Nhóm các nhân tố thuộc về cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã sông công (Trang 28)

- Công tác quy hoạch KCN:

Thực hiện tốt công tác lập qui hoạch các KCN có tác động rất lớn đến quá trình phát triển của KCN, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả của KCN trong quá trình phát triển KT - XH của địa phương:

Yếu tố quan trọng nhất trong công tác lập quy hoạch KCN là xem xét việc lựa chọn vị trí đặt KCN sao cho KCN có khả năng thu hút đầu tư cao (có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông và kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ sinh hoạt), vừa gắn kết chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của địa phương, của vùng, của đất nước đảm bảo phát huy tác dụng lan toả, kích thích sự phát triển KT - XH của địa phương, vùng, đất nước, không ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành khác, đặc biệt là vấn đề an ninh lương thực.

Việc xác định quy mô về diện tích của KCN cần phù hợp với mục tiêu hình thành KCN, nhu cầu thực tế, năng lực tài chính, khả năng vận động thu hút đầu tư của các cấp chính quyền và DN đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.

Gắn kết chặt chẽ việc quy hoạch xây dựng KCN với quy hoạch xây dựng các khu đô thị, DV đảm bảo giải quyết nhà ở, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động thông qua các DV khám chữa bệnh, đầu tư trường học, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, đồng thời tạo việc làm, nâng cao thu nhập của nhân dân khu vực có đất thu hồi để xây dựng KCN.

Để thực hiện tốt công tác lập quy hoạch KCN các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải có định hướng đúng đắn, xác định rõ mục tiêu hình thành KCN, có sự thống nhất quan điểm, nhận thức về KCN và việc hình thành KCN. Nếu không sẽ dẫn đến những quan điểm, nhận thức sai lệch từ đó dẫn đến những sai lầm trong thực hiện công tác quy hoạch KCN.

Việc sai sót trong quy hoạch KCN gây ra những tổn thất và ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương:

Sai sót trong công tác lập quy hoạch KCN sẽ dẫn đến tình trạng quy hoạch treo, lãng phí nguồn lực đầu tư: vốn, tài nguyên đất; gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành khác: NN, giao thông, văn hoá, du lịch... Điều đó đồng nghĩa với sự không hiệu quả của KCN và ảnh hưởng đến việc phát triển bền vững KCN.

- Các chính sách phát triển KCN:

Các chính sách phát triển KCN bao gồm: chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chính sách thu hút, xúc tiến đầu tư, thực hiện các thủ tục hành chính; chính sách phát triển các loại hình DV phục vụ KCN (gọi chung là chính sách đối với KCN):

Việc xây dựng các chính sách đối với KCN có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hình thành và phát triển KCN, đặc biệt là đẩy mạnh việc phát triển nội tại KCN theo hướng bền vững.

Các chính sách hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị của đất nước, của địa phương, đảm bảo các thông lệ quốc tế sẽ:

+ Tạo thuận lợi cho các DN nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn hợp pháp, hoàn thiện các thủ tục pháp lý để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại và thực hiện dự án theo đúng tiến độ đặt ra tránh gây lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực: vốn, đất đai trong quá trình đầu tư xây dựng; giải quyết tốt vấn đề gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động của KCN;

+ Nâng cao khả năng thu hút đầu tư, thu hút những dự án đầu tư có hiệu quả KT - XH cao, nhanh chóng lấp đầy KCN;

+ Kích thích nhà đầu tư đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh; đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh; đầu tư phát triển khoa học, công nghệ, ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh của DN, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN và của KCN;

+ Cung cấp nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất của DN; hỗ trợ cung cấp các DV phục vụ đầu tư, sản xuất; giải quyết những vấn đề xã hội (nhà ở, khám chữa bệnh, trường học, vui chơi giải trí, việc làm...) tạo nên sự yên tâm và ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, của KCN.

Như vậy, các chính sách phù hợp sẽ đẩy mạnh sự phát triển nội tại KCN theo hướng bền vững và ngược lại sẽ không tạo nên sự phát triển bền vững KCN. Tuy nhiên, bên cạnh việc xây dựng chính sách đúng, hợp lý cần phải tổ chức thực hiện hiệu quả và đúng đắn các chính sách trên, điều đó rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển bền vững KCN.

- Công tác quản lý nhà nước đối với việc triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; triển khai thực hiện dự án và tổ chức sản xuất kinh doanh của các DN trong KCN:

Công tác quản lý đối với việc triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; triển khai thực hiện dự án và tổ chức sản xuất kinh doanh của các DN trong KCN là hoạt động rất quan trọng của các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với KCN.

Quản lý tốt việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đảm bảo việc thực hiện đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch KCN được duyệt, đảm bảo hạ tầng kĩ thuật KCN được xây dựng đồng bộ, đúng tiến độ, trên quan điểm sử dụng

hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đảm bảo nâng cao khả năng thu hút đầu tư, yêu cầu của các DN đầu tư vào KCN, không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất NN, giải quyết tốt các yếu tố có khả năng gây tác hại đến môi trường, nâng cao khả năng cải thiện môi trường sinh thái. Nếu không thực hiện tốt công tác quản lý sẽ gây ra tình trạng quy hoạch KCN bị phá vỡ, chậm triển khai đầu tư xây dựng hoặc đầu tư không đồng bộ gây lãng phí vốn, đất đai và không giải quyết được các tác nhân gây ảnh hưởng đến môi trường.

Quản lý chặt chẽ việc triển khai thực hiện dự án của các DN sẽ đảm bảo đưa dự án vào hoạt động theo đúng tiến độ đề ra, đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư, giám sát được những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình triển khai dự án và việc xây dựng các công trình xử lý các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường từ hoạt động của dự án; góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN; giám sát chặt chẽ việc sử dụng các nguồn lực: tài chính, nguyên, nhiên, vật liệu, lao động, máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ, thực hiện các biện pháp xử lý các nhân tố gây ảnh hưởng đến môi trường, đảm bảo sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực, không gây ô nhiễm môi trường, đạt sự tăng trưởng cao và bền vững của DN và của KCN.

Đồng thời quá trình quản lý triển khai dự án và tổ chức sản xuất kinh doanh của các DN KCN sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước rà soát, loại bỏ những DN không thực sự đủ năng lực đầu tư, những dự án hoạt động không hiệu quả, thay thế bằng những dự án, nhà đầu tư có hiệu quả hơn, giảm thiểu đến mức tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực đất, vốn, lao động và sự tăng trưởng, phát triển của KCN.

Như vậy, quản lý tốt quá trình triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng, triển khai dự án và tổ chức sản xuất kinh doanh của DN KCN sẽ nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực trong đầu tư, sản xuất, giảm thiểu các tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, giúp các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác xây dựng kế hoạch và chính sách phù hợp, nâng cao hiệu quả, đạt sự

tăng trưởng cao và ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN KCN, quản lý tốt việc xử lý các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ hoạt động của KCN, đảm bảo phát triển KCN theo hướng bềnvững.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã sông công (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)