chức khác là pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự;

- Pháp nhân nước ngoài được hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Đối với khách hàng là cá nhân, điều kiện liên quan đến năng lực pháp luật

dân sự là có quốc tịch Việt Nam, hoặc có quốc tịch nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên với thời hạn cư trú trên sáu tháng, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật (trong một số giao dịch dân sự cho phép người dưới 18 tuổi tham gia).

Điều kiện thứ hai là khách hàng vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp, đồng thời khách hàng không được thuộc đối tượng không được phép cho vay theo quy định của pháp luật, NHNN và Agribank.

Điều kiện thứ ba là khách hàng phải có phương án sử dụng vốn khả thi thông qua các nội dung sau:

a) Tổng nguồn vốn cần sử dụng, liệt kê chi tiết các loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn cần sử dụng (trong đó có nguồn vốn vay tại Agribank); mục đích sử dụng vốn vay; thời gian sử dụng vốn;

b) Nguồn trả nợ của khách hàng: khách hàng chứng minh được khả năng tài chính để trả nợ, thể hiện qua các tiêu chí cơ bản như:

- Công việc kinh doanh của khách hàng có hiệu quả; có nguồn thu nhập ổn định và hợp pháp để trả nợ.

- Khách hàng không còn nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro ở Agribank và các TCTD khác tại thời điểm thẩm định, quyết định cho vay, trừ trường hợp thuộc đối tượng chính sách theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Trên đây là toàn bộ cơ sở pháp lý và quy chế được trình bày trong các văn bản pháp luật của Chính phủ và NHNN, kết hợp với các quy định cơ bản trong hoạt động cấp tín dụng của Agribank và được Agribank – Chi nhánh Thanh Trì tuân thủ và áp dụng chặt chẽ trong quy trình làm việc của chi nhánh. Như vậy, xét trên chỉ tiêu cơ sở pháp lý, Agribank – Chi nhánh Thanh Trì hoàn toàn thỏa mãn các yếu tố bắt buộc trong quy trình cho vay của chi nhánh.

Bên cạnh đó, Agribank – Chi nhánh Thanh Trì tuân thủ theo hệ thống

cho vay khá chặt chẽ, các bước kiểm soát rõ ràng theo đúng quy chế của hệ thống Agribank. Các quy trình cho vay được thể hiện trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay tại Agribank nơi cho vay

Sơ đồ 2.3: Quy trình tại Agribank nơi vượt quyền phê duyệt

Khi khách hàng đã thỏa mãn các điều kiện cho vay, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành lập hồ sơ cho vay tiêu dùng, trong đó bao gồm Hợp đồng tín dụng,

chính là thỏa thuận vay giữa khách hàng và bên ngân hàng. Agribank - Chi nhánh Thanh Trì đã tuân thủ đúng các nguyên tắc, quy chế cho vay. Bộ hồ sơ vay vốn bao gồm hồ sơ do khách hàng, bên bảo đảm lập và cung cấp; hồ sơ do Agribank lập; hồ sơ do khách hàng, bên bảo đảm và Agribank nơi cho vay cùng lập.

Tùy theo điều kiện vay vốn, phân loại đối tượng khách hàng, loại hình cấp tín dụng, phương thức cho vay, bộ hồ sơ tín dụng do khách hàng và ngân hàng cùng nhau thỏa thuận phải có đầy đủ các mục như sau:

a) Hồ sơ pháp lý khách hàng:

- Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu còn hiệu lực;

- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú (Sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú ...);

- Văn bản ủy quyền của các cá nhân khác cho cá nhân đứng tên vay vốn sử dụng cho mục đích chung bản chính (nếu có);

- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (trường hợp phải đăng ký);

- Hồ sơ thành lập tổ vay vốn, tổ liên kết (đối với trường hợp vay qua tổ);

- Các giấy tờ khác (nếu có).

b) Hồ sơ kinh tế:

Giấy xác nhận thu nhập/Bảng lương/Sổ phụ sao kê tài khoản tiền gửi thanh toán (đối với khách hàng vay được trả lương qua tài khoản); Báo cáo tình hình thu nhập trong thời gian vay vốn;

c) Hồ sơ vay vốn:

- Phương án sử dụng vốn kèm các tài liệu có liên quan đến phương án, dự án hoạt động kinh doanh (quyết định đầu tư, ý kiến về thiết kế cơ sở, báo cáo thẩm định tác động môi trường…);

- Tài liệu do Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) cung cấp tại thời điểm thẩm định, quyết định cho vay, trừ trường hợp không phải áp dụng biện pháp kiểm tra thông tin tín dụng của khách hàng qua CIC đối

với các khoản vay cá nhân đến 500 triệu đồng theo chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ;

- Các hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, các tài liệu, chứng từ, hợp đồng liên quan chứng minh được mục đích sử dụng vốn vay;

- Tài liệu chứng minh nguồn trả nợ của khách hàng;

- Báo cáo đề xuất cho vay, Báo cáo thẩm định lại (nếu có), Báo cáo đề xuất giải ngân/Báo cáo đề xuất giải ngân kiêm giấy nhận nợ;

- Biên bản họp Hội đồng tín dụng (trường hợp phải thông qua quyết định của Hội đồng tín dụng);

- Tờ trình gửi Trung ương (trường hợp cho vay vượt quyền phán quyết);

- Hợp đồng tín dụng/Sổ vay vốn;

- Giấy nhận nợ ( trong trường hợp phải lập giấy nhận nợ);

- Hợp đồng bảo đảm tiền vay và các giấy tờ có liên quan đến thủ tục về bảo đảm tiền vay; các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp theo quy định (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, Hợp đồng bảo hiểm tài sản, Báo cáo tiến độ hình thành tài sản trong trường hợp nhận thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai...);

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thanh trì (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)