CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.5. Kinh nghiệm phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số ngân hàng thương mại và bài học rút ra cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
1.5.1. Kinh nghiệm phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số ngân hàng thương mại
1.5.1.1. Kinh nghiệm của Agribank chi nhánh Tuyên Quang
Trong giai đoạn 2018 -6/2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, nhưng cho vay DNNVV của Agribank chi nhánh Tuyên Quang vẫn đạt kết quả
khả quan. Năm 2020, Chi nhánh đã cấp tín dụng cho 411 DNNVV với tổng dư nợ cho vay DNNVV đạt 4.256 tỷ đồng, dư nợ cho vay DNNVV chiếm tỷ lệ 58% trong tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh, tỷ lệ nợ xấu cho vay DNNVV luôn được Chi nhánh kiểm soát ở mức 0,8%. Có kết quả trên là do Agribank chi nhánh Tuyên Quang đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển cho vay DNNVV, cụ thể như sau:
Agribank luôn coi trọng đối tượng khách hàng DNNVV, nên Chi nhánh luôn dành nguồn vốn ưu đãi lớn hỗ trợ DNNVV nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng sản xuất kinh doanh đặc biệt trong giai đoạn toàn xã hội đang bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 như hiện nay.
Để các DNNVV có thể tiếp cận vốn, Chi nhánh đã áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn giảm tới 4,5%/năm hoặc thấp hơn để bổ sung vốn lưu động phục vụ phương án sản xuất kinh doanh. Đối với cho vay trung, dài hạn DNNVV có thể tiếp cận mức lãi suất tối thiểu 6,5%/năm để thực hiện các dự án đầu tư mới phục vụ sản xuất, kinh doanh; các dự án đầu tư giai đoạn 2; các dự án đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, trong đó ưu tiên các lĩnh vực: Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu; Sản xuất, chế biến, kinh doanh nông, lâm, thủy hải sản, nghề muối, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Như vậy, với mức lãi suất ưu đãi này, Agribank chi nhánh Tuyên Quang đã hỗ trợ DNNVV lên tới 2%/năm so với lãi suất cho vay thông thường. Thời gian áp dụng lãi suất ưu đãi tối đa 06 tháng đối với cho vay ngắn hạn và tối đa 12 tháng đối với cho vay trung, dài hạn.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, từ tháng 4/2020, Agribank thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với tất cả khách hàng của Agribank, bao gồm pháp nhân và cá nhân gặp khó khăn do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Để đông đảo khách hàng DNNVV nắm bắt được thông tin về các gói tín dụng ưu đãi này và tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, Agribank chi nhánh Tuyên Quang đã tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông, công bố công khai trên trang điện tử của Agribank và các biện pháp truyền thông phù hợp khác nhằm thông tin rộng rãi đến khách hàng, Chi nhánh đã chủ động cử cán bộ liên hệ, tìm hiểu, nắm
bắt tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Tư vấn cho khách hàng các thủ tục cần theiets theo hướng tinh giản nhất, trong thời gian ngắn nhất mà vẫn đảm bảo các quy định của pháp luật.
Agribank chi nhánh Tuyên Quang cũng đã tăng cường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho khách hàng, đáp ứng và hỗ trợ tốt nhu cầu vay vốn của DNNVV, đồng hành, gắn bó thủy chung với sự phát triển bền vững của DNNVV.
1.5.1.2. Kinh nghiệm của Vietin an - chi nhánh Lạng Sơn
DNNVV luôn được Vietinbank - chi nhánh Lạng Sơn xác định là phân khúc khách hàng trọng điểm chiến lược của đơn vị theo định hướng dài hạn. Tính đến hết tháng 12-2020, dư nợ phân khúc khách hàng DNNVV của Vietinbank - chi nhánh Lạng Sơn đạt 2936,5 tỷ đồng, chiếm 66% dư nợ của Chi nhánh, giữ vững tốc độ tăng trưởng tín dụng là 18%
Để đạt được kết quả trên, Chi nhánh luôn tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận vốn vay với lãi suất phù hợp, thủ tục nhanh gọn, nguồn vốn cung ứng cho doanh nghiệp cũng được VietinBank Chi nhánh Lạng Sơn đáp ứng kịp thời phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chi nhánh luôn chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực.
Bám sát chỉ đạo và thực hiện theo đúng định hướng tín dụng của NHNN Việt Nam, NHNN tỉnh Lạng Sơn và VietinBank Trung ương, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành của địa phương, tiếp cận các doanh nghiệp thế mạnh của tỉnh, đồng thời đồng hành và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình vay. Đặc biệt là đối với các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, riêng năm 2020, Chi nhánh đã thực hiện cơ cấu nợ cho 10 khách hàng bị ảnh hưởng với tổng dư nợ gần 300 tỷ đồng, giúp hầu hết khách hàng vượt qua khó khăn đang trên đà phục hồi và có khả năng trả nợ.
Quyền lợi khách hàng ngày càng gia tăng cùng với việc Chi nhánh đẩy mạnh bán chéo và thúc đẩy các sản phẩm dịch vụ đi kèm sản phẩm lõi; số hóa toàn diện sản phẩm dịch vụ, tăng cường phát hành thẻ tín dụng quốc tế phát sinh chi tiêu; phát hành thẻ ATM, trả lương qua tài khoản thẻ và các dịch vụ iPay, Chatbot, Efast, các nghiệp vụ phái sinh; sử dụng Bigdata cá thể hóa dịch vụ, ưu đãi theo yêu cầu, chủ
động quản lý tài khoản, nâng cao trải nghiệm của khách hàng, nghiên cứu sâu các sản phẩm để tư vấn và bán hàng có hiệu quả cao nhất, không bỏ sót sản phẩm khi bán hàng… Đây cũng là nền tảng để nâng cao tỷ lệ thu nhập từ hoạt động dịch vụ, chiếm 31% trên tổng lợi nhuận của Chi nhánh.
1.5.2. Bài học rút ra cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tuyên Quang
Qua kinh nghiệm của một số ngân hàng về phát triển cho vay DNNVV. Theo đó, BIDV – chi nhánh Tuyên Quang cần có những định hướng và giải pháp phù hợp nhằm phát triển cho vay DNNVV. Từ những kinh nghiệm trên, luận văn đưa ra một số gợi ý cho BIDV chi nhánh Tuyên Quangnhư sau:
Th nhất, đa dạng hóa hình thức cấp tín dụng thông qua việc thiết kế các gói sản phẩm cấp tín dụng linh hoạt, phù hợp với loại hình DNNVV.
Th hai, ngân hàng phải luôn chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ, tạo mọi thuận lợi và điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng và các dịch vụ. NHTM cần đơn giản hóa thủ tục vay vốn, giảm bớt phiền hà cho khách hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn; công khai các thủ tục cho vay, lộ trình cắt giảm thủ tục, thời hạn giải quyết nhu cầu vay vốn của DNNVV.
Th a trong công tác cho vay: ngân hàng phải thường xuyên tiếp xúc với khách vì thông qua đó, cán bộ tín dụng đưa ra các nhận định chính xác hơn, tránh được rủi ro tín dụng. Đồng thời, ngân hàng cũng phải xác định rõ ràng các yêu cầu TSĐB để thuận lợi cho khách hàng và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng có thể cung cấp thêm dịch vụ tư vấn kinh doanh, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng.
Th tư chủ động phòng ngừa rủi ro từ phía khách hàng bằng cách có nhiều biện pháp như hỗ trợ, tư vấn cho các DNNVV trong việc nâng cao năng lực quản lý tài chính.
Th n m tăng cường hoạt động tiếp thị, chăm sóc khách hàng và hậu mãi nhằm tăng cường chuyển tải thông tin tới công chúng nhằm giúp khách hàng có thông tin cập nhật về năng lực và uy tín của ngân hàng, hiểu biết cơ bản về sản phẩm dịch vụ, nắm được cách thức sử dụng và lợi ích của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tạo mối gắn kết đa chiều giữa ngân hàng và khách hàng.
CHƯƠNG 2