CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại
1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại
1.2.3.1. Các nhân tố chủ quan
a) Chủ trương, chính sách và định hướng phát triển của Ngân hàng v cho vay tiêu dùng
Đây là một nhân tố quyết định đến việc phát triển CVTD của ngân hàng.
Để cạnh tranh cùng với các đối thủ khác trên thị trường, mỗi ngân hàng đều có các chủ trương, đường lối phát triển đối với từng giai đoạn khác nhau, được phổ biến bằng các kế hoạch, phương hướng cụ thể, được tiến hành bằng các chương trình hành động có mục tiêu rõ ràng. Khi một ngân hàng đặt ra chiến lược phát triển đối với hoạt động CVTD, ban lãnh đạo cần đề xuất các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, lập các kế hoạch hành động ngắn hạn và dành ra một phần nguồn lực để hiện thực hóa các mục tiêu đó. Nhìn chung, ngân hàng cần ban hành một chính sách tín dụng minh bạch, đảm bảo an toàn nhưng phải hướng tới mục tiêu phục vụ các nhu cầu của khách hàng trong toàn bộ khả năng có thể.
Ví dụ, để hướng tới mục tiêu chăm sóc khách hàng, ngân hàng có thể đề xuất các chính sách ưu đãi dành cho khách hàng trong và sau khi vay, đặc biệt là đối với các khách hàng tiếp tục vay lại sau khi đã trả hết khoản vay trước.
Bên cạnh đó, ngân hàng có thể nghiên cứu và xem xét các quy định về lãi suất và phí tín dụng liệu có cao quá hay thấp quá, có linh hoạt và phù hợp với thu nhập hiện tại của người đi vay hay không; các quy định về thời hạn trả nợ, tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán; đặc biệt là thủ tục vay vốn cũng như các quy trình thẩm định, tạo lập hồ sơ vốn đã tốn rất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, chính sách cho vay cũng cần linh hoạt, thay đổi theo
từng thời kỳ để đảm bảo ngân hàng phản ứng nhanh với diễn biến thị trường, sự biến đổi của nền kinh tế và các quy định của các cơ quan quản lý.
Như vậy, chính sách cho vay đóng một vai trò quyết định, ảnh hưởng lớn tới sự thành công trong việc phát triển hoạt động CVTD dùng của ngân hàng.
b) Quy mô, uy tín, thương hiệu, công nghệ thông tin của ngân hàng
Quy mô của ngân hàng bao gồm các yếu tố như: tổng nguồn vốn, tổng tài sản, tổng dư nợ, lợi nhuận, mạng lưới chi nhánh và đội ngũ nhân sự. Quy mô nguồn vốn, quy mô tài sản lớn cho phép ngân hàng dành ra một khoản vốn cần thiết để đáp ứng nhu cầu của hoạt động CVTD, góp phần tạo điều kiện cho việc tiếp cận và đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Bên cạnh đó, uy tín và hình ảnh thương hiệu của ngân hàng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển hoạt động CVTD đối với các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Đa số người dân thường tin tưởng lựa chọn các ngân hàng lớn, có uy tín và thương hiệu từ lâu.
Yếu tố công nghệ hiện đại cũng là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của ngân hàng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng.
Công nghệ ngày càng hiện đại đã hỗ trợ phần nào cho ngân hàng trong việc phục vụ nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng. Một trong những đặc thù của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là ngân hàng phải giao dịch với số lượng khách hàng rất lớn, tương ứng với việc phải tạo lập một số lượng lớn các hợp đồng cho vay mỗi ngày. Do đó, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại của ngân hàng đã khiến các cán bộ tín dụng tiết kiệm được thời gian công sức, vừa hạn chế tối đa sự nhầm lẫn, sai sót trong quá trình giao dịch với khách hàng.
Ngoài ra, trên cơ sở nguồn thông tin được kết nối trong mạng lưới nội bộ của ngân hàng, các cán bộ tín dụng thực hiện phân tích tín dụng để đánh giá khả năng hiện tại của khách hàng về sử dụng vốn cũng như khả năng
hoàn trả vốn vay cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ tìm kiếm những thông tin cần thiết, từ đó xây dựng lên những tình huống có thể dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng và tiên lượng khả năng kiểm soát của ngân hàng về các rủi ro đó, đồng thời đưa ra các biện pháp dự phòng để hạn chế thiệt hại có thể xảy ra, từ đó làm tiền đề để ra quyết định liệu có chấp thuận khách hàng vay này hay không.
c) Sản phẩm cho vay ti u d ng của ng n hàng và quy tr nh th c hiện sản phẩm Căn cứ vào nhu cầu của các khách hàng cá nhân và hộ gia đình ngày càng đa dạng, cùng với môi trường hoạt động cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng và tổ chức tín dụng, ngân hàng muốn phát triển hoạt động CVTD thì cần thiết kế các sản phẩm tín dụng vừa phong phú vừa sở hữu chất lượng tốt, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng tiềm năng.
