a) Quy mô tăng trưởng kinh tế
Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2006- 2010 trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, đặc biệt là năm 2008, 2009 do tác động của cuộc khủng khoảng tài chính và tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu song Thị xã Sông Công đã đạt hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, nhiều chỉ tiêu dự kiến sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn được duy trì ở mức độ cao; cơ cấu đầu tư, cơ cấu cây trồng, vật nuôi có sự chuyển dịch theo hướng tích cực; lợi thế của từng ngành, từng địa phương được chú trọng khai thác; năng lực sản xuất của nhiều ngành được nâng lên; môi trường đầu tư được cải thiện; hạ tầng kinh tế - xã hội ở các địa phương được đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Bảng 3.2: Quy mô và tăng trƣởng kinh tế Thị xã Sông Công
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu (ĐVT: Tỷ đồng) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 GTSX (GO) (giá SS 1994) 1058 1400 1536 1553 1970 2541
Công nghiệp – xây dựng 720 1003 1122 1127 1477 1959
Công nghiệp 510 734 764 983 1243 1610
Xây dựng 210 269 358 144 234 349
Nông, lâm, ngƣ nghiệp 80,9 83,4 94 99,5 103,9 112,8
Nông nghiệp 75 76 83 87,5 90,4 98,8
Lâm nghiệp 5 6,2 10 11 12,5 13
Ngư nghiệp 0,9 1,2 1 1 1 1,3
Dịch vụ 257 314 320 326 389 469
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Sông Công đến năm 2020
1994), năm 2010 tăng lên 2541 tỷ đồng. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010là 19,2% trong đó nông, lâm, thuỷ sản đạt tốc độ bình quân 6,5%/năm; công nghiệp- xây dựng tăng 22,2%/năm; dịch vụ đạt 12,8%/năm.
Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được củng cố và phát triển thêm một bước; năng lực sản xuất được bổ sung đáng kể; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và nhanh hơn dự kiến. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Tính bình quân thu nhập đầu người tính theo GDP giá thực tế đã tăng từ 10,3 triệu đồng năm 2005 lên 26,3 triệu đồng vào năm 2010.
b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Kinh tế của thị xã Sông Công liên tục phát triển với mức tăng trưởng khá cao. Tốc độ tăng trường kinh tế bình quân 5 năm (2005-2010) đạt 19,19% trong đó công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng 26,5%; thương mại dịch vụ tăng 17%; nông - lâm nghiệp tăng 3,5%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế của thị xã Sông Công
ĐVT: %
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Cơ cấu GTSX theo ngành 100 100 100 100 100 100
Công nghiệp – xây dựng 65,4 67,2 69,5 76,8 77,4 78,3
Nông, lâm, ngƣ nghiệp 8,8 7,6 7,6 5,6 4,9 4,4
Dịch vụ 25,8 25,2 22,9 17,6 17,7 17,3
Nguồn: Niên giám thống kê Thị xã Sông Công giai đoạn 2005-2010
Tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng trong cơ cấu GTSX tăng từ 65,4% năm 2005 lên 78,3% năm 2010. Đồng thời tỷ trọng GTSX các ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 8,8% năm 2005 xuống 4,4% năm 2010. Ngành dịch vụ mặc dù tăng trưởng trung bình 5 năm qua đạt trung bình 15,4%/năm., GTSX nhóm ngành này năm 2010 còn 17,7%.
Cơ cấu thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể. Hiện nay trong 382 cơ
sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp có 56 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 330 hộ kinh doanh cá thể, thu hút trên 2500 lao động có việc làm. Trong khu vực thương mại, du lịch và dịch vụ số cơ sở kinh doanh cá thể là 1497 cơ sở trong khi chỉ có 28 doanh nghiệp.
c) Tình hình sản xuất nông-lâm nghiệp
Trong 5 năm qua (2005-2010) có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu cây trồng vật nuôi, ngành nghề ở nông thôn đang từng bước được đổi mới. Mô hình phát triển kinh tế trang trại, kinh tế vườn đồi, kinh tế VAC bước đầu được hình thành và mang lại hiệu quả kinh tế.
Do tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên năng suất cây trồng vật nuôi không ngừng tăng nhanh. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp có giảm nhưng do năng suất tăng cao nên sản lượng lương thực hàng năm vẫn vượt chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội đề ra. Các loại cây rau mầu, cây ăn quả, cây công nghiệp đều phát triển tốt. Riêng cây chè được quan tâm, đầu tư đưa giống chè cành và giống chè có năng suất cao vào thâm canh cho nên năng suất và chất lượng chè được bảo đảm. Toàn Thị xã hiện có 730 ha chè trong đó diện tích chè trồng mới trong 5 năm là 125 ha vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra.
d) Sản xuất công nghiệp và thu hút đầu tư Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2010 (theo giá so
sánh) ước đạt 1959 tỷ, gấp 2,72 lần so với mức thực hiện năm 2005, tăng bình quân 19,29% trong 05 năm 2005-2010. Trong đó riêng công nghiệp tăng 22,2%/năm, chiếm 82,2% tổng GTSX nhóm ngành CN-XD của Thị xã. Thu hút đầu tư trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng số dự án đã thu hút và vận động đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp là 8 dự án, vốn đăng ký đầu tư 473,6 tỷ đồng.
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công
ĐVT: Triệu đồng
Hạng mục 2005 2006 2007 2008 2009 2010
GTSX (GO) giá ss 1994 1058 1400 1536 1553 1970 2541 Công nghiệp - xây dưng 720 1003 1122 1127 1477 1959
Công nghiệp 510 734 764 983 1243 1610
Xây dựng 210 269 358 144 234 349
GTSX(CN-XD)/GTSX (HH) 65.4 67.2 69.5 76.8 77.4 78.3
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Sông Công đến năm 2020
Hiện nay trên địa bàn thị xã hiện có 2 KCN tập trung của tỉnh với tổng hiện tích 470ha, thu hút 40 doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh với tổng số vốn đăng kí gần 4.000 tỷ đồng, tổng doanh thu đạt 2.500 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 17 triệu USD, giải quyết công ăn việc làm cho trên 6.000 lao động. Ngoài ra thị xã còn có 3 cụm công nghiệp là Khuynh Thạch, Nguyên Gon và Bá Xuyên với diện tích 80,3 ha hiện đang có hàng chục doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
b) Hoạt động thương mại - dịch vụ
Trong thời gian qua, cùng với phát triển công nghiệp các hoạt động thương mại trên địa bàn Thị xã diễn khá sôi động. Hoạt động dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, phát triển mạnh ở tất cả các thành phần kinh tế với nhiều loại hình kinh doanh. Số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, thương mại tăng từ 19 cơ sở năm 2005 lên 29 doanh nghiệp vào cuối năm 2010; số cơ sở kinh doanh cá thể trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ năm 2010 đạt 1497 cơ sở, bằng 1,8 lần so với năm 2005. Trong đó riêng các cơ sở kinh doanh trong lĩch vực thương nghiệp, kinh doanh xe có động cơ, mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân chiếm 66,3% tổng số cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ. Tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ cũng gia tăng nhanh chóng, đến năm 2010 đã có trên 3000 lao động.
c) Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội:
Trong nhiệm kỳ vừa qua Thị xã đã huy động hàng trăm tỷ đồng cho đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở kể cả hạ tầng đô thị và hạ tầng nông thôn, bao gồm nguồn vốn Trung ương và vốn đầu tư thuộc chương trình mục tiêu, vốn ngân sách Tỉnh, vốn ngân sách Thị xã và vốn do nhân dân đóng góp. Từ các nguồn vốn nêu trên Thị xã đã cơ bản hoàn thành các chương trình, dự án. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, hàng năm Thị xã tiếp tục giành nguồn vốn đối ứng thích hợp để các xã, phường xây dựng cơ sở hạ tầng, bê tông hoá đường giao thông, cứng hoá kênh mương nội đồng, xây dựng trường học, trạm y tế, nhà văn hoá, khu vui chơi thể thao.v.v… Trong 5 năm đã có hơn 57 km đường giao thông được bê tông hoá, hơn 12,5 km kênh mương được cứng hoá, xây mới được 34 nhà văn hoá.