Kết quả cho vay tiêu dùng của Agribank – Chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2019 – 2021

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thanh trì (Trang 45 - 50)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2. Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại Agribank – Chi nhánh

2.2.1. Kết quả cho vay tiêu dùng của Agribank – Chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2019 – 2021

Để hiểu rõ về tình hình phát triển hoạt động CVTD của Agribank – Chi nhánh Thanh Trì, ta có thể phân tích sâu hơn về tình hình tăng trưởng dư nợ, sự biến đổi của thu nhập và doanh số thu được từ hoạt động CVTD cũng như tình hình nợ quá hạn, nợ xấu trong hoạt động CVTD của chi nhánh.

2.2.1.1. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng

Bảng 2.4: Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng của Agribank– Chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2019 – 2021

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Tổng dư nợ 2674.1 100 3300 100 3764 100

Dư nợ cho vay tiêu dùng

867.8 32.45 1148.3 34.79 1274.6 33.86

(Nguồn: Tác giả t tổng hợp) Bảng số liệu về tình hình dư nợ CVTD tại Agribank - Chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2019 – 2021 đã cho thấy sự chuyển biến trong tình hình dư nợ của chi nhánh qua các năm. Đối với Agribank – Chi nhánh Thanh Trì, hoạt động CVTD không được phát triển bằng các chi nhánh nội thành Hà Nội, do đó tỷ trọng dư nợ CVTD không được cao, chiếm khoảng hơn 30% tổng dư nợ. Tuy không cao nhưng đây cũng là mức tỷ trọng tương đối ổn định, phù hợp với đường lối kinh doanh của ban lãnh đạo.

Tại thời điểm năm 2019, dư nợ CVTD đạt 867.8 tỷ đồng chiếm 32.45%

trong tổng dư nợ cho vay tại chi nhánh. Theo báo cáo quyết toán năm 2019, các chỉ tiêu của Agribank - Chi nhánh Thanh Trì đều đạt vượt mức kế hoạch, Agribank - Chi nhánh Thanh Trì cũng trở thành một trong những chi nhánh dẫn đầu về doanh thu trên địa bàn Hà Nội, đồng thời số liệu dư nợ CVTD cho thấy sự khả quan trong hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, vào năm 2021, với một loạt lệnh cấm hoạt động sản xuất kinh doanh của các mặt hàng không thiết yếu, thu nhập của người dân có phần bấp

bênh, dẫn đến sự giảm nhẹ của tỷ trọng dư nợ CVTD trong tổng dư nợ, nhưng quan sát theo hướng tích cực thì dư nợ từ hoạt động CVTD vẫn tăng nhẹ so với số liệu năm 2020.

2.2.1.2. Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng

Để đánh giá khách quan và toàn diện hơn về tình hình hoạt động của Agribank - Chi nhánh Thanh Trì, bên cạnh chỉ tiêu dư nợ ta có thể xem xét đến các chỉ số khác của chi nhánh, điển hình là chỉ số thu nhập từ hoạt động CVTD, được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5: Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng của Agribank – Chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2019 – 2021

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%) Tổng thu nhập

từ hoạt động cho vay

424 100 433.4 100 389 100

Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng

40.1 9.46 102 23.53 115.3 29.64

(Nguồn: Tác giả t tổng hợp) Qua bảng số liệu trên, có thể nhận thấy hoạt động CVTD tại Agribank - Chi nhánh Thanh Trì chiếm tỷ trọng khá thấp, đặc biệt vào năm 2019 tỷ trọng thu nhập từ CVTD chiếm chưa tới 10% thu nhập từ hoạt động cho vay. Thu nhập từ hoạt động CVTD chủ yếu đến từ các khoản vay mua nhà hoặc sửa chữa nhà ở, thường là vay trung hạn và dài hạn. Trên địa bàn huyện Thanh

Trì, Agribank - Chi nhánh Thanh Trì chủ yếu hoạt động nhiều ở mảng cho vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, vẫn chưa tiếp cận được với nguồn dân cư có nhu cầu vay tiêu dùng. Tuy nhiên, vào năm 2020 chúng ta có thể thấy tỉ trọng thu nhập CVTD đã có bước nhảy vọt khá lớn với mức tăng trưởng là 154%, thu nhập từ hoạt động CVTD tăng từ 40.1 tỷ đồng lên 102 tỷ đồng và tiếp tục đạt mức 115.3 tỷ đồng vào năm 2021. Điều này cho thấy phần nào chi nhánh đã coi trọng hơn mảng CVTD và có những bước hành động làm tăng trưởng thị phần trong thị trường vay tiêu dùng.

