Những kiến nghị, đề xuất cụ thể cho việc nâng cao hơn nữa hiệu quả triển khai,

Một phần của tài liệu Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 69 - 76)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.3. Những kiến nghị, đề xuất cụ thể cho việc nâng cao hơn nữa hiệu quả triển khai,

Để những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống thực tiễn cần phải có những biện pháp cụ thể

Thứ nhất, tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội

Quốc hội với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất có chức năng giám sát tối cao đối với mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước. Do vậy Quốc hội cũng có thẩm quyền giám sát đối với hoạt động PCQLNSNN cũng như trong việc thực hiện các quyền

67

hạn nhiệm vụ được phân cấp từ CQTW cho CQĐP. Do vậy, để các quy định của pháp luật về PCQLNSNN được thực thi hiệu quả trên thực tế cần thiết phải:

 Thưởng xuyên tăng cường giám sát việc PCQLNSNN theo hướng giám sát chuyên sâu vào hoạt động thực thi các quyền hạn được phân cấp cho CQĐP. Bởi trong hoạt động thực thi quyền hạn của cấp CQĐP đã bao gồm cả vấn đề liên quan đến thẩm quyền ban hành VBQPPL và thực hiện quyền hạn do luật quy định. Chỉ có trên cơ sở so sánh với các quy định của luật về PCQLNSNN cho CQĐP với việc thực thi các quy định này trên thực tế thì hoạt động giám sát của Quốc hội mới đạt được hiệu quả.

 Hoạt động giám sát phải thường xuyên, liên tục chứ không phải chỉ giám sát ở một giai đoạn nhất định. Việc thực thi các quyền hạn về PCQLNSNN trên thực tế không chỉ ở một giai đoạn mà cả trong một năm ngân sách hoặc trong thời hạn Luật NSNN có hiệu lực.

Do vậy, đối với khâu giám sát phải là giám sát cả một quá trình thực thi chứ không chỉ ở một giai đoạn cụ thể.

 Tăng cường giám sát thực thi các quy định về PCQLNSNN thông qua các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội chứ không chỉ giám sát dựa trên các báo cáo do các cơ quan nhà nước, kiểm toán nhà nước mang lại. Bởi vì trên thực tiễn, có nhiều báo cáo không phản ánh thực trạng việc thực thi các quyền hạn về PCQLNSNN một cách sát thực nhất.

Đó là còn chưa kể các số liệu được đưa vào các báo cáo. Do vậy, ngoài thông qua các cáo cáo của kiểm toán nhà nước thì Quốc hội phải thông qua các cơ quan, đại biểu quốc hội để giám sát việc thực thi các quyền hạn này trên thực tế.

Thứ hai, tăng cường nâng cao chất lượng của Kiểm toán nhà nước

Kiểm toán nhà nước được xác định là tổ chức giúp cho nhà nước có thể kiểm tra, kiểm soát NSNN, trong đó có những nội dung về PCQLNSNN. Để nâng cao hiệu quả QLNSNN thì cần phải:

 Tăng cường sự độc lập của kiểm toán nhà nước trong các hoạt động kiểm toán.

Kiểm toán nhà nước cần phải độc lập và khách quan trong quá trình kiểm tra, xác thực tính đúng đắn các số liệu liên quan đế PCQLNSNN. Để từ đó, số liệu này được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả trong quá trình phân cấp. Nếu số liệu không chính xác thì không thể làm

68

căn cứ để nói rằng việc phân cấp như vậy là có hiệu quả hay không hiệu quả. Bởi vì trên thực tế, suy cho cùng việc tạo ra các quy định của pháp luật cũng chỉ là để giúp nhà nước quản lý các quan hệ PCQLNSNN nói riêng. Cần phải có các số liệu để thấy rằng, trước khi thực thi việc PCQLNSNN và sau khi thực thi PCQLNSNN thì có sự khác biệt không? Và sự khác biệt này theo chiều hướng, quan điểm, mong muốn của nhà nước và phù hợp với các quy luật khách quan hay không.

