Nguyên nhân của các tồn tại

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 61 - 65)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH VĨNH PHÚC (VIETCOMBANK VĨNH PHÚC) GIAI ĐOẠN 2018-2020

2.1. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của Vietcombank Vĩnh Phúc

2.2.4 Nguyên nhân của các tồn tại

Sản phẩm dịch vụ đối với huy động vốn bán lẻ còn nhiều hạn chế. Các sản phẩm lõi kém linh hoạt và không có các tính năng gia tăng cho sản phẩm thêm hấp dẫn. Các chương trình khuyến mại không nhiều, chỉ có từ 2 đến 3 đợt khuyến mại trong năm vào các dịp lễ tết hoặc sinh nhật của Vietcombank. Các nội dung khuyến mại từ trụ sở chính cũng kém hấp dẫn. Thẩm quyền của chi nhánh kém linh hoạt và không có tính chủ động trong việc xây dựng các chương trình khuyến mại.

Lãi suất huy động vốn bán lẻ của Vietcombank thấp nhất so với thị trường.

Lãi suất huy động vốn năm 2020 của Vietcombank thấp hơn so với Vietinbank từ 0.1 đến 0.3%/năm tùy từng kỳ hạn.

Cả hai đặc điểm trên tạo ra tính kém cạnh tranh đối với sản phẩm huy động vốn bán lẻ. Điều này là do Vietcombank trong giai đoạn này đang dư thừa vốn nên không chú trọng xây dựng các chính sách giá, phí, khuyến mại làm gia tăng chi phí huy động vốn. Tại một số địa bàn thì huy động vốn bán lẻ rất thuận lợi như các địa bàn lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, với một địa bàn mà thị phần còn hạn chế như Vĩnh Phúc thì đây thực sự là một điểm bất lợi.

Cơ chế theo dõi, đo lường với phần lớn các chỉ tiêu kinh doanh chưa rõ ràng, cụ thể tới từng cán bộ. Một số chỉ tiêu như huy động vốn bán lẻ, doanh số sử dụng và doanh số thanh toán thẻ… chưa có công cụ tự động để phân tách và theo dõi đến từng cán bộ, từng phòng ban một cách kịp thời. Vì thế, từng cán bộ, từng phòng ban vẫn chưa phát huy hết khả năng đối với việc huy động vốn dân cư, chăm sóc các khách hàng để gia tăng doanh số sử dụng sản phẩm thẻ của Vietcombank.

Quan điểm của Ban lãnh đạo chi nhánh khi phát triển một phòng giao dịch mới là quá chú trọng đến hiệu quả kinh doanh mà phòng giao dịch mới mang lại.

Do vậy, ở một số địa bàn chưa thực sự sôi động, ban lãnh đạo chi nhánh có tâm lý dè dặt với việc việc mở rộng mạng lưới tại các địa bàn này.

b. Nguyên nhân khách quan

Mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các tổ chức tín dụng dẫn tới một cuộc đua về giá, phí dịch vụ vô cùng khó lường. Việc một số ngân hàng cổ phần liên tục tung ra các gói dịch vụ tài khoản miễn phí từ có điều kiện đến vô điều kiện vô cùng hấp dẫn đã dẫn tới làn sóng khách hàng cá nhân di chuyển từ Vietcombank sang các ngân hàng cổ phần như Techcombank và MB.

Chính sách phát triển mạng lưới của Ngân hàng nhà nước ngày càng thắt chặt với việc quy định giới hạn số lượng phòng giao dịch mà một chi nhánh được phép mở mới trên địa bàn. Thủ tục xin cấp phép thì kéo dài làm mất cơ hội kinh doanh của ngân hàng thương mại. Bị ảnh hưởng nhiều bởi chính sách này là các

ngân hàng thương mại hoạt động sau trên địa bàn như Vietcombank Vĩnh Phúc và một số ngân hàng TMCP nhỏ khác. Một số ngân hàng như Agribank, Vietinbank và BIDV thì đã có lịch sử hoạt động từ trên 20 năm trên địa bàn và đã có hệ thống mạng lưới khá đầy đủ trên các khu vực huyện thị của tỉnh Vĩnh Phúc.

Cơ chế chính sách và hành lang pháp lý đối với hoạt động rủi ro trong kinh doanh các sản phẩm ngân hàng hiện đại như thẻ, ngân hàng điện tử chưa rõ ràng và thiếu đồng bộ. Ngày nay, các tội phạm công nghệ cao liên quan đến các mảng kinh doanh này ngày càng phức tạp và tinh vi. Trong khi đó, các ngân hàng gặp khó trong việc xử trí đối với các rủi ro này do chưa có hướng dẫn của các văn bản pháp luật. Tâm lý của người dân có phần dè dặt khi sử dụng các dịch vụ trực tuyến của thẻ hay ngân hàng điện tử dẫn tới việc phát triển các sản phẩm dịch vụ này cũng gặp khó khăn.

TÓM TẮT CHƯƠNG II

Trên cơ sở các vấn đề lý luận đã được làm rõ ở chương I, luận văn đi vào phân tích thực tiễn hoạt động kinh doanh nói chung cũng như chi tiết thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại đơn vị nghiên cứu trong 3 năm từ 2018 đến 2020. Luận văn cũng đi vào đánh giá kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của các tồn tại. Bên cạnh đó, luận văn cũng tiến hành khảo sát đánh giá từ trải nghiệm dịch vụ của khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại đơn vị nghiên cứu để có cái nhìn khách quan hơn cho những đánh giá của mình.

Biểu đồ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)