2.2.1.3. Doanh số cho vay tiêu dùng

Bảng 2.6: Doanh số cho vay tiêu dùng của Agribank – Chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2019 – 2021

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%) Tổng doanh

số cho vay 2852.3 100 3571 100 4061 100

Doanh số cho vay tiêu dùng

890.8 31.23 1203 33.68 1352 33.29

(Nguồn: Tác giả t tổng hợp) Nhìn chung, doanh số CVTD tại Agribank - Chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2019 – 2021 chiếm khoảng hơn 30% tổng doanh số cho vay. Đây là một tỷ trọng tương đối phù hợp và ổn định đối với đường lối kinh doanh và chính sách hành động của chi nhánh.

Năm 2019, doanh số CVTD của chi nhánh đạt 890.8 tỷ đồng, chiếm hơn 31% so với tổng doanh số cho vay. Đến năm 2020, con số này tăng trưởng

35%, đạt mức 1203 tỷ đồng khiến tỷ trọng tăng thêm so với năm 2019.

Năm 2021 theo như dữ liệu, tỷ trọng doanh số CVTD giảm nhẹ một chút so với năm 2020. Điều này xảy do một phần là do hiện tượng tín dụng đen vẫn len lỏi, hoành hành ở các khu vực nông thôn và có xu hướng gia tăng, biến tướng dưới nhiều hình thức. Bên cạnh đó đại dịch Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu vay của người dân. Để cải thiện doanh số cho vay thì trong thời gian tới đội ngũ cán bộ tín dụng cần nỗ lực hơn nữa trong việc tiếp cận với nhu cầu vay vốn của người dân.

2.2.1.4. Nợ quá hạn và nợ xấu của hoạt động cho vay tiêu dùng

Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng của Agribank – Chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2019 – 2021

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Tổng nợ xấu 14.8 100 45.2 100 46 100

Nợ xấu từ cho vay tiêu dùng

2.3 15.54 23.5 51.99 26.1 56.74

(Nguồn: Tác giả t tổng hợp) Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy năm 2020 và 2021 tổng nợ xấu đã tăng vượt bậc so với năm 2019, do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid 19 khiến nguồn thu nhập của khách hàng bị cắt giảm, tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến. Theo dữ liệu đã đưa ra, trong thời gian đinh điểm của dịch bệnh, năm 2020 và 2021, nợ xấu từ hoạt động CVTD chiếm tỷ trọng hơn 50% tổng nợ xấu. Một phần nguyên nhân của điều này là do địa bàn hoạt động của chi nhánh chủ yếu là khu vực nông thôn, thu nhập của người dân chưa ổn định gây khó khăn trong việc thu hồi nợ.

Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ quá hạn của Agribank – Chi nhánh Thanh Trì rất thấp, chiếm chưa tới 1% tổng dư nợ, với mức nợ quá hạn là 746 triệu vào năm 2019, 654 triệu đối với năm 2020 và 85 triệu đối với năm 2021. Các món nợ quá hạn đều là hậu quả sau đợt dịch bệnh, khiến các doanh nghiệp bị đình trệ hoạt động, nguồn vốn không kịp xoay vòng, dẫn đến không đủ khả năng trả nợ. Tuy Nhà nước, Chính phủ và Agribank đã triển khai thực hiện những chính sách riêng để hỗ trợ người dân nhưng ảnh hưởng mà các dịch bệnh này để lại là không hề nhỏ, dẫn đến việc nợ xấu tăng cao.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thanh trì (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)