Đồng thời, ngân hàng có thể xem xét lại các quy trình, thủ tục trong quá trình cung cấp sản phẩm tín dụng cho khách hàng. Trong hoạt động tín dụng, quy trình cho vay, thẩm định, giải ngân vốn chiếm một thời gian rất lớn. Tuy điều này là cần thiết nhưng đôi khi lại không đáp ứng được nhu cầu vốn cấp thiết của khách hàng. Do đó, việc ngân hàng đưa ra các quy trinh, thủ tục thẩm định, phê duyệt cho vay, quản lý khoản vay… đơn giản, minh bạch sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, qua đó đảm bảo khả năng cạnh tranh tốt hơn và đạt được sự tin tưởng cũng như sự hài lòng của khách hàng.
d) ăng l c, tr nh độ của cán bộ ng n hàng
Đây là một yếu tố quyết định đến sự thành công của công tác phát triển cho vay tiêu dùng. Người quan hệ khách hàng là đối tượng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng về các thủ tục vay vốn, thực hiện thu thập và xử lý thông tin của khách hàng để đưa ra quyết định phê duyệt cho vay, đồng thời cũng là người thực hiện giám sát
tiến độ thu nợ sau khi giải ngân. Do đó, mỗi cán bộ ngân hàng cần phải có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ, khả năng phân tích, đánh giá, có trách nhiệm trong công việc trên cơ sở lựa chọn được những khách hàng có đủ năng lực pháp lý, có đủ năng lực tài chính, có tư cách đạo đức tốt... Nếu có đội ngũ cán bộ tín dụng như vậy, các khoản vay sẽ được kiểm soát một cách hiệu quả, hoạt động CVTD cũng thuận tiện hơn, giảm bớt mối lo ngại về rủi ro tín dụng.
Bên cạnh đó, số lượng cán bộ nhân viên cũng cần được đảm bảo đủ để đáp ứng các yêu cầu phát triển CVTD do số lượng khách hàng nhiều và thị trường rất rộng. Ngân hàng cần tiến hành mở các lớp đào tạo, các khóa học và tranh luận về nghiệp vụ, từ đó xây dựng được đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động cho vay. Đội ngũ cán bộ tín dụng phải có đạo đức tốt, thông thạo chuyên môn và nghiệp vụ, có đầy đủ các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, thương thuyết, chăm sóc khách hàng, có thể xử lý kịp thời các tình huống phát sinh.
Đồng thời, các cán bộ nhân viên cũng cần liên tục bổ sung kiến thức, hiểu biết về pháp luật để có thể vừa thực hiện tốt công việc phát triển cho vay tiêu dùng vừa đảm bảo an toàn của hoạt động cho vay. Đây là nhân tố quyết định trong việc tiếp cận và phát triển thị trường khách hàng đầy tiềm năng, đánh giá, thẩm định các khoản vay, đảm bảo tính an toàn trong hoạt động tín dụng.
1.2.3.2. Các nhân tố khách quan a) Môi trường pháp l
Các chính sách của Nhà nước có tác động to lớn đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêng. Hiện nay, để kích thích tăng trưởng kinh tế, các chính sách của Nhà nước đều hướng tới việc thúc đẩy CVTD, điển hình như các chương trình tín dụng kích cầu tiêu dùng, khuyến khích đầu tư nhằm tạo ra việc làm, thu nhập
cho người lao động, gián tiếp tạo ra môi trường thuận lợi để hoạt động CVTD thuận lợi phát triển.
b) Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế được biểu hiện qua những yếu tố như: tổng thu nhập quốc dân (GDP), tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, kim ngạch ngoại thương, mức thu nhập bình quân đầu người, nợ quốc gia…Những yếu tố này đều có tác động mạnh mẽ tới hoạt động CVTD của ngân hàng.
Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển tốt, lạm phát ở mức hợp lý, người dân sở hữu mức thu nhập ổn định và có nguồn vốn dư dả, họ sẽ sẵn sàng xem xét tới việc vay tiêu dùng để thỏa mãn các nhu cầu phục vụ mục đích cá nhân ở thời điểm hiện tại. Ngược lại khi nền kinh tế trở nên sa sút, thu nhập người dân trở nên thất thường, họ sẽ dành sự ưu tiên cho việc đảm bảo an toàn tài chính cũng như các nhu cầu cơ bản, thiết yếu và sẽ hạn chế vay tiêu dùng để phục vụ các nhu cầu xa xỉ. Có thể thấy thị trường vay tiêu dùng sẽ có chiều hướng phát triển đi lên khi nền kinh tế phát triển ổn định và ngược lại.
c) Môi trường văn hóa - xã hội
Các yếu tố đại diện cho môi trường văn hóa - xã hội có thể kể đến là: tập quán xã hội, bản sắc dân tộc, tâm lý và thói quen tiêu dùng, cơ cấu dân cư, trình độ văn hóa, tâm lý vùng miền, tình hình an ninh - xã hội, đạo đức…
Những yếu tố này ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Ví dụ, một số người dân sẽ có tâm lý và thói quen tiết kiệm, chỉ sử dụng nguồn tiền tiết kiệm để phục vụ các nhu cầu thỏa mãn cá nhân thay vì đi vay ngân hàng. Trong một số vùng nông thôn, người dân vẫn còn tâm lý e ngại chuyện vay vốn ngân hàng.
d) cạnh tranh của các HTM hác
Sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường hiện tại có ảnh hưởng to lớn đến
sự phát triển của hoạt động CVTD. Mức độ cạnh tranh ngày càng cao không chỉ giữa các ngân hàng mà còn có sự tham gia của các tổ chức tín dụng đã buộc các ngân hàng Việt Nam phải nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động thông qua nhiều biện pháp.
Một số NHTM đã đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ hiện đại và đào tạo nguồn nhân lực hùng hậu với chuyên môn cao, kĩ năng giỏi để thiết lập nền móng hạ tầng cần thiết cho sự phát triển các sản phẩm, dịch vụ đa dạng, phục vụ mục đích đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Các ngân hàng có chiến lược, phương hướng tốt, tận dụng được lợi thế cạnh tranh của mình, giữ vững và chiếm lĩnh được thị phần cũng như khách hàng của đối thủ, đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng sẽ thành công trong việc phát triển mảng hoạt động CVTD.