Định hướng phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 80 - 83)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TUYÊN QUANG

3.1. Định hướng phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng

Thực hiện đường lối chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, định hướng phát triển của BIDV, BIDV chi nhánh Tuyên Quang ngày càng nỗ lực cố gắng góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển của đất nước. Nhận thức vai trò của mình là Ngân hàng hàng đầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn tới BIDV chi nhánh Tuyên Quang đã có những định hướng hoạt động chính như sau:

- Nâng cao năng lực điều hành, năng suất lao động, cải thiện chất lượng công việc, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được giao.

- Điều hành kế hoạch kinh doanh một cách quyết liệt, sát đến từng nhóm chỉ tiêu và có những biện pháp cụ thể gắn với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ theo chỉ đạo của BIDV, góp phần đưa kinh tế của tỉnh vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển.

- Tiếp tục củng cố, hoàn thiện nâng cao các sản phẩm dịch vụ hiện có như bảo lãnh, thanh toán quốc tế, thẻ ATM, thẻ quốc tế VISA và Master... Không ngừng cải cách thủ tục hành chính. Lấy công nghệ thông tin làm cơ sở phát triển mô hình ngân hàng hiện đại, xây dựng một quy trình tín dụng nhanh gọn, thuận tiện, an toàn và hiệu quả.

- Tăng cường việc mở rộng khách hàng, tích cực tuyên truyền tiếp thị quảng cáo, áp dụng các sản phẩm mới trong huy động vốn. Sử dụng vốn an toàn hiệu quả,

tập trung cho đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khai thác triệt để các lợi thế của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Đoàn kết nội bộ, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn và các đoàn thể, thực hiện mục tiêu kinh doanh của BIDV chi nhánh Tuyên Quang quyết tâm hoàn thành kế hoạch kinh doanh của ban lãnh đạo BIDV chi nhánh Tuyên Quang, đảm bảo về số lượng và chất lượng.

Về tài chính: Phấn đấu đảm bảo lương cả năm đạt hệ số theo quy định và có dự phòng.

3.1.2. Định hướng phát triển tín dụng và phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chi nhánh

- Định hướng phát triển tín dụng của Chi nhánh

+ Tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, BIDV nhằm tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng theo đúng quy định, góp phần hỗ trợ khách hàng duy trì sản xuất, phát triển SXKD.

+ Tích cực phát triển tín dụng bán lẻ, tập trung tăng trưởng tín dụng ngắn hạn. Cơ cấu lại nền khách hàng theo hướng ưu tiên mở rộng có chọn lọc các khách hàng tốt, sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ.

+ Thực hiện phân loại nợ, phân loại khách hàng theo quy định để có chính sách phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng, thực hiện tận thu lãi treo để tăng hiệu quả hoạt động.

+ Đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định cấp tín dụng, thực hiện trích lập đủ dự phòng rủi ro, gia tăng tài sàn bảo đảm nợ vay theo quy định gắn với rà soát lại chất lượng tài sản bảo đảm.

+ Quyết liệt xử lý các khoản nợ xấu, nợ ngoại bảng xây dựng lộ trình xử lý từng khoản nợ xấu. Hạn chế phát sinh nợ quá hạn, nợ nhóm 2.

+ Thực hiện quyết liệt đổi mới cơ chế điều hành hoạt động tín dụng theo hướng cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phê duyệt tín dụng. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong điều hành tín dụng.

Nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát tại các cấp trong hoạt động tín dụng.

+ Áp dụng chính sách ưu đãi về lãi suất tiền vay, phí dịch vụ đối với các khách hàng sử dụng đa dạng các sản phẩm dịch vụ, các khách hàng lớn, các khách hàng có tiền gửi đối ứng hoặc duy trì thường xuyên tiền gửi thanh toán.

- Định hướng phát triển cho vay DNNVV của Chi nhánh

+ Tăng trưởng quy mô gắn liền với hiệu quả: gia tăng thị phần cả về số lượng khách hàng và các chỉ tiêu huy động vốn, tín dụng, dịch vụ, đồng thời đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận từ khối khách hàng DNNVV.

+ Phát triển danh mục sản phẩm chuyên biệt dành riêng cho phân khúc DNNVV, trong đó tập trung vào các dòng sản phẩm then chốt tiền gửi, cho vay, quản lý dòng tiền và tài trợ thương mại; chú trọng phát triển sản phẩm theo hướng trọn gói, tài trợ chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng

+ Ưu tiên đẩy mạnh phát triển quan hệ tín dụng, dịch vụ xác định phân khúc khách hàng mục tiêu là các ngành nghề/lĩnh vực mũi nhọn, có tiềm năng tăng trưởng, bao gồm:

Doanh nghiệp có năng lực xuất khẩu tốt, có tiềm năng phát triển.

Được hưởng nhiều lợi thế khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực Doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực được hưởng các cơ chế ưu đãi, khuyến khích phát triển của Chính phủ như lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; lĩnh vực công nghệ cao, chế biến thực phẩm, dệt may.

+ Phấn đấu mức tăng trưởng dư nợ DNNVV bình quân giai đoạn 2020-2025 đạt 20%/năm.

+ Bên cạnh việc phát triển cho vay đối với các DNNVV vay vốn truyền thống cần đẩy mạnh mở rộng nền khách hàng, phát triển cho vay với các DNNVV có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh ổn định, hiệu quả.

+ Gắn tăng trưởng với nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV: giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, tăng cường thu hồi lãi treo, nợ xấu, nợ hạch toán ngoại bảng. Duy trì mức nợ xấu 0,5%.

+ Tăng thu nhập từ cho vay DNNVV trên cơ sở phát triển cho vay kết hợp

với bán chéo các sản phẩm dịch vụ như: đổ lương qua tài khoản thẻ, phát hành thẻ, thanh toán, cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử...

+ Tập trung phát triển dịch vụ tư vấn DNNVV, tập trung vào các nội dung hỗ trợ đầu tư, thủ tục pháp lý, tư vấn tài chính, hỗ trợ phát triển thị trường…

3.1.3. Mục tiêu phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chi nhánh Mục tiêu cụ thể trong phát triển cho vay DNNVV:

- Về thị phần: chiếm thị phần từ 30% trở lên.

- Dư nợ DNNVV tăng trưởng bình quân hàng năm từ 15% - 25%

- Dư nợ trung, dài hạn chiếm tối thiểu 50%/tổng dư nợ DNNVV;

- Dư nợ cho vay DNNVV chiếm tỷ trọng tối thiểu 53%/tổng dư nợ - Tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức dưới 0,6% so với tổng dư nợ DNNVV.

- Trích lập dự phòng, xử lý RR theo chỉ đạo của BIDV.

- Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro: Tối thiểu hoàn thành kế hoạch BIDV giao.

- Cơ cấu danh mục khách hàng DNNVV theo hướng đa dạng hóa với tỷ trọng các ngành như: Dịch vụ: 40%, SXKD: 50%, BĐS và danh mục khác : 10%.

- Cho vay không có TSBĐ < 5%.

- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tín dụng : Đẩy mạnh đa dạng hóa các sản phẩm cho vay như : Cho vay hạn mức, cho vay theo món, cho vay đồng tài trợ.

Ngoài ra còn có các hình thức như cho vay ủy thác…

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)