CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH VĨNH PHÚC (VIETCOMBANK VĨNH PHÚC) GIAI ĐOẠN 2018-2020
2.1. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của Vietcombank Vĩnh Phúc
2.2.1 Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Vietcombank Vĩnh phúc
Là một chi nhánh ngân hàng quốc doanh được thành lập trên địa bàn muộn hơn so với các chi nhánh ngân hàng lớn khác như chi nhánh Vietinbank, Agribank, BIDV nên việc chiếm lĩnh thị phần của Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Phúc gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với lợi thế của một ngân hàng thương mại có bề dày uy tín, có tác phong chuyên nghiệp cũng như một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và có trình độ cao nên Vietcombank Vĩnh Phúc đã nhanh chóng ghi được dấu ấn và hình ảnh trong mắt khách hàng. Vietcombank Vĩnh Phúc hiện nay sau 15 năm thành lập đã trở thành một chi nhánh ngân hàng luôn nằm trong top đầu theo các báo cáo của Ngân hàng nhà nước Vĩnh Phúc.
Đối với hoạt động kinh doanh DVNHBL, Vietcombank Vĩnh Phúc đạt được những bước tiến quan trọng trong hoạt động kinh doanh cũng như quá trình chuyển đổi từ một ngân hàng thế mạnh bán buôn sang một ngân hàng đi đều hai tay và hiện nay là một chi nhánh định hướng bán lẻ. Hoạt động bán lẻ thời kỳ đầu (từ năm 2006 đến 2013 của Vietcombank Vĩnh Phúc chưa thực sự rõ nét và chưa nhận được sự quan tâm, chú trọng từ ban giám đốc chi nhánh. Điều này cũng xuất phát từ quan điểm và định hướng kinh doanh mang tính toàn hệ thống. Vào thời điểm đó, Vietcombank vẫn được biết đến là ngân hàng bán buôn với các thế mạnh là tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ, tài trợ dự án. Hoạt động bán lẻ của Vietcombank
dường như chỉ được biết đến với vai trò là tổ chức hiệp hội thẻ và đi đầu về thị phần và phát triển các sản phẩm thẻ. Năm 2013 là năm đánh dấu sự chuyển mình trong việc chuyển dịch cơ cấu của Vietcombank cũng như của chi nhánh Vĩnh Phúc với việc chuyển đổi mô hình bán bằng cách tách khối bán lẻ ra khỏi khối bán buôn đối với các chi nhánh đã đủ quy mô và xây dựng các hệ thống chính sách, sản phẩm đặc thù cho khách hàng bán lẻ. Chi nhánh Vĩnh Phúc khi ấy thành lập phòng Khách hàng thể nhân với việc tách bộ phận tín dụng thể nhân từ phòng tín dụng cũ và ghép với bộ phận kinh doanh thẻ thuộc phòng kinh doanh dịch vụ. Hoạt động bán lẻ lần đầu tiên được chú trọng với việc giao phòng khách hàng thể nhân là đầu mối triển khai các sản phẩm bán lẻ của chi nhánh. Dần dần, mô hình bán lẻ được nâng cấp, chuyển đổi để hoàn thiện hơn với việc thành lập phòng khách hàng bán lẻ với việc trả lại mảng kinh doanh dịch vụ thẻ (chủ yếu là bộ phận hỗ trợ kinh doanh) về phòng KDDV, sáp nhập thêm bộ phận khách hàng SMEs từ phòng Khách hàng doanh nghiệp. Từ đây thì hoạt động kinh doanh bán lẻ có đầy đủ điều kiện thuận lợi để phát triển cả về nhân lực, vật lực và chính sách hỗ trợ.
Hoạt động bán lẻ của chi nhánh Vĩnh Phúc từ năm 2013 đến nay đạt được một số thành tựu đáng khích lệ như: Giải chi nhánh toàn diện về bán lẻ năm 2013, Giải tín dụng thể nhân năm 2017 và rất nhiều giải cá nhân, tập thể trong các cuộc thi đua bán sản phẩm bán lẻ do Hội sở chính tổ chức hàng năm.
Các hoạt động kinh doanh bán lẻ được Vietcombank chi nhánh Vĩnh phúc triển khai cung ứng cho khách hàng có mặt đầy đủ trên các lĩnh vực kinh doanh ngân hàng bán lẻ do trụ sở chính ban hành. Các sản phẩm đó bao gồm: huy động vốn bán lẻ; tín dụng bán lẻ; hoạt động thanh toán, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử và các dịch vụ khác (kiều hối, bảo lãnh, đại lý bảo hiểm…).
Kết quả kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Vietcombank chi nhánh Vĩnh phúc được tổng hợp theo từng mảng kinh doanh như sau:
a. Huy động vốn bán lẻ
Bảng 2.5. Số dư huy động vốn bán lẻ 3 năm
Đơn vị: tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019
+/- % +/- %
Tổng HĐV bán lẻ 1751 2034 2482 283 16.16 448 22.03 Trong đó: Có kỳ hạn 1314 1587 1985 671 51.07 398 25.08
Không kỳ hạn 437 447 497 10 2.29 50 11.19
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank Vĩnh Phúc các năm 2018 -2020 Huy động vốn bán lẻ của Vietcombank Vĩnh Phúc nói chung có sự tăng trưởng đều qua các năm. Trong 3 năm nguồn huy động vốn bán lẻ đạt từ 1751 tỷ lên 2482 tỷ, tăng tương ứng 731 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng mỗi năm dao động từ 16 đến 22% là một mức tăng trưởng khá nhưng chưa có đột biến. Mức hoàn thành kế hoạch huy động vốn bán lẻ các năm 2018, 2019, 2020 lần lượt là 85%, 92%, 101%.
Huy động vốn bán lẻ của Vietcombank Vĩnh Phúc nhìn chung có xu hướng phát triển dần qua các năm tuy chưa đạt được các thành tích tốt so với mặt bằng chung của khu vực. Nguyên nhân trực tiếp là do các sản phẩm huy động vốn bán lẻ đặc biệt là huy động dân cư của Vietcombank chưa có sức cạnh tranh trên địa bàn. Mặt bằng lãi suất thấp và các chương trình khuyến mại chưa thực sự hấp dẫn. Một chỉ tiêu quan trọng nữa để đánh giá chất lượng nguồn vốn bán lẻ là tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn trong tổng nguồn vốn. Đây là một chỉ tiêu nhằm đánh giá việc chi nhánh có hay không một nguồn vốn giá rẻ dồi dào giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để có thể thấy rõ hơn tốc độ tăng trưởng và tương quan tỷ lệ giữa hai nguồn vốn có kỳ hạn và không kỳ hạn của Vietcombank Vĩnh Phúc qua 3 năm, Biểu cơ cấu huy động vốn bán lẻ theo tỷ trọng nguồn không kỳ hạn và có kỳ hạn 3 năm 2018 - 2020 sẽ thể hiện rõ nét hơn.
Biểu 2.1. Cơ cấu huy động vốn bán lẻ 3 năm 2018 - 2020
0 500 1000 1500 2000
2018 2019 2020
Có kỳ hạn Không kỳ hạn
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank Vĩnh Phúc các năm 2018 -2020 Biểu đồ trên đã chỉ ra rằng, tỷ trọng huy động vốn không kỳ hạn của Vietcombank Vĩnh Phúc tăng không đáng kể qua 3 năm. Việc tăng trưởng huy động vốn chủ yếu tập trung ở nguồn có kỳ hạn bao gồm nguồn tiết kiệm dân cư là chính và nguồn có kỳ hạn SMEs.
Về thị phần huy động vốn bán lẻ, luận văn phân tích thêm số liệu về thị phần nguồn vốn tiết kiệm dân cư trên địa bàn các tổ chức tài chính tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Biểu 2.2. Thị phần huy động vốn dân cư năm 2020
13.66%
7.65%
7.32%
6.36%
6.02%
5.37%
4.59% 5%
3.73%
40.3%
NHNo Vĩnh Phúc NHCT Vĩnh Phúc NHĐT Vĩnh Phúc NHCT Phúc Yên Quỹ TDND NHĐT Phúc Yên NHCT Bình Xuyen NH SHB Vietcombank VP Các NH còn lại
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động NHNN tỉnh Vĩnh Phúc
Địa bàn Vĩnh Phúc hiện có 30 tổ chức tín dụng hoạt động. Với số liệu số dư tiền gửi dân cư tại báo cáo tình hình hoạt động các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời điểm 31/12/2020, Vietcombank Vĩnh Phúc hiện đứng thứ 9/30 về số dư huy động vốn dân cư. Số dư huy động dân cư thời điểm 31/12/2020 đạt 2063.63 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3.73% thị phần của toàn địa bàn (số dư toàn địa bàn đạt 55.253 tỷ đồng). Có thể thấy khi so sánh về lợi thế cạnh tranh và quy mô tổng tài sản thì Vietcombank Vĩnh Phúc có vị thế tương đương với các ngân hàng NHNo Vĩnh Phúc, NHCT Vĩnh Phúc, NHĐT Vĩnh Phúc và một số chi nhánh cấp 1 của họ trên địa bàn nhưng số dư huy động vốn dân cư lại khiêm tốn hơn. Với tỷ trọng 3.73%, huy động vốn dân cư của Vietcombank Vĩnh Phúc chỉ đứng trên số các ngân hàng TMCP nhỏ, Vietcombank chi nhánh Phúc Yên và NH chính sách xã hội Vĩnh Phúc, Quỹ tín dụng Vĩnh Phúc (Tổng số 21 ngân hàng nhỏ này chiếm tỷ trọng 40.3%). Như vậy, có thể khẳng định thị phần huy động vốn dân cư vốn là trọng yếu trong huy động vốn bán lẻ của Vietcombank Vĩnh Phúc còn khá nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng.
b. Tín dụng bán lẻ
Bảng 2.6. Dư nợ tín dụng bán lẻ 3 năm 2018 - 2020
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020
2018/2017 2019/2018 2020/2019
+/- % +/- % +/- %
Tổng dư nợ bán lẻ
3651 4117 5021 6037 466 12.76 904 21.96 1016 20.24
Dư nợ
SMEs 852 882 996 1000 30 3.52 114 12.93 4 0.4 Dư nợ
thể nhân 2799 3235 3995 5037 436 15.58 760 23.49 1042 26.08 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank Vĩnh Phúc các năm 2018 -2020
Dư nợ bán lẻ nhìn chung có sự tăng trưởng đều qua 3 năm 2018 - 2020 với mức tăng trưởng 20 - 21% và cao hơn so với trung bình chung của toàn hệ thống.
Vietcombank Vĩnh Phúc đều hoàn thành và vượt kế hoạch đối với tín dụng thể nhân trong các năm gần đây. Có được kết quả trên, có thể nói rằng hoạt động cho vay bán lẻ từ khi chuyển đổi mô hình bán lẻ vào năm 2013 đến nay đều dành được sự quan tâm, tạo điều kiện phát triển với các cơ chế, chính sách tốt từ hội sở chính đến ban lãnh đạo chi nhánh. Bên cạnh đó, địa bàn Vĩnh Phúc cũng là một địa bàn có hoạt động buôn bán kinh doanh sôi động với các làng nghề nổi tiếng cả nước như thị trấn Thổ Tang tại huyện Vĩnh Tường với các đầu mối buôn bán đi khắp cả nước, Thị trấn Yên Lạc (Minh Tân) của huyện Yên Lạc với làng nghề gỗ nổi tiếng, làng nghề gỗ Thanh Lãng huyện Bình Xuyên… Vietcombank Vĩnh Phúc đã rất sớm có các phòng giao dịch tại các địa bàn năng động này. Hiện tại, dư nợ tại 2 phòng giao dịch Thổ Tang và Yên Lạc đều đạt bình quân trên 1000 tỷ đồng.
12.76%
21.96% 20.24%
3.52%
12.93%
0.40%
15.58%
23.49% 26.08%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tốc độ tăng trưởng dư nợ bán lẻ giai đoạn 2018 - 2020 (%)
Tốc độ phát triển tổng dư nợ Tốc độ phát triển SMEs Tốc độ phát triển dư nợ thể nhân
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank Vĩnh Phúc các năm 2018 -2020 Xét về tốc độ tăng trưởng qua 3 năm, tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ bán
lẻ nhìn chung là tăng đều. Trong đó kể đến sự đóng góp chủ yếu của sự tăng trưởng bứt phá của tín dụng thể nhân. Trong khi đó, tín dụng SMEs có sự sụt giảm về tốc độ tăng trưởng.
Biểu 2.3. Thị phần tín dụng bán lẻ các TCTD địa bàn năm 2020
11%
10%
9%
7%8%
5% 6%
5%
39%
NHNo Vĩnh Phúc Vietcombank VP NHCT Vĩnh Phúc NHĐT Vĩnh Phúc NHNo Vĩnh Phúc II NHCT Bình Xuyên NHĐT Phúc Yên NHCT Phúc Yên Các NH còn lại
Nguồn: Báo cáo Ngân hàng nhà nước năm 2020
Thị phần tín dụng của Vietcombank Vĩnh Phúc đứng thứ 2 trong địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt 6.037 tỷ/61.638 tỷ đồng. So với huy động vốn bán lẻ, thị phần tín dụng bán lẻ của Vietcombank Vĩnh Phúc tốt hơn rất nhiều và có thể nói là chiếm thị phần chiếm lĩnh trên địa bàn. Điều này cũng đã thấy rõ khi phân tích tốc độ tăng trưởng của tín dụng bán lẻ. Có được vị thế như vậy cũng là nhờ các sản phẩm tín dụng bán lẻ của Vietcombank có lãi suất rất cạnh tranh trên địa bàn, cộng với việc quy trình tác nghiệp nhanh gọn, đội ngũ cán bộ trẻ năng động, nhiệt tình. Vì thế, Vietcombank Vĩnh Phúc đã nhanh chóng thu hút được các khách hàng phân khúc khách hàng kinh doanh lớn và vừa tại các địa bàn từ sôi động như Thị trấn Thổ Tang (huyện Vĩnh Tường), Thị trấn Yên Lạc (huyện Yên Lạc), xã Tề Lỗ (huyện Yên Lạc) đến các huyện lỵ, xã phường trên toàn tỉnh.
c. Dịch vụ thẻ
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ bao gồm 5 chỉ tiêu:
phát hành thẻ tín dụng quốc tế, phát hành thẻ ghi nợ quốc tế, phát triển đơn vị chấp nhận thẻ, doanh số thanh toán thẻ, doanh số sử dụng thẻ (Chỉ tiêu phát hành thẻ ghi
nợ nội địa trong nhiều năm gần đây không đưa vào là một chỉ tiêu kinh doanh do chuyển trọng tâm sang các sản phẩm thẻ quốc tế). Trong đó, 3 chỉ tiêu phát hành thẻ tín dụng quốc tế, phát hành thẻ ghi nợ quốc tế và phát triển đơn vị chấp nhận thẻ được gọi là các chỉ tiêu số lượng khách hàng. Các chỉ tiêu doanh số sử dụng thẻ phản ánh doanh số sử dụng thực sự của tất cả các thẻ do Vietcombank phát hành và chỉ tiêu doanh số thanh toán thẻ phản ánh doanh số sử dụng thực của tất cả các đơn vị chấp nhận thẻ của Vietcombank được dùng để đánh hiệu quả mà hoạt động kinh doanh thẻ mang lại.
Biểu 2.4. Tăng trưởng 3 năm của nhóm các chỉ tiêu số lượng thẻ
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm của Vietcombank Vĩnh Phúc
Số lượng thẻ tín dụng phát hành có sự tăng trưởng qua 3 năm. Trong đó tăng đột biến vào giai đoạn 2018 sang 2019 (tăng trưởng 253% từ 290 thẻ lên 1026 thẻ) do có sự dịch chuyển định hướng kinh doanh thẻ từ các sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa sang các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. Số lượng thẻ ghi nợ quốc tế có sự sụt giảm nhẹ vào năm 2019 so với 2018 do thời kỳ này, sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế ghi nhận một số lỗi tron giao dịch thanh toán dẫn đến sức cạnh tranh của sản phẩm này đi xuống. Năm 2020 sau khi khắc phục được các điểm yếu của sản phẩm này, cùng với việc xây dựng các chương
trình thúc bán và giữ chân khách hàng, hoạt động kinh doanh các sản phẩm thẻ ghi nợ của Vietcombank nói chung và chi nhánh Vĩnh Phúc nói riêng đã có tăng trưởng mạnh. Kết quả năm 2020, Vietcombank Vĩnh Phúc phát hành đạt 1725 thẻ, tăng trưởng 250% so với năm 2019 song vẫn chưa đạt kế hoạch trung ương giao (80%).
Bảng 2.7. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh dịch vụ thẻ
Đơn vị: tỷ VNĐ Năm
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Thực hiện
% hoàn thành
Thực hiện
% hoàn thành
Thực hiện
% hoàn thành
Doanh số sử dụng thẻ 132 95% 140 85% 120 70%
Doanh số thanh toán thẻ
197 98% 311 112% 317 71%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm của Vietcombank Vĩnh Phúc Qua bảng kết quả kinh doanh đối với 2 chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ cho thấy sự phát triển không có sự ổn định. Doanh số sử dụng thẻ có sự tăng trưởng trong năm 2019 nhưng lại sụt giảm trong năm 2020.
Trong khi đó, số lượng thẻ phát hành đều tăng trưởng mạnh trong năm 2020. Điều này cho thấy các thẻ phát hành mới chưa có chất lượng tốt vì chưa đem lại hiệu quả sử dụng tương ứng. Bên cạnh đó, Vietcombank chi nhánh Vĩnh Phúc cũng chưa có sự đầu tư đúng mức đối với các thẻ thuộc nhóm khách hàng ưu tiên có doanh số sử dụng cao, dẫn tới việc khách hàng sử dụng thẻ của ngân hàng khác. Doanh số thanh toán có sự tăng trưởng ổn định hơn tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng của việc phát triển các đơn vị chấp nhận thẻ. Điều này chủ yếu đến từ việc chi nhánh vấp phải sự cạnh tranh và chia sẻ doanh số thanh toán với các máy POS của các ngân hàng khác tham gia vào thị trường. Đây là 2 chỉ tiêu cho thấy hoạt động kinh doanh thẻ của Vietcombank chi nhánh Vĩnh Phúc vẫn chưa đi vào chiều sâu và đem lại hiệu quả kinh doanh tốt. Mức độ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch qua các năm ở mức khiêm tốn đặc biệt là trong năm 2020.
d. Phát triển khách hàng cá nhân mới và dịch vụ ngân hàng điện tử
Đây là hai chỉ tiêu thường đi song hành với nhau. Một khách hàng mới khi giao dịch với ngân hàng thường sẽ ngay lập tức sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm gia tăng tiện ích sử dụng dịch vụ và giúp quản lý tài khoản giao dịch. Thực tế, kết quả kinh doanh của hai chỉ tiêu này cũng đồng hành cùng với nhau về kết quả thực hiện.
Biểu 2.5 Tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu khách hàng mới và NHĐT
12.841
16.063
13.363 21.504
25.728
21.981
3%
25%
-17%
10%
20%
-15%
-40%
-20%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Phát triển KHCN mới Phát triển NHĐT mới Tốc độ tăng trưởng PT KHCN
Tốc độ tăng trưởng NHĐT
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm của Vietcombank Vĩnh Phúc Nhìn chung, tăng trưởng khách hàng cá nhân và ngân hàng điện tử mới có sự tương đồng. Giai đoạn 2018 - 2019 đều có sự tăng trưởng tốt khi tốc độ tăng ở mức 20% đối với dịch vụ ngân hàng điện tử và 25% đối với khách hàng cá nhân mới.
Chân khách hàng cá nhân mới mà Vietcombank chi nhánh Vĩnh Phúc phát triển được phần lớn là từ các tập khách hàng cá nhân có số lượng lớn thông qua các hợp đồng trả lương qua tài khoản. Giai đoạn này là giai đoạn mà Chi nhánh Vĩnh Phúc có một số khách hàng FDI lớn thông qua tài trợ dự án và ký kết các hợp đồng thanh toán lương đối với các khách hàng này. Số lượng khách hàng cá nhân phát triển mới đối với một công ty như vậy có quy mô từ vài trăm đến vài nghìn khách hàng. Về số
tuyệt đối, năm 2019 Vietcombank Vĩnh Phúc phát triển được thêm so với 2018 là 4224 khách hàng và 3222 khách hàng mới sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Sang đến giai đoạn 2019 - 2020, cả hai chỉ tiêu kinh doanh này lại đều giảm với tốc độ tương ứng là -15% và -17%. Khách hàng cá nhân mới giảm 3747 khách hàng, khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT giảm 2700 khách hàng. Sự sụt giảm này là hệ quả trực tiếp từ việc cắt giảm nhân công lao động từ các nhà máy FDI là vendor của Samsung Việt Nam do thương hiệu này cắt giảm sản lượng sản xuất. Điều này cho thấy quy mô khách hàng bán lẻ của Vietcombank Vĩnh Phúc đang rất phụ thuộc vào một số khách hàng FDI truyền thống. Sự sụt giảm của hệ thống này nhanh chóng gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh này của chi nhánh.
Trong khi đó, hoạt động kinh doanh bán lẻ của chi nhánh chưa tìm được nguồn khách hàng thay thế cho khối này.
e. Đại lý bảo hiểm và dịch vụ kiều hối
Dịch vụ đại lý bảo hiểm rất được Vietcombank chú trọng trong vài năm trở lại đây. Điều này là phù hợp với xu hướng kinh doanh bán lẻ khi mà các ngân hàng đều muốn gia tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng nguồn thu của mình.
Bảng 2.8. Kết quả kinh doanh dịch vụ đại lý bảo hiểm 3 năm Đơn vị: tỷ VNĐ Năm
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Thực hiện
% hoàn thành
Thực hiện
% hoàn thành
Thực hiện
% hoàn thành Doanh số phí bảo hiểm
nhân thọ 4.91 92 2.91 102% 4.25 117%
Doanh số phí bảo hiểm
phi nhân thọ 0.14 34% 0.147 33.1%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank Vĩnh Phúc 3 năm 2018 - 2020 Hoạt động kinh doanh đại lý bảo hiểm của Vietcombank Vĩnh Phúc chỉ thực sự khởi sắc từ năm 2019 khi mà có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ Ban giám đốc