 Tăng cường kiểm tra, giám sát của Kiểm toán nhà nước. Để nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của luật về PCQLNSNN thì cần phải triển khai các loại hình kiểm toán bên cạnh việc chỉ kiểm tra, giám sát, kiểm toán thông qua các báo cáo tài chính. Để làm được điều này thì cần phải triển khai mạnh hoạt động kiểm toán hoạt động. Thông qua kiểm toán hoạt động sẽ phát hiện được những vấn đề như chi sai mục đích, chi không đúng chế độ, điều kiện do luật quy định..cho những dự án, chương trình mà có sử dụng vốn là NSNN. Chỉ thông qua đó, việc kiểm toán mới hiệu quả và làm cho việc thực thi các quy định của pháp luật về PCQLNSNN trên thực tế mới được tuân thủ, tránh tình trạng sai rồi đến cuối năm không biết sửa thế nào.

Thứ ba, tăng cường công khai, minh bạch và giải trình của các cơ quan trong phân cấp quản lý NSNN.

Công khai, minh bạch, giải trình là một trong những phương thức nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật về PCQLNSNN. Bởi vì thông qua việc các cơ quan có thẩm quyền về PCQLNSNN công khai, minh bạch các hoạt động của mình thì người dân, cơ quan có thẩm quyền giám sát sẽ nắm được công việc mà cấp quản lý NSNN đó thực hiện.

Việc công khai, minh bạch ngân sách có thể thông qua rất nhiều hình thức cụ thể: báo cáo hàng quí, công khai tại trụ sở nơi làm việc của các cơ quan; công bố trên trang web chính thức của có quan có thẩm quyền; phát hành các sách, báo, ấn phẩm liên quan tới phân cấp QLNSNN và kết quả thực thi PCQLNSNN. Thông qua những hình thức này, người dân và cơ quan có thẩm quyền giám sát sẽ dễ dàng năm bắt, giám sát và chấn chỉnh khi phát hiện ra những hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của pháp luật về PCQLNSNN. Về nội dung công khai là toàn bộ các khoản thu, chi, cân đối dự

69

toán, quyết toán NSNN đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Chỉ có như vậy thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người dân mới có thể giám sát một cách đầy đủ những việc thực thi nội dung mà cấp có thẩm quyền được phân cấp trong QLNSNN và tăng trách nhiệm giải trình của các cơ quan có liên quan.

Thứ tư, nâng cao hoạt động giám sát của người dân về PCQLNSNN

Trong chính thể của Việt Nam, quyền lực nhà nước thuộc về người dân, người dân thành lập cơ quan đại diện và trao quyền lực của mình cho cơ quan đại diện và thực thi quyền lực thông qua cơ quan đại diện đó. Nên bên cạnh giám sát tối cao của Quốc hội đối với PCQLNSNN thì người dân còn trực tiếp tham gia vào việc giám sát thực thi pháp luật về PCQLNSNN thông qua hình thức giám sát cộng đồng. Đây là hình thức người dân trực tiếp giám sát đối với các hoạt động ngân sách nói chung và đối với PCQLNSNN nói riêng.

Điều 16 Luật NSNN 2015 có quy định về hình thức giâm sát cộng đồng đối với toàn bộ hoạt động NSNN, trong đó có PCQLNSNN. Để đảm bảo việc giám sát được hiệu quả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về PCQLNSNN phải cung cấp thông tin cho người dân khi có yêu cầu. Thông qua hoạt động giám sát này mọi hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về PCQLNSNN được phát hiện và bị xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, từng bước xây dựng chính quyền điện tử nhằm đáp ứng như cầu quản lý hiện đại

Việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng góp phần không nhỏ và việc thực thi các quy định của pháp luật về PCQLNSNN. Theo đó, việc quản lý các khoản thu, nhiệm vụ chi trên phần mềm hệ thống giúp cho cơ quan nhà nước càng ngày càng minh bạch hóa hoạt động.

Bên cạnh đó giúp dễ dàng cho sự tra soát, kiểm tra khi có vấn đề phát sinh xẩy ra. Bên cạnh đó tránh sự tiếp xúc trực tiếp của cơ quan nhà nước với các đối tượng bị quản lý tranh quan liêu, tham nhũng. Bên cạnh đó, nhờ triển khai hoạt động trực tuyến nên các quyết sách của nhà nước, địa phương nhanh chóng được chuyển tải tới các địa phương để triển khai kịp thời, chính xác và quan trọng hơn là giải đáp thắc mắc liên quan tới PCQLNSNN một cách nhanh chóng và công khai.

70

Bên cạnh đó, việc triển khai các buổi tập huấn, tuyên truyền phổ biến quy định của luật NSNN 2015 và các văn bản có liên quan về PCQLNSNN cũng được triển khai trên thực tế với quy mô toàn địa phương. Trước đây, để tập huấn hoặc tuyên truyền phổ biến thì cần có lớp, mỗi lớp chỉ có số lượng hạn chế về người và phải tổ chức nhiều lớp. Tuy nhiên khi triển khai hình thức trực tuyến, các các bộ chỉ cần ở tại địa phương và theo dõi. Từ đó, giúp cho các cán bộ nắm bắt vững, chính xác các quy định của pháp luật về PCQLNSNN và triển khai trên thực tế một cách hiệu quả.

71

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

1. Việc sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật về PCQLNSNN phải được thực hiện theo hướng: (1) bảo đảm tuân thủ Hiến pháp năm 2013 về phân cấp quản lý kinh tế nói chung và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước nói riêng; (2) phải phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; (3) phải thống nhất với các luật hiện hành hoặc định hướng sửa đổi, bổ sung các luật đó trong cùng thời kỳ; (4) phải phù hợp với phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn, thời kỳ để phù hợp với phát triển kinh tế- xã hội của đất nước; (5) phù hợp với thông lệ quốc tế.

2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về PCQLNSNN theo hướng: (1) bổ sung thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo hướng tạo sự chủ động cho các địa phương; (2) bổ sung quy định mức hỗ trợ cụ thể trong quy định về số thu bổ sung có mục tiêu hỗ trợ khắc phục thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; (3) sửa đổi/bổ sung quy định về tăng thu từ nguồn thu phát sinh từ dự án mới đi hoạt động; (4) sửa đổi/bổ sung quy định về chi khi chưa có quyết định của HĐND tỉnh; (5) bổ sung thêm trường hợp chi tại Khoản 2 Điều 59 vào loại trừ tại Khoản 2 Điều 12 Luật NSNN 2015.

3. Nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về PCQLNSNN thì cần phải: (1) tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội; (2) tăng cường nâng cao chất lượng của Kiểm toán nhà nước; (3) tăng cường công khai, minh bạch và giải trình của các cơ quan trong phân cấp quản lý NSNN; (4) nâng cao hoạt động giám sát của người dân về PCQLNSNN; (5) từng bước xây dựng chính quyền điện tử nhằm đáp ứng như cầu quản lý hiện đại.

72 KẾT LUẬN

Hành lang pháp lý về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước được thực hiện ở Việt Nam từ khi Luật NSNN ra đời cho tới nay đã giúp cung cấp/chuyển giao cho các cấp CQĐP một nguồn lực về tài chính để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của luật. Phân cấp càng mạnh mẽ bao nhiêu thì sự chủ động của các cấp CQĐP càng được tăng lên bấy nhiêu. Khi các cấp CQĐP có được sự chủ động cần thiết thì CQĐP sẽ tự mình quyết định các vấn đề quan trọng nhất của địa phương, phù hợp với nhiệm vụ thẩm quyền được giao và phù hợp với đời sống của người dân ở địa phương đó. Mặc dù về cơ bản theo quy định của Luật NSNN 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng, minh bạch, chi tiết, đồng bộ. Tuy nhiên sự vận động đi lên của các quan hệ xã hội nói chung trong đó có các quan hệ kinh tế là khách quan. Do vậy việc phải sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về PCQLNSNN để hành lang pháp lý này ngày càng hoàn thiện hơn là điều tất yếu.

73

Một phần của tài liệu Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)