CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TUYÊN QUANG
3.3. Kiến nghị nhằm phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tuyên Quang
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính Phủ
- Chính phủ cần duy trì một môi trường kinh tế, xã hội ổn định, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của DNNVV và các ngân hàng thương mại.
- Chính phủ thiết lập một hệ thống pháp luật nhất quán, chặt chẽ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển lành mạnh, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho các DNNVV.
- Có những chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ ngân hàng, tiện ích mà dịch vụ ngân hàng mang lại cho nền kinh tế là rất lớn do đó Chính phủ cần phải có những chính sách khuyến khích hoạt động này.
- Tiến hành giảm thuế nhập khẩu cho các thiết bị công nghệ phục vụ hoạt động dịch vụ ngân hàng cũng như cần phải có các biện pháp giảm và ưu đãi thuế cho các DNNVV, tạo môi trường pháp lý thông thoáng để các doanh nghiệp này có điều kiện phát triển.
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng
Hiện tại, trung tâm CIC mới chỉ cấp trường dư nợ tín dụng và trường tài sản đảm bảo. Cần mở rộng thêm các trường về tình hình tài chính, uy tín năng lực của đơn vị, cụ thể hơn thông tin của các trường ví dụ như trường dư nợ chỉ cung cấp tổng dư nợ tại các tổ chức tín dụng, ghi chú có phát sinh nợ xấu tại tổ chức tín dụng nào không, trung tâm CIC nên cung cấp cụ thể dư nợ của khách hàng tại từng tổ chức tín dụng, ngày phát sinh, mục đích sử dụng vốn vay, số ngày phát sinh nợ xấu, nguyên nhân phát sinh nợ xấu tạo điều kiện cho các ngân hàng có thêm nguồn thông tin tin cậy trong việc thẩm định nhu cầu vốn vay của khách hàng.
- Tăng cường hoạt động thanh tra, giảm sát hệ thống ngân hàng
Các quy định của NHNN ban hành ra phải được các ngân hàng thực hiện một cách thống nhất. NHNN thực hiện kiểm tra, theo dõi thường xuyên hoạt động của các NHTM, nhất là hoạt động tín dụng, phát hiện các dấu hiệu phát sinh các khoản
nợ xấu cho NHTM, đề ra các biện pháp xử lý nợ xấu dứt điểm làm trong sạch tình hình tài chính cùa NHTM. Thông qua đó, nâng cao tính minh bạch, công khai, tăng cường lòng tin của khách hàng với ngân hàng.
- Đẩy mạnh cải cách khu vực ngân hàng
Nhằm góp phần vận hành có hiệu quả nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập càng sâu và rộng với hệ thống ngân hàng thế giới nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa các NHTM trên cơ sở công nghệ hiện đại, trình độ quản lý, kinh nghiệm làm việc tiên tiến đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng trong nước và mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh ra nước ngoài. Đẩy nhanh tiến độ cổ phẩn hóa các NHTM nhà nước để tăng cường năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, kỹ năng quản trị phù hợp với thực tế một nền kinh tế năng động, tăng trưởng liên tục, bền vững.
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Th nhất, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần có cơ chế lãi suất tín dụng đối với các DNNVV nhằm đẩy mạnh thị phần tín dụng đối với khách hàng DNNVV, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng đối với các DNNVV.
Th hai, Ngân hàng cần đẩy nhanh công tác hiện đại hóa công nghệ và hệ thống thanh toán quốc tế, nghiên cứu phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng.
Th a, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần ban hành
“Quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các Chi nhánh mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng đối với khách hàng DNNVV.
Th tư, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần nâng cao chất lượng của công tác tuyển chọn, đào tạo trình độ cho các cán bộ nhân viên cho Ngân hàng. Việc tuyển chọn cần được thực hiện một cách phù hợp nhằm thu hút được lao động chất lượng cao vào làm việc tại Ngân hàng.
Th n m, cần cải tiến thủ tục đảm bảo tiền vay đối với DNNVV: Rào cản đối với DNNVV khi tiếp cận vốn vay ngân hàng là không đủ tài sản thế chấp. Vì vậy, để tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận được với nguồn vốn. Ngân hàng cũng nên
xem xét hình thức bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai, tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận hơn nữa với nguồn vốn tín dụng.
Th sáu, cần đa dạng phương thức cấp tín dụng
Ngân hàng cần căn cứ vào nhu cầu vay vốn của DNNVV để đưa ra một phương thức cấp tín dụng thích hợp. Phương thức cấp tín dụng phải đảm bảo thực hiện tốt cơ chế tín dụng và đảm bảo cho khách hàng sử dụng vốn một cách nhanh chóng, tiết kiệm. Từ đó nâng cao vòng quay vốn tín dụng, nâng cao chất lượng của khoản vay.
Th ảy, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng cần đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng (phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến trên cơ sở những sản phẩm cũ) để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Th tám, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần nâng cao cơ sở vật chất, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng cho các chi nhánh, đặc biệt là BIDV chi nhánh Tuyên Quang.
Th tám, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần cải tiến quy trình tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa