CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại
1.4.1. Các nhân tố chủ quan
1.4.1.1. Chất lượng của đội ngũ cán ộ tín dụng
Chât lượng đội ngũ CBTD thể hiện ở trình độ học vấn, kinh nghiệm nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp. Việc quyết định cho vay đúng đắn hoặc sai sót của CBTD có ảnh hưởng lớn đến việc đẩy mạnh hoạt động cho vay doanh nghiệp. Nếu ngân hàng có đội ngũ cán bộ tín dụng đầy đủ năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp thì trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong việc đẩy mạnh hoạt động cho vay các doanh nghiêp nói riêng sẽ có nhiều thuận lợi và thu được kết quả cao. Ngược lại, cán bộ tín dụng quan liêu, xét duyệt cho vay không vô tư, thiếu hiểu biết pháp luật, thậm chí thoái hoá biến chất, báo cáo sai sự thật với cấp trên, đề xuất cho vay sai lầm, không trung thực sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay đối với DNNVV và rất dễ để lại một hình ảnh xấu về ngân hàng mình trong các doanh nghiệp và như vậy sẽ hạn chế việc các DNNVV đến ngân hàng
thương mại để vay vốn.
1.4.1.2. Chính sách cho vay của ngân hàng
Chính sách cho vay của ngân hàng với DNNVV là sự thể hiện việc cung cấp tiền vay của ngân hàng cho doanh nghiệp, chính sách cho vay được đưa ra làm nền tảng chỉ đạo hoạt động cho vay đi đúng hướng, đảm bảo an và toàn lành mạnh.
Chính sách cho vay bao gồm các vấn đề về quy mô các khoản vay, hình thức cho vay, kỳ hạn vay, tài sản đảm bảo và lãi suất cho vay. Trong hoạt động cho vay DNNVV, ngân hàng muốn mở rộng quy mô cho vay thì chính sách cho vay của ngân hàng với DNNVV phải đảm bảo:
+ Tuân thủ đúng đường lối chính sách ngân hàng và quy định của pháp luật;
+ Xây dựng chính sách đúng đắn, phù hợp với doanh nghiệp, phù hợp với thực tiễn. Bất cứ ngân hàng thương mại nào muốn đẩy mạnh hoạt động cho vay doanh nghiêp đều phải có chính sách cho vay thích hợp với ngân hàng mình và phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.1.3 Hoạt động Mar eting ch m s c hách hàng
Hoạt động marketing, chăm sóc khách hàng có quan hệ vay vốn tại ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh của ngân hàng, tạo dựng được thương hiệu và mở rộng khách hàng vay vốn tại ngân hàng. Chính sách marketing, chăm sóc khách hàng có hiệu quả sẽ tác động làm đẩy mạnh hoạt động cho vay DNNVV tại ngân hàng và ngược lại.
1.4.2. Các nhân tố khách quan 1.4.2.1. Môi trư ng inh t hội
Một nền kinh tế của một quốc gia phát triển thiếu đồng bộ, không ổn định, chưa phát triển sẽ hạn chế trong việc cung cấp những thông tin chính xác phục vụ cho việc cho vay khách hàng DNNVV.
Đồng thời những định hướng, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội theo vùng, lãnh thổ, ngành... chưa được xây dựng cụ thể, đồng bộ và ổn định cũng là một yếu tố gây rủi ro trong phân tích, đánh giá và đi đến chấp nhận dự án.
1.4.2.2. Môi trư ng pháp lý
Môi trường pháp lý với những khiếm khuyết trong tính hợp lý, đồng bộ và hiệu lực của các văn bản pháp lý, chính sách quản lý của nhà nước đều tác động xấu đến hoạt động cho vay doanh nghiệp. Việc cho vay doanh nghiệp thường liên quan đến nhiều văn bản luật, dưới luật về các lĩnh vực như các văn bản về quản lý tài chính trong các doanh nghiệp, các văn bản về thuế, luật doanh nghiệp...
Dó đó, nếu các văn bản luật này không có tính ổn định, không rõ ràng, minh bạch... sẽ làm thay đổi tính khả thi của dự án theo thời gian cũng như gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả, dự báo rủi ro, làm đảo lộn mọi con số tính toán ảnh hưởng lợi nhuận của ngân hàng và khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.
1.4.2.3. Chính sách của Chính phủ đ i với doanh nghiệp nhỏ và vừa và ngân hàng Đây là yếu tố rất quan trọng bởi vì sự can thiệp của Chính phủ đối với nền kinh tế là một tác nhân thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các chủ thể trong nền kinh tế nói chung và đối với các doanh nghiệp nói riêng. Sự điều tiết của Nhà nước đối với nền kinh tế bằng những công cụ pháp luật để làm cơ sở và hành lang pháp lý cho nền kinh tế phát triển lành mạnh. Có thể nói rằng một hệ thống chính sách tốt, thông thoáng sẽ bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng, ngăn chặn được những tiêu cực xảy ra trong xã hội. Từ đó đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của ngân hàng.
1.4.2.4. Môi trư ng công nghệ
Công nghệ là nền tảng phục vụ cho quá trình thẩm định cho vay, quá trình thẩm định cho vay sẽ được rút ngắn về thời gian, đồng thời tăng độ chính xác trong phân tích, đánh giá hiệu quả dự án nếu có sự giúp đỡ của các trang thiết bị, công nghệ hiện đại như máy vi tính, máy chuyên dụng, mạng internet, mạng intranet, kho thông tin điện tử. Nếu sử dụng các phương tiện và công nghệ thẩm định hiện đại, thì việc thu thập xử lý thông tin chính xác để đưa ra kết luận kịp thời phục vụ cho nhà quản lý ra quyết định đầu tư và không bỏ lỡ cơ hội đầu tư tốt. Ngược lại, với các trang thiết bị và công nghệ lạc hậu thì với bất kỳ công tác nào cũng sẽ tạo nên những hạn chế nhất định.
1.4.2.5.Đ i thủ cạnh tranh
Các ngân hàng thương mại hoạt động trong môi trường có nhiều đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh là một động lực tốt để ngân hàng ngày càng hoàn thiện, vì để ngày càng phát triển thì ngân hàng luôn phải cố gắng không để tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh và phải nâng cao, tăng cường các hoạt động của mình vượt đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, khách hàng có sự lựa chọn của mình khi gửi tiền, sử dụng dịch vụ và vay tiền của ngân hàng nào có lợi cho họ. Nếu như đối thủ cạnh tranh mà chiếm ưu thế hơn so với ngân hàng thì sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn ngân hàng thậm chí khách hàng của ngân hàng cũng chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Mức độ cạnh tranh càng khốc liệt thì khả năng mở rộng cho vay càng khó khăn và ngược lại mức độ cạnh tranh càng thấp thì khả năng mở rộng cho vay càng dễ.
1.4.2.6. Nhân t thuộc về hách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa
Để đánh giá tầm vóc hoạt động cho vay doanh nghiệp của một ngân hàng có thể dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau, song yếu tố thuộc về doanh nghiệp là yếu tố chủ yếu phản ánh bức tranh hoạt động của một NHTM, đặc biệt chất lượng và số lượng doanh nghiệp đến vay vốn ngân hàng. Chất lượng và quy mô doanh nghiệp vay vốn luôn là mối quan tâm của những nhà quản lý kinh doanh trên lĩnh vực ngân hàng. Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, có uy tín, khả năng trả nợ cho ngân hàng là cao, vì vậy nhu cầu vay vốn chính đáng của họ sẽ được ngân hàng chấp nhận cho vay. Ngược lại, doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, uy tín thấp, khả năng tài chính không đảm bảo sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng và khi rủi ro ấy xảy ra sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng.