Các nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. Các nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ

a. Hệ thống pháp luật

Bất kỳ một ngành nghề kinh doanh nào đều có khung pháp lý điều chỉnh đặc biệt với ngành ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc thù được quy định bởi 1 hệ thống luật riêng là luật các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, do đặc thù hệ thống luật pháp Việt nam còn chưa được đồng bộ nên hoạt động kinh doanh ngân hàng vẫn cần tham chiếu các bộ luật liên quan như Bộ luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật tố tụng...và các hệ thống văn bản dưới luật còn hiệu lực. Hoạt động kinh doanh DVNHBL cũng không nằm ngoài các quy định này của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, mặc dù hệ thống pháp luật Việt Nam về cơ bản là tạo điều kiện cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhưng sự thiếu đồng bộ của chúng đôi khi khiến cho hoạt động kinh doanh NHBL lúng túng trong khâu triển khai một chính sách phát triển mới. Đặc biệt, DVNHBL ngày nay có nhiều lĩnh vực kinh doanh mới dựa trên hạ tầng khoa học công nghệ thông tin trong khi pháp luật chưa có đủ hành lang

pháp lý điều chỉnh. Điều này gây khó cho các ngân hàng và làm chậm tiến độ triển khai một chính sách, một quy trình hay sản phẩm mới. Đi cùng với nó, kinh doanh công nghệ mới cũng tiềm ẩn không ít rủi ro mà chính các ngân hàng cũng rất lúng túng khi mà tội phạm công nghệ ngày càng tinh vi và đang thiếu luật tham chiếu về các hành vi tội phạm này.

b. Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước

Nhà nước định hướng và điều hành nền kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu đã được đề ra trong từng giai đoạn nhất định, thông qua chính sách kinh tế vĩ mô. Các chính sách vĩ mô ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại trong đó có hoạt động kinh doanh DVNHBL.

- Chính sách thuế và hệ thống các quy định về thuế ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, chính sách thuế còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái kinh doanh của nền kinh tế trong đó có các khách hàng bán lẻ. Chính sách thuế tạo điều kiện hỗ trợ thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng giúp thị trường sôi động, phát triển. Hoạt động kinh doanh DVNHBL từ đó cũng phát triển theo.

- Chính sách tiền tệ và các công cụ của chính sách tiền tệ như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, hạn mức tín dụng,… là những nhân tố có tác động lớn đến việc định hướng điều chỉnh hoạt động của hệ thống ngân hàng. Một chính sách tiền tệ phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và DVNH bán lẻ nói riêng và ngược lại.

- Các yếu tố văn hóa xã hội như tập quán, thói quen, thị hiếu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh DVNHBL. Một ngân hàng nếu không tìm hiểu và nắm rõ các yếu tố này trong khi thiết kế và cung ứng sản phẩm dịch vụ thì sẽ gặp nhiều trở ngại và diễn biến bất ngờ, khó lường. Các nhân tố như thu nhập, nghề nghiệp, độ tuổi cũng là các yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bán lẻ của ngân hàng thương mại.

c. Môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại

Môi trường kinh doanh cạnh tranh là kết quả tất yếu của một chính sách hỗ trợ kinh doanh của chính sách vĩ mô. Khi được tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi, các ngân hàng đều tích cực tham gia thị trường, tạo thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Từ môi trường cạnh tranh ấy, các ngân hàng phải nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến sản phẩm, giá cả hợp lý. Cạnh tranh vừa là thách thức vừa là cơ hội để các ngân hàng nâng cao năng lực và sức mạnh thương hi ệu của mình, tiến gần tới các chuẩn mực quốc tế.

1.3.2 Nhân tố chủ quan

a. Tầm nhìn của Ban lãnh đạo ngân hàng

Ban lãnh đạo của một ngân hàng là những người xây dựng định hướng, chính sách phát triển đối với một ngân hàng thương mại. Tầm nhìn của ban lãnh đạo sẽ định hình nên một mô hình kinh doanh cụ thể đối với một ngân hàng thương mại.

Với hoạt động kinh doanh DVNHBL, ban lãnh đạo từ cấp TW sẽ chỉ ra các định hướng chung cho hoạt động bán lẻ của toàn hệ thống. Ở chi nhánh, ban lãnh đạo cấp chi nhánh có tầm nhìn giúp nắm bắt cơ hội kinh doanh, đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình. Từ đó, các bộ phận chuyên môn biết được những nhiệm vụ cụ thể mà mình cần làm để đạt được mục tiêu chung của chi nhánh.

b. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực

- Cơ cấu tổ chức cho mô hình kinh doanh bán lẻ khác so với cơ cấu tổ chức áp dụng cho mô hình kinh doanh bán buôn do hoạt động bán lẻ có những đặc thù riêng. Nếu cơ cấu tổ chức bộ máy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để hoạt động bán lẻ phát triển thuận lợi và ngược lại. Đối với một ngân hàng chuyên về bán lẻ thì mô hình có sự nhất quán từ trên xuống dưới. Đối với một ngân hàng hoạt động song hành cả hai tay thì mô hình tổ chức cần được xây dựng riêng cho hai khối kinh doanh. Thường thì mô hình tổ chức của một ngân hàng được quy định thống nhất cho toàn hệ thống. Vì vậy chi nhánh chỉ cần xác định đúng định hướng riêng của chi nhánh mình và áp dụng mô hình phù hợp.

- Về nguồn nhân lực: Nhân lực cho bán lẻ cũng có những đặc thù riêng

như số lượng đông, chất lượng phù hợp với từng mảng kinh doanh. Đặc biệt, để làm nên sự khác biệt giữa các ngân hàng thì các nhân viên bán lẻ cần được đào tạo cả về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức và các kỹ năng phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo.

c. Cơ sở vật chất và hạ tầng khoa học công nghệ

Như đã phân tích từ đầu luận văn, yếu tố hạ tầng khoa học công nghệ cũng như cơ sở vật chất là yếu tố nền tảng cho hoạt động phát triển ngân hàng bán lẻ. Các yếu tố này vừa giúp tạo ra hình ảnh về một ngân hàng chuyên nghiệp, vừa góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm mà mình cung ứng tới khách hàng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, việc đầu tư vào khoa học công nghệ là điều không thể thiếu để một ngân hàng tồn tại và phát triển DVNHBL. Nhờ việc nâng cao hạ tầng khoa học công nghệ, một ngân hàng còn có thể cắt giảm chi phí hoạt động trong dài hạn khi mà một hệ thống hạ tầng công nghệ có thể đáp ứng một lượng lớn các giao dịch trong tương lai. Hệ thống kiểm soát được hỗ trợ bằng công nghệ giúp giảm thiểu rủi ro và nâng cao độ chính xác của giao dịch.

d. Uy tín thương hiệu

Uy tín thương hiệu là yếu tố không phải tự dưng mà có được. Một ngân hàng cần có thời gian và bằng những việc làm cụ thể, thiết thực mới tạo dựng được uy tín thương hiệu của riêng mình. Khi đã xây dựng được một thương hiệu uy tín rồi thì nó lại có hiệu ứng tích cực trở lại đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ. Tuy nhiên, việc xây dựng phải luôn đi kèm với việc gìn giữ và phát triển giá trị thương hiệu của mình bởi chỉ một sơ suất nhỏ của một cá nhân trong ngân hàng cũng có thể gây ra rủi ro thiệt hại uy tín cho ngân hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG I

Trong chương 1, luận văn đã hệ thống một cách khái quát nhất các vấn đề lý luận về DNHHBL và phát triển DVNHBL. Các vấn đề từ khái niệm, đặc điểm, điều kiện triển khai của DVNHBL đến các vấn đề về phát triển DVNHBL như khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DVNH bán lẻ . Các khái niệm và các vấn đề lý luận cơ bản này sẽ tạo tiền đề cho việc nghiên cứu các vấn đề mang tính thực tiễn trong hoạt động kinh doanh tại đơn vị nghiên cứu tại chương II.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)