Thực trạng tác động lan toả về kinh tế-kỹ thuật

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã sông công (Trang 74)

2 KCN Sông Công II TX Sông Công (xã Tân Quang)

3.3.3.1. Thực trạng tác động lan toả về kinh tế-kỹ thuật

- Về GTSXCN:

Quan bảng 3.9 cho thấy KCN đạt được tốc độ tăng trưởng cao về GTSXCN, tổng doanh thu, kim ngạch xuất nhập khẩu và thu nộp ngân sách địa phương trong giai đoạn 2006-2011, tác động tích cực trong việc nâng cao thu nhập của người dân; tạo sự chuyển dịch cơ cấu nền KT theo hướng CNH, HĐH; tăng thu ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế; nâng cao kim ngạch xuất khẩu và hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội của Thị xã. Năm 2008 tỷ trọng GTSXCN của KCN Sông Công chiếm 11,6%, đến năm 2009, tỷ trọng

GTSXCN của KCN là 13,45%, đến năm 2011 tỷ trọng GTSX CN của KCN giảm so với các năm trước và đạt 8,89%.

Bảng 3.15: Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên

Năm ĐVT 2008 2009 2010 2011 GTSXCN Tỷ đồng 20,694.2 25,206.0 29,685.4 37,362.6

GTSXCN KCN Tỷ đồng 2.400 3.390,3 3.626,5 3.320,7

Tỷ trọng % 11,60 13,45 12,22 8,89

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2011

- Về thu nhập bình quân:

Ngoài việc tạo ra các sản phẩm, mặt hàng mới, quá trình phát triển công nghiệp của thị xã đã thu hút thêm lực lượng lao động góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập xoá đói giảm nghèo và thực hiện chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người của thị xã tăng dần theo các năm góp phần cải thiện đời sống của người dân (hình 3).

0 200 400 600 800 1000 1200 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Thu nhập bình quân đầu người (1000đ/người/tháng)

Hình 3. Thu nhập bình quân đầu người/tháng ở Thị xã Sông Công

Từ khi có KCN Sông Công đến nay đã thu hút được 5.856 lao động trong đó lao động trong các doanh nghịêp nhà nước là 467 lao động chiếm 7,97%, doanh nghiệp dân doanh là 5.137 lao động chiếm 87,72%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 3.050.000 đồng.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:

Với tốc độ tăng trưởng nhanh về GTSXCN, KCN Sông Công đã tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã cũng như của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng CN và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành sản xuất

nông nghiệp, thực sự trở thành nhân tố thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

Cơ cấu của thị xã đã có bước chuyển biến rõ rệt, bước đầu trở thành thị xã phát triển Công nghiệp. Ngành CN và xây dựng cơ bản đã thay thế ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiến tỷ trọng lớn trong CCKT, tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm, ngành DV có xu hướng giảm dần. Đến năm 2010, trong cơ cấu nền kinh tế thị xã Sông Công, tỷ trọng CN và xây dựng chiếm 78,3%; ngành dịch vụ chiếm 17,3%. Tỷ trọng CN và xây dựng chiếm gần 80% cơ cấu nền kinh tế cho thấy thị xã Sông Công đã cơ bản trở thành thị xã Công nghiệp.

- Về chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:

Với cơ chế chính sách và chủ trương phát triển các thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước đặc biệt từ khi thực hiện luật doanh nghiệp, khu vực kinh tế dân doanh phát triển với tốc độ khá nhanh. Bên cạnh đó, khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp của thị xã đã và đang tạo ra những sản phẩm mới, tạo động lực thúc đẩy công nghiệp địa phương phát triển. Đến tháng 12/2011, KCN Sông Công đã thu hút được 63 dự án đầu tư, trong đó có 03 dự án nước ngoài, 60 dự án trong nước (chủ yếu thuộc TPKT tư nhân). Cùng với việc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, KCN Sông Công cũng đã góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thị xã Sông Công theo sự chuyển dịch giá trị tổng sản phẩm giữa các thành phần kinh tế.

3.3.3.2. Thực trạng tác động lan toả về mặt xã hội

Thị xã Sông Công là địa bàn chung sống của 12 dân tộc anh em trong đó dân tộc Kinh chiếm 96,73%, các dân tộc khác chiếm 3,27% gồm có Sán Dìu, Tày, Nùng, Hoa, H‟Mông, Sán Cháy, Ngái,...

Trong những năm qua dân số của Thị xã gia tăng ở mức trung bình (1,0%/năm). Năm 2005 tổng số dân của thị xã là 47.537% người, đến năm 2010 dân số của thị xã là 49.840 người.

61,8% dân số, trong đó lao động có việc làm trong các ngành kinh tế quốc dân là 28.980 người chiếm 98%, lao động chưa có việc làm trong các ngành kinh tế quốc dân lao động nông, lâm nghiệp chiếm 56,3%; lao động công nghiệp, xây dựng, vận tải chiếm 28,4% và lao động các ngành dịch vụ chiếm 15,3%.

Riêng khu vực nội thị, cơ cấu lao động phân theo ngành có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ cao hơn so với lĩnh vực nông, lâm nghiệp, cụ thể là tỷ lệ lao động công nghiệp và xây dựng chiếm 51,1%, trong các ngành dịch vụ là 31,5%; trong lĩnh vực nông lâm nghiệp là 17,4%. Trong đó tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp của khu vực nội thị là 82,6%.

Hiện nay số người cần giải quyết việc làm hàng năm khoảng trên 1.200 người. Phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ đã và đang thu hút và cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng lao động khu vực.

Bảng 3.16: Quy mô, cơ cấu lao động trong KCN Sông Công

Đơn vị tính: Người

TT Nội dung Năm

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã sông công (Trang 74)