Tăng cƣờng sử dụng các công cụ tài chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã sông công (Trang 107)

3 LĐ làm việc trong DN dân

4.3.3. Tăng cƣờng sử dụng các công cụ tài chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng

môi trƣờng

Trong nhóm giải pháp này, cần giải quyết ba vấn đề lớn:

- Thành lập quỹ môi trường để đầu tư các dự án bảo vệ môi trường. Việc thành lập quỹ môi trường để đầu tư các dự án bảo vệ môi trường.

Việc thành lập quỹ môi trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vào các dự án bảo vệ môi trường. Ban đầu, Chính phủ cấp vốn cho quỹ hoạt động, nhưng sau đó quỹ này sẽ do các tổ chức và cá nhân kinh doanh đóng góp. Quỹ môi trường có đặc trưng là hình thành và tăng cường mối quan hệ đa ngành; tạo điều kiện để tăng cường vai trò giám sát của chính quyền trong phong trào chống ô nhiễm, tạo dựng ổn định lâu dài cho phát triển bền vững KCN.

Các doanh nghiệp môi trường thường là những doanh nghiệp công ích, cho nên chính quyền cần có hoạt động đầu tư ban đầu cho các dự án hoạt động trong lĩnh vực này.

Do vậy, quỹ môi trường của tỉnh phải được UBND tỉnh thành lập với sự tham gia của chính quyền các cấp và các Ban, Ngành có chức năng liên quan; nguồn vốn ngân sách tỉnh trích ra hỗ trợ để đầu tư ban đầu. Hàng năm, quỹ được bổ sung từ nguồn thu phí bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp như: phí nước thải, vệ sinh, xử lý rác thải công nghiệp. . . Từ đó, gắn trách nhiệm của các doanh nghiệp và duy trì được nguồn lực để thực hiện các mục tiêu PTBV.

+ Đầu tư cho dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các khu, CCN; dự án cấp nước sạch và thoát nước thải tại các làng nghề TTCN; dự án quy hoạch thu gom CTR công nghiệp; dự án cải tạo cảnh quan môi trường và tăng cường cây xanh cho khu vực vùng đệm giữa KCN và khu dân cư; dự án cải tạo và phục hồi môi trường lại các khu vực sản xuất gạch sau khi khai thác.

+ Đầu tư xây dựng trạm quan trắc của tỉnh, đặc biệt là hệ thống quan trắc và giám sát môi trường nước và không khí ở các khu, CCN; hình thành mạng lưới quan trắc toàn diện trên địa bàn tỉnh.

+ Đầu tư vào một số dự án về giáo dục và nâng cao nhận thức môi trường cho các tổ chức, cá nhân như: dự án nâng cao nhận thức cho các học sinh, sinh viên trong các trường học phổ thông, trung học, cao đẳng và đại học trong tỉnh; dự án nâng cao nhận thức cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, huyện, thị trong tỉnh...

+ Đầu tư cho các dự án tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường như: dự án tăng cường tiềm lực trang thiết bị cho cơ quan quản lý môi trường; dự án tăng cường đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý môi trường cấp tỉnh, huyện, thị trong tỉnh

- Tăng vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường:

Tăng tỷ lệ chi ngân sách Nhà nước cho hoạt động bảo vệ môi trường bằng cách tăng các nguồn thu từ chính hoạt động này. Chẳng hạn, tăng tỷ lệ thuế suất, thuế tài nguyên, phí và lệ phí cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn môi trường, tăng mức phạt đối với hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường. . . Sử dụng nguồn thu tăng thêm này để đầu tư cho các hoạt động xử lý ô nhiễm, quản lý môi trường.

Hai là, xử lý kịp thời và nghiêm minh các hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp trong KCN

- Nâng mức phạt đối với các đối tượng gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí và những thiệt hại gây ra do hành vi vi phạm môi trường gây ra.

- Thường xuyên tổng hợp các trường hợp vi phạm luật bảo vệ môi trường và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cho cộng đồng dân cư được biết, để mọi người dân cùng tham gia bảo vệ môi trường.

