Thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 47 - 52)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TUYÊN QUANG

2.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam -

2.1.2. Thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Tuyên Quang

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc, nằm giữa Đông Bắc và Tây Bắc

của Việt Nam, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, cách thủ đô Hà Nội 165 km, cách sân bay Nội Bài 130 km. Điều kiện địa lý này thuận lợi cho việc đi lại, giao thương của tỉnh. Diện tích tự nhiên 5.867,3km2, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 81.633 ha, chiếm 13,91%, diện tích đất lâm nghiệp 446.641 ha chiếm 76,12%. Đất màu mỡ, phù hợp với nhiều loại cây trồng và có khả năng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như chè, mía, lạc, đậu tương, cây ăn quả...

Năm 2020, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tuyên Quang đạt 5,24%, gấp 1,8 lần so với mức bình quân chung của cả nước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tiến bộ; thu ngân sách nhà nước hơn 2.300 tỷ đồng, vượt 107% kế hoạch; xuất khẩu tăng 23,9%;

tỷ lệ che phủ rừng đạt 65%, đứng thứ 3 cả nước, là một trong 3 tỉnh có diện tích rừng trồng và sản lượng gỗ khai thác hàng năm lớn nhất vùng Trung du và miền núi phía Bắc; đời sống nhân dân được cải thiện, niềm tin của nhân dân tăng lên; các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa – xã hội, nhất là an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững được chú trọng; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm…

Tỉnh đã có các giải pháp mạnh mẽ, sáng tạo để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân, khởi nghiệp sáng tạo; Đầu tư cơ sở hạ tầng chuyên biệt, ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư một số cơ sở hạ tầng trọng yếu như giao thông, viễn thông, công nghiệp, thương mại, dịch vụ phục vụ trực tiếp nhu cầu đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư, lấy tiêu chí hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường làm cơ sở sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án; tăng cường thu hút các Tập đoàn trong nước và nước ngoài có năng lực và uy tín đến đầu tư, nâng cao tỷ lệ lấp đầy các Khu công nghiệp.

Tỉnh đã đẩy mạnh đô thị hóa và phát triển đồng bộ hai bên bờ sông Lô; chú trọng phát triển hạ tầng các chuỗi đô thị động lực và các huyện miền núi, trong đó lấy thành phố Tuyên Quang làm trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội, lao động, việc làm để kết nối với các đô thị và huyện khác trên địa bàn Tỉnh; phát huy hiệu quả đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

2.1.2.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Tuyên Quang - Số lượng DNNVV của tỉnh Tuyên Quang

Tuyên Quang là tỉnh miền núi có nền kinh tế với xuất phát điểm thấp, sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm ưu thế. Nền sản xuất hàng hoá đang trong quá trình hình thành. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp, mô hình kinh tế trang trại tương đối phát triển. Do đó, số lượng DNNVV của tỉnh Tuyên Quang ngày càng tăng cao và góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập, thực hiện các chính sách xã hội của Tỉnh. Tình hình doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Tuyên Quang như sau:

Đơn v tính: Doanh nghiệp

Hình 2.3. Tình hình doanh nghiệp Tuyên Quang giai đoạn 2018 – 6/2021

(Ngu n: Cục Th ng ê tỉnh Tuyên Quang, 2018, 2019, 2020, 6/2021) Tính đến tháng 6/2021, Tuyên Quang có 1.585 DNNVV đang hoạt động.

Năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covit 19 nhưng trong bối cảnh đất nước đang kiểm soát tốt dịch bệnh cũng như được đánh giá là một trong những nền kinh tế năng động, có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực ASEAN, nên số lượng DNNVV của tỉnh vẫn tiếp tục tăng: năm 2019 tổng số DNNVV tăng 158 doanh nghiệp so với năm 2018 và năm 2020, số DNNVV tăng 135 DN so với năm 2019. 6 tháng đầu năm 2021 đã tăng 65 DNNVV so với năm 2020. Tổng số DNNVV tăng trong cả giai đoạn là 358 doanh nghiệp.

- Đặc điểm của DNNVV của tỉnh Tuyên Quang

Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, DNNVV chủ yếu là doanh nghiệp có quy

0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600

2018 2019 2020 6/2021

Tình hình DNNVV của tỉnh

Tuyên Quang 1,227 1,385 1,520 1,585

1.227 1.385 1.520 1.585

mô nhỏ và siêu nhỏ, chiếm trên 91% tổng số DNNVV của toàn Tỉnh, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ gia đình. Hạn chế lớn nhất của các doanh nghiệp này là trình độ công nghệ, quản trị, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh yếu, cơ cấu ngành nghề còn bất hợp lý, thiếu liên kết với nhau và với thành phần kinh tế khác… cơ cấu ngành nghề của DNNVV của tỉnh Tuyên Quang như sau:

Bảng 2.4. Cơ cấu ngành nghề của DNNVV trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến tháng hết tháng 6/ 2021

Đơn v tính: %

STT Ngành Tỷ lệ (%)

1 Ngành thương mại 30

2 Ngành công nghiệp 15

3 Ngành xây dựng 25

4 Ngành khoa học công nghệ 9

5 Ngành hoạt động hành chính hỗ trợ 4

6 Ngành thông tin truyền thông 3

7 Ngành kinh doanh bất động sản 4

8 Ngành khác 11

(Ngu n: Cục Th ng ê tỉnh Tuyên Quang 6/2021) Các DNNVV của tỉnh Tuyên Quang có đội ngũ lãnh đạo và người lao động trong các DNNVV đã từng bước trưởng thành từ thực tiễn, có trình độ học vấn, ý thức và chủ động nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, trình độ quản trị và khả năng hội nhập của lãnh đạo DNNVV còn nhiều bất cập, một số lãnh đạo DNNVV còn thiếu kinh nghiệm quản lý, chưa lường đón được những biến động của thị trường dẫn tới bị rủi ro. Nhiều lãnh đạo DNNVV chưa có khả năng dự đoán được sự biến động về giá cả của thị trường, của đối thủ cạnh tranh hay thị hiếu người tiêu dùng,…

Báo cáo tài chính của các DNNVV tại Tuyên Quang thường không được kiểm toán, do đó việc thu thập thông tin về tình hình tài chính của DNNVV có thể mất nhiều thời gian, chi phí. Các NHTM khó đánh giá được thực trạng, tình hình tài chính, khả năng sinh lời và thanh toán các khoản nợ vay của doanh nghiệp, do đó

cản trở việc ra các quyết định cấp tín dụng.

Việc chấp hành và tuân thủ chế độ kế toán, thuế ở các DNNVV tại tỉnh Tuyên Quang còn thấp. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại DNNVV thường được kế toán hạch toán 3 tháng/lần hoặc cá biệt một số DNNVV tập hợp chứng từ để kế toán hạch toán một lần sau khi kết thúc năm tài chính. Đa phần kế toán của DNNVV đều kiêm nhiệm, không làm trực tiếp ở DNNVV mà nhận chứng từ về làm nên chỉ xử lý số liệu trên chứng từ, công tác kế toán gần như tách biệt và không kịp thời với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đa phần các DNNVV tại tỉnh Tuyên Quang hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, chưa có nhiều mối quan hệ hợp tác, liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp. Các mối quan hệ của doanh nghiệp với NHTM, lãnh đạo địa phương đa phần được hình thành từ mối quen biết từ trước, những DNNVV có mối quan hệ tốt với NHTM, lãnh đạo địa phương không nhiều bởi các DNNVV của tỉnh đa phần tập trung tạo lập các mối quan hệ làm ăn, giải quyết vấn đề đầu ra cho doanh nghiệp, ít chú trọng đến các mối quan hệ để giải quyết vấn đề về vốn. Các DNNVV tại tỉnh Tuyên Quang đa phần thực hiện mở tài khoản tại NHTM để thực hiện giao dịch chuyển khoản thanh toán đối với hóa đơn mua hàng từ 20 triệu đồng trở lên nhằm tuân thủ quy định của pháp luật thuế, còn lại đa phần các nghiệp vụ mua bán đều thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, do đó các NHTM có rất ít thông tin về DNNVV.

Trước những khó khăn do tác động của dịch Covid-19, năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, các DNNVV trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã bị ảnh hưởng không nhỏ. Với hoạt động SXKD có yếu tố liên quan thị trường xuất nhập khẩu, nhiều DN phải đối mặt với tình trạng bị cắt giảm đơn hàng, hủy đơn hàng. Một số nước tạm ngừng không cho phép nhập khẩu hàng hóa,một số đối tác nước ngoài ngưng giao dịch, buôn bán, hoặc DN không liên lạc được với khách hàng…Trong khi đó, với các doanh nghiệp có hàng tiêu thụ trong nước, tình hình dịch bệnh đã kéo theo sự đi lại của người dân giảm, nhiều địa phương phong tỏa, giãn cách hoặc giãn cách xã hội một phần, mức tiêu thụ hàng hóa cũng yếu hơn. Nhiều hoạt động SXKD, dịch vụ của doanh nghiệp bị gián đoạn, ngưng trệ, thậm chí dừng hoạt động. Nhiều

doanh nghiệp dịch vụ du lịch, nhà hàng ăn uống đóng cửa, người lao động phải nghỉ việc hoặc giảm sút thu nhập.

2.1.2.3. Chính sách của tỉnh Tuyên Quang đ i với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển doanh nghiệp, ngoài các chính sách của Nhà nước, tại kỳ họp thứ 8, Hội động nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND quy định một số chính sách hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tỉnh. Theo đó, có rất nhiều các điều khoản miễn phí cho doanh nghiệp như:

trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích đối với tất cả các thủ tục hành chính; các chi phí ban đầu đối doanh nghiệp thành lập mới, chuyển đổi từ hộ kinh doanh với mức hỗ trợ 4 triệu đồng/doanh nghiệp. Nghị quyết cũng dành điều khoản hỗ trợ giá trị hợp đồng tư vấn về sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, tự tổ chức đo lường cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.

Trong thời gian qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức 7 hội nghị tuyên truyền, giới thiệu các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Tỉnh cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn. Các địa phương đã tuyên truyền, vận động hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp; gắn kết các hoạt động phát triển doanh nghiệp với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; đồng thời phối hợp với cơ quan thuế kiểm tra hộ kinh doanh đề nghị phải thành lập DN theo quy định.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)