Các chỉ tiêu đánh giá về sự phát triển dịch vụ thẻ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh tỉnh phú yên (Trang 34 - 38)

1.2. Tổng quan về phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá về sự phát triển dịch vụ thẻ

Số lượng thẻ phát hành là một tiêu chí quan trọng để đánh giá được hiệu quả kinh doanh. Dịch vụ thẻ được quan tâm nhiều khi số lượng phát hành thẻ nhiều, nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng ngày càng tăng.

Thông thường các NHTM đánh giá sự phát triển của dịch vụ thẻ bằng cách dựa vào số lượng thẻ phát hành. Tuy nhiên, số lượng thẻ đang hoạt động mới là tiêu chí đánh giá chính xác sự phát triển của thẻ thanh toán các NHTM hiện nay.

1.2.3.2. Mạng lưới thanh toán

Mạng lưới thanh toán cũng là tiêu chí để đánh giá đến sự phát triển dịch vụ thẻ bao gồm hệ thống máy ATM và các ĐVCNT được lắp đặt. Dựa vào thông tin về số lượng máy ATM và máy POS được đặt trên địa bàn từ lúc triển khai dịch vụ tới thời điểm hiện tại, có thể biết được sự phủ sóng của ngân hàng đó trên địa bàn tỉnh thông qua đánh giá mạng lưới. Do đó ngân hàng cần phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng, mạng lưới thanh toán tương đương với số lượng thẻ phát hành, có như vậy mới đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng tăng lên mỗi năm nhằm tăng doanh số thanh toán qua thẻ với mục đích gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng mình.

1.2.3.3. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ

Thu nhập mang lại từ hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ được tính bằng tổng doanh thu từ hoạt động thẻ trừ đi chi phí phát hành trong một kỳ của ngân hàng. Thu nhập từ việc phát hành thẻ càng lớn thì lợi nhuận thu được càng cao.

Doanh thu từ dịch vụ thẻ bao gồm tất cả khoản phí thu được trong quá trình phát hành và sử dụng thẻ cũng như sử dụng các dịch vụ gia tăng của thẻ như phí phát hành thẻ, phí thường niên, phí in sao kê, phí cấp lại PIN, phí báo mất thẻ, phí thay thẻ.... Doanh thu từ hoạt động kinh doanh thẻ có thể liệt kê theo các nguồn như sau:

+ Thẻ nội địa: Nguồn thu từ phí phát hành, phí duy trì tài khoản thẻ,...thu từ việc sử dụng sổ dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán...

+ Thẻ quốc tế:

Đối với thẻ ghi nợ quốc tế: Nguồn thu từ các khoản phí liên quan, số dư trên tài khoản thanh toán, phí từ Interchange - là một số phần trăm tính trên doanh số chủ thẻ giao dịch và phí do Visa/MasterCard trả cho ngân hàng phát hành.

Đối với thẻ tín dụng : Phí phát hành, phí thường niên, thu lãi cho vay từ khoản tín dụng tiêu dùng, thu phí Interchange - là một số phần trăm tính trên doanh số chủ thẻ giao dịch, phí do Visa/MasterCard trả ngân hàng phát hành.

+ Thu từ POS: Thu từ các điểm bán hàng một số phần trăm tính trên doanh số thanh toán, trả cho tổ chức thẻ quốc tế một phần, còn lại là thu của ngân hàng.

+ Thu từ ATM: Đây là nguồn thu nếu áp dụng việc tính phí giao dịch trên ATM: phí rút tiền, phí chuyển khoản, phí rút từ các khách hàng có thẻ ATM của ngân hàng khác trong liên minh,..

Doanh thu từ thẻ thanh toán cũng là một chỉ tiêu phản ánh sự phát triển về mặt chất lượng của hoạt động thanh toán thẻ. Doanh thu từ thẻ càng tăng cao phản ánh hoạt động thanh toán thẻ càng phát triển, góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Vì vậy, để thu nhập từ việc phát hành thẻ ngày càng tăng cần tăng doanh thu, giảm chi phí cho việc phát hành thẻ, bằng cách triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, chiết khấu cho các khách hàng khi thực hiện thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng thẻ.

1.2.3.4. Thị phần phát hành và thanh toán thẻ trên thị trường

Chỉ tiêu này được đo lường bằng giá trị hàng hóa thanh toán bằng thẻ ngân hàng trên tổng giá trị hàng hóa thanh toán bằng thẻ trên toàn thị trường. Đây là chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá mức độ phát triển của hoạt động thanh toán thẻ của một ngân hàng so với ngân hàng khác trên thị trường.

Thị phần thẻ được phát hành và thanh toán trên thị trường cho biết được thế mạnh và vị thế của ngân hàng mình ở đâu trên thị trường thẻ Việt Nam, từ đó có những hướng đi đúng đắn cho chiến lược thẻ.

1.2.3.5.Đa dạng các kênh phân phối

Đa dạng các kênh phân phối là tiêu chí nhằm thể hiện sự hiệu quả trong việc tiếp cận khách hàng. Ngoài các kênh phát hành thẻ truyền thống, ngân hàng còn phải đa dạng các kênh phân phối, đổi mới các kênh thanh toán truyền thống sang các kênh thanh toán hiện đại làm định hướng cho sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần nâng cấp các cơ sở hạ tầng dựa trên nền tảng công nghệ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

1.2.3.6. Đa dạng hóa về sản phẩm thẻ và tiện ích của thẻ

Muốn thu hút khách hàng, các ngân hàng phải không ngừng đổi mới, và cho ra đời nhiều sản phẩm thẻ mới, đẹp thì từ đó sẽ làm kích thích và tăng nhu cầu sử dụng và tăng tính cạnh tranh mở rộng thị phần của ngân hàng.

Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá về phát triển dịch vụ thẻ. Ngoài các tiện ích như rút tiền, các ngân hàng cũng không ngừng biến đổi cho ra các tiện ích mới khác như: thanh toán trực tuyến, thanh toán hóa đơn điện nước, …. Từ đó có thể dựa vào tiêu chí này để đánh giá các ngân hàng với nhau về sự phát triển dịch vụ thẻ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Như vậy, tại chương 1, đề tài này đã giới thiệu được các khái niệm, đặc điểm về dịch vụ thẻ, phân loại thẻ, các tiêu chí đánh giá về phát triển dịch vụ thẻ. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đưa ra các phân tích về xu hướng tất yếu và tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ thẻ trong tương lai không những đối với các nền kinh tế trên thế giới mà còn đối với Việt Nam. Trong chương này, tác giả tổng hợp những kinh nghiệm trong việc phát triển dịch vụ thẻ của các ngân hàng thương mại lớn, từ đó rút ra những kinh nghiệm quý giá cho sự phát triển của dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh tỉnh phú yên (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)