- Bên cạnh xử phạt kinh tế, cần áp dụng các hình thức xử lý pháp luật khác như xử phạt hình sự đối với những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, dẫn đến bệnh tật nguy hiểm đối với người dân.

Ba là, bổ sung và hoàn thiện công cụ tài chính nhằm PTBV KCN

- Nới lỏng các quy định trong chính sách ưu đãi đối với các dự án “sản xuất sạch hơn” để tạo sức đẩy cho sản xuất công nghiệp chuyển mạnh mẽ sang xu hướng này.

+ Cho phép doanh nghiệp được chủ động lựa chọn phương pháp khấu hao đối với những tài sản đầu tư nhằm thực hiện “sản xuất sạch hơn”.

+ Đối với chi phí chờ phân bổ, theo quy định hiện hành, khi tính chi phí để đánh thuế, chi phí phân bổ thường phải đảm bảo yêu cầu phân bổ cho một số năm. Để khuyến khích doanh nghiệp “sản xuất sạch hơn”, có thể cho phép họ được quyền quyết định việc phân bổ ngay trong năm đầu hay một số năm tuỳ thuộc vào yêu cầu đổi mới công nghệ.

+ Đối với chi phí đào tạo bồi dưỡng kiến thức để thực hiện „sản xuất sạch hơn”, cho phép doanh nghiệp được tính toàn bộ chi phí này để tính thuế thu nhập doanh nghiệp mà không khống chế về hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng và mức chi phí theo chế độ quy định. Tuy nhiên, các chi phí đó phải dựa trên các chứng từ và căn cứ hợp lý.

- Triển khai đầy đủ và áp dụng hình thức hợp lý để thu các loại thuế, phí, lệ phí môi trường và áp dụng hình thức ký quỹ - đặt cọc đối với hoạt động sản xuất công nghiệp.

+ Thực hiện thu phí nước thải công nghiệp, phí CTR và các chất thải độc hại của sản xuất công nghiệp đối với tất cả các đối tượng hoạt động sản xuất công nghiệp. Với những trường hợp mà mức độ gây ô nhiễm có thể đo lường được, cần phải thu phí căn cứ trên số lượng và tính chất độc hại của chất thải. Mức thu phí dựa trên nguyên tắc là phải đủ để khắc phục tác động môi trường mà cơ sở đó gây ra.

+ Ban hành quy định quyền mua bán dịch vụ thẩm định môi trường để chủ các dự án đầu tư có điều kiện được cung cấp các dịch vụ này một cách

nhanh chóng khi làm thủ tục phê duyệt các dự án đầu tư. Đồng thời, với quy định đó cũng sẽ tạo thêm nguồn thu cho ngân sách, phục vụ cho hoạt động bảo vệ môi trường.

+ Áp dụng công cụ đặt cọc, hoàn trả nhằm đảm bảo cam kết phục hồi và chống ô nhiễm môi trường đối với tất cả các hoạt động khai thác tài nguyên. Đồng thời, nghiên cứu để đưa vào sử dụng hình thức này đối với các hoạt động đặc thù như thu gom các bao bì và xử lý CTR.

- Bổ sung những hạng mục còn thiếu và điều chỉnh mức thu thuế suất, phí, lệ phí phù hợp với yêu cầu PTBV khu công nghiệp.

+ Nâng thuế suất thuế tài nguyên đối với tất cả các loại tài nguyên. Đặc biệt, đối với tài nguyên quý hiếm như kim loại quý hay gỗ quý cần có mức thuế suất đủ cao để khai thác và sử dụng tiết kiệm và hợp lý hơn.

+ Nâng mức lệ phí đối với nước thải công nghiệp vì mức thu hiện nay chỉ bù đắp được một phần chi phí khắc phục ô nhiễm môi trường do nước thải gây nên.

+ Nâng phí đánh giá tác động môi trường trong các dự án đầu tư từ ngân sách Nhà nước để các cơ quan thực hiện hoạt động này có đủ kinh phí trang trải cho mọi hoạt động cần thiết.

+ Nghiên cứu để áp dụng thuế đánh vào khí thải CO2 ra môi trường nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính, đây là công cụ mà hiện nay tất cả các nước đều đã quan tâm xây dựng và thực hiện.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã sông công (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)