CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH VĨNH PHÚC (VIETCOMBANK VĨNH PHÚC) GIAI ĐOẠN 2018-2020
2.1. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của Vietcombank Vĩnh Phúc
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank Vĩnh Phúc giai đoạn 2018 -
a. Huy động vốn
Bảng 2.2. Kết quả huy động vốn 3 năm 2018 - 2020
Đơn vị: tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2020/2018
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
+/- %
I. Tổng số dư
huy động vốn 8.346 100
8.872 100
9.344 100 998 11.96 Huy động vốn
DN bán buôn 5.977 71.62
6.838 77.08
6.862 73.44 885 14.81 Huy động vốn
bán lẻ 1.751 20.98
2.034 22.92
2.482 26.56 731 41.74
Khác 618 7.4 0 0 0 0 (618)
II. Tỷ trọng nguồn vốn KKH bình quân (%)
44,8 38,3 39,1
(5.7)
III. Huy động
vốn bình quân 6.580 7.962 7.254 674 10.24
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank Vĩnh Phúc các năm 2018 -2020 Kết quả kinh doanh huy động vốn của Vietcombank Vĩnh phúc có sự tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2020 tăng 998 tỷ tương ứng 11.96% cho thấy các chính sách huy động vốn của chi nhánh phát huy hiệu quả, giúp thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi của nền kinh tế. Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Phúc luôn ý thức được
tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nên tại bất kỳ thời điểm nào cũng luôn chú trọng đến việc phát triển nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động bình quân của toàn chi nhánh cũng có sự tăng trưởng.
Năm 2020 tăng 674 tỷ so với năm 2018 tương ứng 10.24 tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chậm hơn tốc độ tăng trưởng của số cuối kỳ cho thấy nguồn vốn đang có xu hướng chưa đi vào thực chất. Số bình quân mới là số đem lại hiệu quả kinh doanh thực sự cho chi nhánh.
Tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn bình quân lại sụt giảm qua 3 năm từ 44.8% xuống 39.1% lại là một dấu hiệu cho thấy hoạt động huy động vốn chưa thu hút tốt nguồn vốn giá rẻ đem lại hiệu quả kinh doanh. Điều này là kết quả của việc lãi suất không kỳ hạn xuống thấp qua các năm cộng với việc điều chỉnh phí dịch vụ tài khoản cá nhân từ tháng 3 năm 2018 dẫn tới việc di chuyển dòng vốn trên tài khoản thanh toán sang các ngân hàng cạnh tranh với Vietcombank bằng việc miễn phí dịch vụ tài khoản.
Hoạt động huy động vốn của Vietcombank Vĩnh Phúc nhìn chung có sự tăng trưởng nhưng cơ cấu nguồn vốn vẫn cần có những điều chỉnh nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh thực sự cho chi nhánh. Cơ cấu nguồn vốn cần dịch chuyển vào các nguồn vốn giá rẻ như số dư tài khoản thanh toán, các nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng. Số dư huy động vốn cũng cần tập trung khuyến khích số dư bình quân thay cho số dư cuối kỳ chỉ mang tính kỹ thuật mà không đem lại hiệu quả kinh doanh.
b. Hoạt động tín dụng
Bảng 2.3. Hoạt động tín dụng 3 năm 2018 -2020
Đơn vị: tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2020/2018
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
+/- %
Tổng dư nợ (Tỷ đồng) 7.764 100 7.651 100 9.060 100 1296 16.69 I. Dư nợ DN bán buôn 3.647 46.97 2.630 34.37 3.023 33.37 (624) (17.11)
Trong đó: FDI 1.537 42.14 706 26.84 1.027 33.97 (510) (33.18)
DDI 2110 57.86 1924 73.16 1996 66.03 (114) (5.40)
II. Dư nợ bán lẻ 4.117 53.03 5.021 65.63 6.037 66.63 1920 46.64
SME 882 21.42 996 19.84 1.000 16.56 118 7.47
Dư nợ thể nhân 3.235 78.58 3.995 80.16 5.037 83.44 1802 55.70 Tỷ lệ TD tại PGD/Tổng TD 28,3% 33,5% 34,4%
Tỷ lệ TD tại PGD/TD BL 53,3% 51,1% 51,6%
Bảo lãnh 214,9 308,2 262
Dư nợ bình quân 7.117 7.771 7.969 852 11.97
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank Vĩnh Phúc các năm 2018 -2020 Dư nợ cấp tín dụng của Vietcombank Vĩnh phúc có sự sụt giảm nhẹ trong năm 2019 nhưng đã khôi phục mạnh mẽ trong năm 2020. Năm 2019 có sự sụt giảm 113 tỷ chủ yếu đến từ lĩnh vực bán buôn trong đó dư nợ khối FDI giảm 831 tỷ, khối DDI giảm 186 tỷ trong khi khối bán lẻ tăng 904 tỷ. Năm 2020 là một năm mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nửa đầu năm nhưng chi nhánh đã phục hồi mạnh mẽ và tăng cường cung ứng vốn ra thị trường vào cuối năm 2020. Kết quả dư nợ tín dụng năm 2020 tăng trưởng 1409 tỷ so với năm 2019 tương đương 18.42% cao hơn mức tăng toàn ngành là 10.14%. Dư nợ bình quân cũng đạt mức tăng trưởng đều qua 3 năm nhưng với tốc độ thấp hơn số dư nợ cuối kỳ.
Về cơ cấu dư nợ tín dụng, dư nợ bán buôn có sự sụt giảm ở cả hai khối FDI và DDI. Khối bán buôn giảm mạnh trong năm 2019 do chi nhánh không tìm được các dự án tốt để đầu tư trong khi năm 2019 lại là năm mà chi nhánh phát sinh một khách hàng FDI nợ xấu phải trích lập dự phòng 130 tỷ đồng. Trong khi đó, dư nợ bán lẻ có sự tăng trưởng đều qua hai năm. Năm 2020, dư nợ bán lẻ tăng 1920 tỷ tương đương 46.64% so với năm 2018. Xu hướng và tốc độ tăng trưởng bán lẻ là phù hơp với định hướng từ trụ sở chính. Việc tăng trưởng nghiêng về tín dụng bán lẻ cho thấy chi nhánh đang phát triển theo hướng chuyển dịch từ chi nhánh đa năng sang chi nhánh bán lẻ.
c. Kết quả kinh doanh
Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh 3 năm 2018 - 2020
Đơn vị tính: tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2020/2018 Số
tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
+/- %
Thu nhập từ lãi 284,10 88.59 340,10 88.59 329,7 86.51 45.6 16.05 - Thu từ hoạt
động TD 112,20 126,4 183,3 71.1 63.37
-Thu từ huy động
vốn 155 203,6 134,8 (20.2) (13.03)
VOF 1,9 0.49 11,6 3.04 11.6
Thu nhập từ
dịch vụ 36,3 11.32 42,7 11.12 50,9 13.36 14.6 40.22 Thu nhập nhập
từ HĐ khác 0,3 0.94 1,1 0.29 0,5 0.13 0.2 66.67 Tổng thu nhập
từ HĐKD 320,7 100 383,9 100 381,1 100 60.40 18.83 Chi hoạt động
quản lý (58,2) (56,5) (53,5) (4.7) 0.81
Lợi nhuận
HĐKD trước DP 262,4 327,5 327,6 35.2 24.85
Lợi nhuận
HĐKD sau DP 255,6 262,1 245,5 (10.1)
Thu nợ xử lý 8,0 11,8 9,1 1.1
Lợi nhuận trước
thuế 263,6 274,0 254,6 (9) 3.41
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank Vĩnh Phúc các năm 2018 -2020 Lợi nhuận trước thuế của Vietcombank chi nhánh Vĩnh Phúc có sự biến động qua 3 năm, tăng 11 tỷ vào năm 2019 so với năm 2018 nhưng giảm 19.4 tỷ năm 2020 so với năm 2019. Đi sâu phân tích nguyên nhân của sự sụt giảm này, thu nhập từ lãi đều tăng do tăng trưởng quy mô nguồn vốn và dư nợ. Trong đó thu từ lãi nghiêng về hoạt động cho vay một phần so sụt giảm nguồn huy động, kế đến là do lãi suất FTP liên tục giảm nhằm khuyến khích đẩy vốn ra trong khi nguồn huy động dư thừa. Thu nhập từ dịch vụ, thu từ hoạt động khác đều tăng trong 2 năm 2019 và 2020, chi hoạt động quản lý giảm dẫn tới thu nhập trước dự phòng đều tăng khá.
Nguyên nhân của việc giảm lợi nhuận đến từ việc trích lập dự phòng trong 2 năm 2019 và 2020 tương ứng là 65.4 và 82.1 tỷ (130 tỷ từ 1 khách hàng FDI bán buôn chuyển nợ xấu được phân bổ trích lập trong 2 năm).
Nhìn chung, kết quả kinh doanh của Vietcombank chi nhánh Vĩnh Phúc đạt ở mức khá và nằm trong nhóm các chi nhánh có hiệu quả trên 200 tỷ. Một điều kiện quan trọng giúp chi nhánh vẫn giữ được là một chi nhánh hạng I trong hệ thống Vietcombank.
2.2. Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Vietcombank Vĩnh Phúc giai đoạn 2018 – 2020