Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Agribank – Chi nhánh

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thanh trì (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1. Giới thiệu về Agribank - Chi nhánh Thanh Trì

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Agribank – Chi nhánh

2.1.3.1. Kết quả huy động vốn của Agribank – Chi nhánh Thanh Trì

Đối với một ngân hàng thì nguồn vốn là một tiêu chí khá quan trọng, có thể dùng để đo lường mức độ tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, công tác huy động vốn luôn được chú trọng và phát triển.

Bảng số liệu sau sẽ thể hiện phần nào tình hình hoạt động huy động vốn của Agribank – Chi nhánh Thanh Trì trong giai đoạn 2019 – 2021.

Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn huy động của Agribank – Chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2019 - 2021

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2018

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số tiền

Tăng trưởng

(%)

Số tiền

Tăng trưởng

(%)

Số tiền

Tăng trưởng

(%) Tổng nguồn

vốn 5,283.8 5554 5.1 5983.3 7.7 6200 3.6

Nguồn vốn

nội tệ 5,195.0 5529.9 6.4 5960.1 7.8 6181 3.7 Nguồn vốn

ngoại tệ 28.9 24.1 -16.6 23.2 -3.7 19 -18.1

Tiền gửi dân

cư 4,554.8 5185 13.8 5675.3 9.5 5738 1.1

Tiền gửi Tổ

chức kinh tế 669 369 -44.8 308 -16.5 462 50.0 Tiền gửi

không kỳ hạn 462 507.3 9.8 653 28.7 694.3 6.3 Tiền gửi có kỳ

hạn 4761.8 5046.7 6.0 5330.3 5.6 5505.7 3.3 (Nguồn: BCTC Agribank chi nhánh Thanh tr giai đoạn 2019-2021)

Năm 2019 là bắt đầu một giai đoạn mới trong hành trình phát triển của Agribank – Chi nhánh Thanh Trì với sự bùng nổ của dịch bệnh Covid 19 cùng bối cảnh kinh tế thế giới có xu hướng tăng trưởng chậm lại. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn biến khó lường, hay nguy cơ Brexit không có thỏa thuận và bất ổn chính sách gia tăng trên toàn cầu đã khiến các yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng. Nhìn vào bảng thể hiện sự tăng trưởng của nguồn vốn, chúng ta có thể thấy nguồn vốn ngoại tệ duy trì xu hướng giảm qua các năm, đặc biệt giảm 4.8 tỷ đồng vào năm 2019 so với năm 2018 và giảm 4.2 tỷ đồng trong năm 2021. Điều này là do Ngân hàng Nhà nước đã quy định lãi suất huy động ngoại tệ về 0%, khiến lượng vốn ngoại tệ giảm khá mạnh. Ngoài ra, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng giảm gần một nửa theo kết quả cuối năm 2020, được phản ánh là do sự bùng phát dịch Covid 19 nghiêm trọng khiến nhiều công ty, doanh nghiệp phải tạm thời ngừng hoạt động, kinh doanh.

Bất chấp tác động tiêu cực của nền kinh tế, tổng nguồn vốn của toàn chi nhánh vẫn có xu hướng gia tăng đều đặn qua các năm. Nguồn huy động này chủ yếu hình thành từ nguồn vốn của dân cư. Theo số liệu quyết toán năm 2021, nguồn vốn từ cá nhân chiếm hơn 90% tổng nguồn vốn huy động được của toàn chi nhánh. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao và có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Mặc dù sự tăng trưởng của tiền gửi cá nhân có xu thế chững lại từ năm 2019 đến năm 2021 nhưng vẫn giúp chi nhánh hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.

Bên cạnh đó, trong tổng nguồn vốn thì tiền gửi có kỳ hạn, bao gồm tiền gửi tiết kiệm và trái phiếu, chiếm tỷ trọng lớn hơn (chiếm 90% tổng nguồn vốn trong năm 2019 và chiếm hơn 88% tổng nguồn vốn trong năm 2021). Đối mặt với tình hình kinh tế đầy biến động, người dân có xu hướng lựa chọn kênh đầu tư gửi tiết kiệm như giải pháp an toàn nhất để bảo đảm tài sản của

mình không bị mất giá do lạm phát. Agribank – Chi nhánh Thanh Trì cũng đồng thời triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp huy động vốn, tổ chức các đợt huy động vốn từ các nguồn chi trả đền bù trên địa bàn, thực hiện các phong trào thi đua động viên, khen thưởng các cán bộ nhân viên có thành tích huy động xuất sắc trong công tác huy động vốn.

2.1.3.2. Kết quả cho vay của Agribank – Chi nhánh Thanh Trì

Bên cạnh tiêu chí huy động vốn, dư nợ cũng là một trong các chỉ tiêu để đánh giá mức độ tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ của Agribank – Chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2019 - 2021

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2018

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số tiền

Tăng trưởng

(%)

Số tiền

Tăng trưởng

(%)

Số tiền

Tăng trưởng

(%) Tổng dư nợ 1409 2674.1 89.8 3300 23.4 3764 14.1 Dư nợ cá

nhân 748 989 32.2 1102.6 11.5 1229 11.5

Dư nợ pháp

nhân 661 1685 154.9 2197.4 30.4 2535 15.4

Nợ cho vay

ngắn hạn 1068.5 1,719.3 60.9 2052.7 19.4 2215.7 7.9 Nợ cho vay

trung hạn 253.8 785.90 209.7 921.1 17.2 1155.7 25.5 Nợ cho vay

dài hạn 86.7 168.90 94.8 326.2 93.1 392.6 20.4

Nợ xấu 16.1 14.8 -8.1 45.2 205.4 46 1.8

(Nguồn: BCTC Agriban chi nhánh Thanh tr giai đoạn 2019-2021)

Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy tình hình tăng trưởng tổng dư nợ khá khả quan với sự tăng trưởng đột phá vào năm 2019. Tuy nhiên trong các năm sau đó sự tăng trưởng dư nợ có xu hướng chững lại do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19. Điều này đã dẫn đến việc hoạt động tín dụng tăng trưởng chậm lại do nhu cầu vay vốn của khách hàng suy giảm, đồng thời khiến nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro tăng, đặc biệt vào năm 2020 có thể thấy tỷ lệ nợ xấu tăng trưởng 205.4% so với năm 2019. Để khắc phục tình trạng này, Agribank – Chi nhánh Thanh Trì đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh, giữ cho tỷ lệ nợ xấu luôn nằm trong mức kiểm soát. Do đó, tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 1.37% dư nợ trong năm 2020 và chiếm 1.22% dư nợ trong năm 2021, đạt mức kế hoạch đề ra.

Để hiểu rõ hơn tình hình dư nợ của chi nhánh, sau đây là biểu đồ cơ cấu nợ được phân loại theo kì hạn của của Agribank - chi nhánh Thanh Trì trong giai đoạn 2019 – 2021.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nợ cho vay theo kì hạncủa Agribank - chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2019 - 2021

Nhìn vào biểu đồ trên, có thể dễ dàng nhận ra nguồn cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ (60% tổng dư nợ) và nguồn cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Trong giai đoạn 2019 – 2021, nguồn cho vay ngắn

64%

30%

6%

2019

ngắn hạn trung hạn dài hạn

62%

28%

10%

2020

ngắn hạn trung hạn dài hạn

59%

31%

10%

2021

ngắn hạn trung hạn dài hạn

hạn có xu hướng giảm đi trong khi tỷ trọng hai nguồn còn lại tăng lên. Năm 2021, nợ cho vay dài hạn đạt hơn 392 tỷ đồng, hơn gấp đôi so với con số 169 tỷ đồng của năm 2019. Nhìn chung, các nguồn cho vay đều theo xu hướng tăng, chứng minh tín hiệu khả quan trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

2.1.3.3. Kết quả tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thanh Trì

Bảng 2.3: Tình hình thu nhập của Agribank – Chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2019 – 2021

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tổng thu nhập 470 100 477 100 436.2 100

Thu nhập từ

thu lãi cho vay 424 90.2 433.4 90.9 389 89.2 Thu lãi tiền gửi

TCTD 6.5 1.4 7.1 1.5 6.4 1.5

Thu dịch vụ

bảo lãnh 1.1 0.2 3.9 0.8 3.7 0.8

Thu nhập từ

dịch vụ 19.4 4.1 23.5 4.9 26.2 6.0

Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối

0.7 0.2 1.3 0.3 1.6 0.4

Thu nhập khác 18.3 3.9 7.8 1.6 9.3 2.1

Chi phí 363.4 379.4 354.7

Lợi nhuận

trước thuế 106.6 97.6 81.5

(Nguồn: BCTC Agriban chi nhánh Thanh tr giai đoạn 2019-2021)

Do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế giai đoạn dịch bệnh Covid 19 bùng phát mạnh mẽ nhất, thu nhập của Agribank – Chi nhánh Thanh Trì có sự giảm nhẹ vào năm 2021 do quyết định từ trung ương để hỗ trợ người dân như miễn giảm phí chuyển tiền, giảm lãi vay. Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh cũng giảm 8.4% vào năm 2020 so với năm 2019 và giảm thêm 16.5% theo kết quả trong báo cáo tài chính quyết toán năm 2021. Để hạn chế sự suy giảm của lợi nhuận, chi nhánh cũng đã tìm những giải pháp để cắt bớt những chi phí không cần thiết. Từ bảng trên, chúng ta có thể nhận ra thu nhập của chi nhánh chủ yếu đến từ thu lãi cho vay, phần này chiếm khoảng 90% tổng thu nhập mỗi năm. Bên cạnh đó, thu nhập từ hoạt động dịch vụ còn khá thấp, nhưng chi nhánh đã đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, làm tỷ trọng của thu nhập từ dịch vụ trong tổng doanh thu tăng lên khá nhiều khi so sánh con số 26.2 tỷ đồng của năm 2021 với số liệu 19.4 tỷ đồng của năm 2019. Trong khi tình hình huy động vốn thể hiện những tín hiệu vô cùng khả quan, kết quả doanh thu của chi nhánh vẫn chưa đạt mức tăng trưởng theo yêu cầu. Điều này chứng tỏ phần nào hoạt động kinh doanh của chi nhánh còn khá yếu, chưa tương xứng với tiềm năng trên địa bàn. Do đó, chi nhánh cần phát triển thêm về khía cạnh tín dụng để tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng, cụ thể hơn là phát triển thêm về vay tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thanh trì (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)