Với xu hướng không sử dụng tiền mặt khi thanh toán vốn đã xuất hiện từ lâu, hiện nay với các nước phát triển việc sử dụng thẻ ngân hàng đang trở thành mô hình tất yếu, trong đó có Việt Nam.
Trên thị trường hiện tại có rất nhiều hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt, nhưng sử dụng thẻ ngân hàng có lẽ quen thuộc nhất với người Việt Nam. Với đặc tính gọn nhẹ, dễ cất giữ, bảo quản và thanh toán, thẻ ngân hàng giờ đã là vật bất ly thân với nhiều người.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng mười chín tỷ thẻ ngân hàng các loại đang được lưu hành. Theo báo cáo của MasterCard, với việc sử dụng thẻ, các quốc gia đã tiết kiệm được 1% GDP so với chi phí bỏ ra khi giao dịch bằng tiền mặt. Tuy nhiên, con số này chỉ là một phần được hướng tới bởi thanh toán không dùng tiền mặt còn có thể hạn chế được những vấn đề thiếu minh bạch của việc thanh toán bằng tiền mặt.
Xã hội không tiền mặt không chỉ là xu hướng của các quốc gia châu Âu mà còn là xu hướng mang tính toàn cầu. Mục tiêu của Việt Nam là trong 3 năm tới, nước ta sẽ điều chỉnh để tiền mặt chỉ xuất hiện ở mức thấp hơn 10% trên tổng phương diện thanh toán. Khi các ngân hàng nước ngoài gia nhập thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam đa số đều tập trung phát triển mảng dịch vụ thẻ tín dụng, bởi đây là xu hướng tất yếu trong lộ trình phát triển xã hội tiêu dùng. Thị trường Việt Nam sẽ là một thị trường vô cùng tiềm năng.
2.3.2. Xu hướng phát triển trên thế giới
Thanh toán bằng thẻ ngân hàng tiếp tục là phương thức thanh toán đa dụng, tiện ích, được các tổ chức tín dụng trên thế giới chú trọng phát triển. Phương thức thanh toán bằng thẻ đã phát triển mạnh ở đa số các quốc gia, đáng chú ý, việc thanh toán thẻ qua hệ thống các máy chấp nhận thanh toán thẻ POS (Point of Sale) đang
trở nên phổ biến, nhất là ở Hàn Quốc. Các loại thẻ thanh toán phổ biến nhất là Visa Card, Master Card, American Express Card và EuroPay, bao gồm các loại:
- Thẻ tín dụng (Credit card), là loại thẻ ngân hàng phát hành cho phép người dùng thẻ tiêu dùng trước một số tiền mà ngân hàng cho “tạm vay” trong một hạn mức tín dụng nhất định. Tuy nhiên, để mở được thẻ này cần phải chứng minh tài chính với ngân hàng và trải qua quá trình xét duyệt khắt khe. Để được chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, người bán hàng trực tuyến trên Internet phải ký kết với một đối tác cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ (Merchant Account), có thể là các nhà cung cấp trực tiếp là các ngân hàng, hay tổ chức môi giới tài chính hoạt động với tư cách là một trung gian giữa người bán hàng với các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, đồng thời được trang bị phần mềm, phần cứng cần thiết để có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng trên website bán hàng của mình. Thanh toán bằng thẻ tín dụng là phổ biến nhất, chiếm khoảng 90% tổng giá trị các giao dịch TMĐT.
Việc chấp nhận thanh toán qua thẻ tín dụng giúp các doanh nghiệp nhanh chóng xây dựng được niềm tin với khách hàng, tăng doanh thu bán hàng do cung cấp giải pháp thanh toán tiện lợi, tiết kiệm thời gian và công sức để xử lý các nghiệp vụ thanh toán cho doanh nghiệp.
- Thẻ ghi nợ (Debit card), có chức năng cho phép chi tiêu dựa trên số dư tài khoản thẻ hay tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Có nghĩa là nếu bạn muốn sử dụng thẻ này thì phải tạo tài khoản ngân hàng và nạp vào trong tài khoản một số tiền nhất định. Khi sử dụng phương thức thanh toán này, tiền trong tài khoản của người mua ngay lập tức sẽ được rút ra sau khi giao dịch được ấn định. Với việc thanh toán được thực hiện cho từng giao dịch như vậy, người mua sẽ tránh được những “cú sốc” thẻ tín dụng khi ngân hàng gửi các bản kê thanh toán. Còn đối với người bán, họ có thể biết người mua có tiền để mua hàng thực sự hay không. Hiện nay, việc thanh toán bằng thẻ ghi nợ vẫn chưa thực sự phổ biến, hơn nữa khách hàng vẫn muốn tự bảo vệ mình bằng cách hạn chế số tiền ghi nợ ở một mức giới hạn nhất định nào đó. Thẻ thường được dùng khi bạn đi mua sắm tại các Trung tâm thương mại hay các quán ăn có máy cà thẻ. Có 2 loại thẻ ghi nợ là thẻ ghi nợ nội địa (thẻ
ATM) mà mọi người thường dùng để rút tiền ở ATM, chỉ có tác dụng tiêu dùng trong nước và thẻ ghi nợ quốc tế (Visa debit và Master debit), có thể tiêu dùng ở nước ngoài.
- Thẻ mua hàng (Charge card), cho phép chủ thẻ chi tiêu và tiến hành thanh toán định kỳ các khoản chi tiêu thông dụng, thường vào cuối tháng. Quy trình vận hành của thẻ mua hàng tương tự như các loại thẻ khác khi mua hàng trực tuyến. Lợi ích chính của thẻ mua hàng là tính hiệu quả do doanh nghiệp không phải thanh toán cho từng giao dịch nhỏ lẻ và dễ dàng tổng hợp các hóa đơn thanh toán để thanh toán gộp cho ngân hàng vào cuối kỳ thông qua phương thức chuyển tiền điện tử.
- Thẻ trả trước (Prepaid Card), là loại thẻ khá mới và thường được các công ty lớn có trung tâm mua sắm riêng hay các doanh nghiệp dịch vụ lớn phát hành cho khách hàng. Thẻ này không gắn liền với tài khoản ngân hàng và trong thẻ có ghi một số lượng tiền nhất định mà khách hàng phải nạp vào trước khi muốn mua sắm, hoặc có thể là dạng thẻ khuyến mãi, thẻ quà tặng mà doanh nghiệp tặng khách hàng thân thiết. Ví dụ như tại Lotte Centre, khi bạn mua sắm tại các quầy hàng ở đây thì phải dùng thẻ trả trước (thẻ thành viên) do Lotte phát hành, sau đó mới đến trung tâm thanh toán để thanh toán số tiền đã tiêu trong thẻ và tích điểm.
- Thẻ thông minh, là thẻ có gắn bộ vi xử lý (chip), có thể kết hợp thêm một thẻ nhớ, được dùng để lưu trữ các thông tin về chủ thẻ, giá trị tiền, kể cả xóa hoặc thay đổi thông tin trên thẻ. Mặc dù bộ vi xử lý có thể chạy được các chương trình giống một máy vi tính, song nó phải được dùng kết hợp với các thiết bị khác như máy đọc thẻ, máy giao dịch tự động ATM (Automatic Teller Machine). Các loại thẻ thông minh phổ biến là Visa Card, Visa Buxx, Mondex (thẻ gắn bộ vi xử lý của Master Card). Thẻ thông minh hiện được sử dụng rộng rãi vì các ứng dụng phong phú của nó, trong đó có những ứng dụng điển hình liên quan đến thanh toán điện tử như:
+ Thẻ dịch vụ khách hàng, được dùng phổ biến trong mua vé máy bay (thẻ Gold Card của Vietnam Airlines).
+ Thẻ công nghệ thông tin, cho phép các cá nhân có thể lưu thông tin cá nhân và sử dụng trong chứng thực để thực hiện các thanh toán điện tử.
+ Thẻ y tế và phúc lợi xã hội, giúp tiết kiệm thời gian và giảm các chi phí liên quan đến việc thực hiện các dịch vụ y tế và phúc lợi xã hội cho mọi công dân ở các nước phát triển như Đức, Pháp, Anh, Ý,..
2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra sâu rộng, đòi hỏi các ngành kinh tế mũi nhọn phải sẵn sàng cho cuộc cạnh tranh khốc liệt. Ngân hàng là một trong những ngành gặp phải nhiều thách thức nhất từ bên ngoài vì các NHTM Việt Nam còn rất non trẻ so với các ngân hàng lớn trên thế giới. Đứng trước thực trạng đó, Ngân hàng VietinBank buộc phải đổi mới theo hướng hoạt động thực sự có hiệu quả, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của thị trường. Qua nghiên cứu xu hướng phát triển dịch vụ thẻ của một số quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam, VietinBank rút ra một số kinh nghiệm cho mình:
Cần phân tích rõ thị trường và khả năng cạnh tranh để đưa ra chiến lược phát triển phù hợp. Chiến lược cần mang tầm dài hạn, và xác định mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn của chiến lược. Cần phải xác định rõ phân khúc thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu để có chiến lược cạnh tranh hợp lý cho từng phân khúc thị trường.
Việc chăm sóc khách hàng với phong cách phục vụ chuyên nghiệp và chất lượng phục vụ tốt sẽ tạo nên uy tín cho ngân hàng đối với khách hàng. Việc xây dựng mối quan hệ đặc biệt lâu dài với khách hàng cũng góp phần quan trọng trong việc củng cố lòng trung thành của khách hàng với ngân hàng.
Cần luôn thực hiện việc quảng bá thương hiệu thường xuyên và mang tính hệ thống khoa học để quảng bá hình ảnh và tạo dựng thương hiệu VietinBank - Nâng giá trị cuộc sống.
Nâng cao trình độ của nhân viên, xây dựng chuẩn mực phong cách phục vụ khách hàng. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có chất lượng cao (nhận thức, tầm nhìn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tác phong giao dịch, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp), ổn định nhằm đảm bảo hiệu quả
của hoạt động phát triển nghiệp vụ thẻ nói riêng cũng như các nghiệp vụ Ngân hàng nói chung của VietinBank.
Mở rộng hệ thống kết nối thẻ: Các quốc gia đều có một công ty kết nối hệ thống ATM của các ngân hàng trong quốc gia đó, đồng thời thực hiện việc thanh toán bù trừ giao dịch ATM giữa hệ thống ngân hàng cũng như cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thẻ trong việc giao dịch bằng thẻ ngân hàng. Ngoài việc phát triển các tính năng rút tiền, vấn tin giao dịch, hệ thống còn có thể mở rộng cho việc thanh toán tại các ĐVCNT của các ngân hàng khác nhau, cho phép chuyển khoản giữa các tài khoản khác ngân hàng. Liên minh này sẽ tạo ra sự thống nhất giữa các tổ chức phát hành thẻ trong nước, giúp các tổ chức phát hành liên kết để sử dụng chung nguồn tài nguyên của nhau như hệ thống máy ATM, tránh việc đầu tư xây dựng các điểm đặt máy ATM một cách tràn lan gây lãng phí tiền của của ngân hàng và ngoại tệ của Nhà nước.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói chung cần nhanh chóng nâng cao hơn nữa các nơi, trong nhiều việc mà còn phải nâng cao tính an ninh, bảo mật của thẻ . Làm được điều này sẽ cho người sử dụng thấy được tính năng ưu việt, sự khác biệt của thẻ thanh toán so với những chiếc ví thông thường.
Mở rộng mạng lưới ĐVCNT, hệ thống máy ATM và các NH điện tử hoạt động 24/24 và 7 ngày/tuần tại tất cả những điểm thuận tiện giao dịch cho khách hàng, đồng thời gia tăng các tiện ích của thẻ để thu hút khách hàng, đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ thẻ như Internet banking, mobile... nhằm đưa sản phẩm thẻ tiếp cận khách hàng.