3 LĐ làm việc trong DN dân
4.3.4. Nâng cao vai trò quản lý nhà nƣớc, có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm phát triển bền vững khu công nghiệp
nghiệp nhằm phát triển bền vững khu công nghiệp
Không thể phát triển khu công nghiệp nói riêng tách rời phát triển kinh tế -xã hội dó đó, các cơ quan nhà nước các cấp không làm tốt chức năng, vai trò quản lý nhà nước của mình, cũng như thiếu các chính sách hỗ trợ cần thiết đối với các doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện của tỉnh Thái Nguyên, khi
mà nội lực của phần lớn các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Để làm được điều này, cần thực hiện các biện pháp sau:
Một là: Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tăng cường trách nhiệm của các cấp các ngành, nâng cao hiệu quả trong giải quyết và xử lý công việc, xoá bỏ dần các tầng nấc trung gian, nhiều đầu mối chồng chéo nhau, đơn giản hoá thủ tục, giấy tờ hành chính. Xây dựng và kiện toàn đội ngũ công chức, từng bước thực hiện tiêu chuẩn hoá theo chức danh công chức. Thực hiện tốt chính sách “một cửa, tại chỗ” trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thành lập và đăng ký doanh nghiệp. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc quản lý sau giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo ra sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Khuyến khích và tạo tâm lý yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Hai là, tuyên truyền phổ biến rộng rãi chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển khu công nghiệp nói riêng trên địa bàn. Tổ chức công khai hoá quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, lãnh thổ, các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp. Tư vấn cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong các lĩnh vực đầu tư, phát triển sản xuất trên cơ sở danh mục ngành nghề, sản phẩm ưu tiên đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến công tác thẩm định dự án đầu tư, cấp phép cần có những thông tin mang tính khuyến cáo để giúp các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có thông tin về lĩnh vực đầu tư dự kiến, hạn chế được những rủi ro và lãng phí trong đầu tư.
Ba là, xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên, các sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp phụ trợ cho từng giai đoạn, trong đó tập trung vào việc ưu tiên phát triển, tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp triển khai áp dụng công nghệ tiên tiến, thân
thiện môi trường, với các nội dung chủ yếu sau:
- Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.
- Hỗ trợ thiết kế sản phẩm, lựa chọn và chuyển giao công nghệ. - Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư, mặt bằng sản xuất.
- Hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế, bảo hộ sở hữu công nghiệp, áp dụng các bộ quy tắc ứng xử, chuẩn mực xã hội trong sản xuất công nghiệp.
- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực.