Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã sông công (Trang 67)

2 KCN Sông Công II TX Sông Công (xã Tân Quang)

3.3.2.3. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch 6 khu công nghiệp (KCN) và 01 KCN – đô thị, với tổng diện tích 3.770 ha, bao gồm: Sông Công I (diện tích 220 ha), Sông Công II (diện tích 250 ha), Quyết Thắng (diện tích 200 ha), Nam Phổ Yên (diện tích 200 ha), Tây Phổ Yên (diện tích 200 ha) và Điềm Thuỵ (diện tích 350 ha); KCN - đô thị Yên Bình (diện tích 2.350 ha). Trong đó có 03 khu đã quy hoạch chi tiết với tổng diện tích là 413,38 ha là: Sông Công I (diện tích 168,58ha), Nam Phổ Yên (diện tích 75,2 ha), Điềm Thuỵ (diện tích 170 ha), KCN- Đô thị Yên Bình (diện tích 2.350 ha).

Tính đến tháng 12/2011, KCN Sông Công I đã thu hút được 63 dự án đầu tư, lấp đầy 69 ha (03 dự án có vốn đầu tư nước ngoài), tổng số vốn đăng ký 5.580,07 tỉ đồng, có 31 dự án đã hoàn thành đầu tư, đi vào sản xuất kinh doanh, tổng doanh thu ước đạt 3.448,36 tỉ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 530 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là hàng dệt may. Giải quyết việc làm cho 5.856 lao động. GTSXCN, tổng sản phẩm, kim ngạch xuất khẩu, thu nộp ngân sách (chủ yếu thông qua thuế) và tạo công ăn việc làm của các KCN Sông Công không ngừng gia tăng, đạt tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển KT-XH Sông Công cũng như của tỉnh.

- Về GTSXCN:

Bảng 3.9: Số dự án đầu tƣ và GTSXCN của Khu công nghiệp Sông Công

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số DN được cấp Giấy chứng nhận đầu tư DN 24 26 31 35 51 63 Số lượng DN đi vào hoạt động DN 21 22 23 28 31 30 Số lượng DN đi vào hoạt động/Số DN được cấp Giấy chứng nhận đầu tư % 87,0 84,62 74,19 80,00 60,78 47,62 GTSXCN T.đồng 413,6 1.195,3 2.400 3.390,3 3.626,5 3.320,7 Tốc độ tăng % 189 101 41 7 -2 Bình quân % 67,19

Nguồn: Ban quản lý các KCN Thái Nguyên.

Qua bảng phân tích trên cho thấy, GTSXCN của các DN KCN không ngừng tăng trưởng: Năm 2006 khi mới có 21 DN đi vào hoạt động, GTSXCN đạt 413,6 tỷ đồng nhưng đến năm 2011 với 30 DN đi vào hoạt động GTSXCN đạt 3.320,7 tỷ đồng, tăng gấp 8,02 lần so với năm 2006, tốc độ tăng

trưởng bình quân hàng năm đạt 67,19%.

- Về tổng sản phẩm:

Bảng 3.10: Tổng sản phẩm trong KCN Sông Công

Nội dung ĐVT Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng sản phẩm Tỷ đồng 525,6 1.204,8 2.444,5 3607 3.891,8 3.483,4 Tốc độ tăng % 129,2 102,9 47,5 7,9 -10,5 Bình quân % 71.9 55,4

Nguồn: Báo cáo thống kê Thị xa Sông Công

Tổng sản phẩm của KCN Sông Công năm 2006 là 525,6 tỷ đồng, đến năm 2011 đạt 3483,4 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân là 55,4%. Có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩn (doanh thu) của các DN KCN qua các năm không ổn định. Tốc độ tăng cao nhất là năm 2007 với 129,2%, thấp nhất là năm 2011 với -10,5% so với năm 2010.

- Kim ngạch xuất khẩu:

Bảng 3.11: Kim ngạch xuất khẩu của KCN Sông Công

Nội dung ĐVT Năm

2006 2007 2008 2009 2010 2011

Kim ngạch xuất khẩu Tỷ đồng 123,4 310 292,25 379,31 530

Tốc độ tăng % 151 -6 29,8% 39,7

Bình quân % 54

Nguồn: Báo cáo của Ban quản lý KCN năm 2011.

Năm 2006, các DN đi vào hoạt động chủ yếu là các DN có vốn đầu tư trong nước, thực hiện việc đầu tư tại KCN với mục tiêu di chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh, kim ngạch xuất khẩu tại KCN Sông Công không có. Năm 2007, khi các DN mới đầu tư ổn định sản xuất ,với sự đóng góp của 01 DN có vốn đầu tư nước ngoài (Công ty TNHH Titan Hoa Hằng Thái Nguyên) và 01 DN trong tỉnh (Công ty Nhà Máy may TNG Sông Công) kim ngạch

xuất khẩu đạt 123,4 tỷ đồng. Năm 2010, có 01 DN xuất khẩu (Công ty Nhà Máy may TNG Sông Công), kim ngạch xuất khẩu đạt 530 tỷ đồng, tăng gấp 4,3 lần năm 2007, tốc độ tăng bình quần hàng năm đạt 54%. Kim ngạch xuất khẩu của KCN Sông Công chủ yếu là hành may mặc.

- Thu nộp ngân sách

Bảng 3.12: Thu nộp ngân sách tại KCN Sông Công

Nội dung ĐVT Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Thu nộp ngân sách Tỷ đồng 13,3 14,57 31,7 17,695 38,409 45,71 Tốc độ tăng 9,55 117,57 -44,18 117,06 19,01 Bình quân 43,8

Nguồn: Báo cáo của Ban quản lý các KCN Thái Nguyên năm 2011.

Số thu nộp ngân sách nhà nước của KCN Sông Công chủ yếu từ các loại thuế. Theo các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư của nhà nước thì các DN KCN đều được miễn thuế thu nhập DN trong thời gian 04 năm và được giảm 50% số thuế phải nộp cho 8 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế. Do đó, thu nộp ngân sách nhà nước của các KCN chủ yếu từ Thuế GTGT, thuế môn bài nên số thuế số thu nộp chưa cao. Bảng trên cho thấy, năm 2006 thu nộp ngân sách của KCN Sông Công đạt 13,3 tỷ đồng, năm 2007 đạt 14,57 tỷ đồng, năm 2008 đạt 31,7 tỷ đồng, Năm 2009 thu nộp ngân sách đạt 17,695 tỷ đồng giảm so với năm 2008 là 14,005 tỷ đồng, năm 2010 đạt 38.409 tỷ đồng, năm 2011 đạt 45,71 tỷ đồng tăng gấp 3,43 lần so với năm 2006. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2011 là 43,8%. Vấn đề thu ngân sách từ các khoản thuế đối với KCN chưa thực sự phát huy tác dụng do các DN đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh còn đang được miễn, giảm thuế theo các chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước.

- Về giải quyết việc làm:

Bảng 3.13: Quy mô lao động của KCN Sông Công Nội dung ĐVT Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số lao động người 1.728 3.634 5.279 5.137 5.730 5.856 Tốc độ tăng % 110,3 45,3 -2,7 11,5 2,2 Bình quân % 33,3

Nguồn: Báo cáo thống kê của Thị xã Sông Công

Theo bảng số liệu trên cho thấy năm 2006 giải quyết việc làm cho 1.728 lao động, trong đó chủ yếu là lao động địa phương. Tính đến tháng 12/2011, KCN Sông Công đã giải quyết việc làm được 5.856 lao động, trong đó lao động địa phương là chính và chủ yếu là lao động ở quanh khu đền bù KCN. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2011 là 33,3%. Việc thu hút nhiều lao động làm việc tại KCN Sông Công cho thấy hiệu quả xã hội đem lại từ các KCN là rất lớn.

- Thu nhập bình quân của người lao động:

Bảng 3.14: Thu nhập bình quân của ngƣời lao động trong KCN Sông Công

Nội dung ĐVT Năm

2006 2007 2008 2009 2010 2011 Thu nhập Thu nhập bình quân đồng 970000 1050000 1500000 1900000 2200000 3050000 Tốc độ tăng % 8,25 42,86 26,67 15,79 38,64 Bình quân % 26,44

Nguồn: Báo cáo của Ban quản lý các KCN Thái Nguyên giai đoạn 2006-2011.

Theo đánh gia chung từ năm 2006 đến năm 2011 tăng từ 970.000 đồng lên 3.050.000 đồng/người/tháng, tốc độ tăng bình quân thu nhập của người lao động là 26,44%. Nhìn chung đó là mức thu nhập thấp so với tình hình giá cả hiên nay. Mức thu nhập thấp đã không chỉ ít hẫp dẫn nhân lực, kể cả nhân lực phổ thông, mà còn là một nguyên nhân khiến trong những năm qua, người lao động đã không có cơ hội tự đào tạo, DN cũng không quan tâm nhiều đến vấn đề nâng cao chất lượng nhân lực và là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc

đình công tại các DN trong KCN.

Trong những năm vừa qua, do có biến động lớn của thị trường, các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh và hầu hết các giá cả nhóm yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh đều tăng. Đã làm ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và chính sự tác động mạnh của thị trường các yếu tố đầu vào đã làm ảnh hưởng đến sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nhưng với tinh thần chủ động, sáng tạo của tập thể lãnh đạo, cán bộ và công nhân viên của đa số doanh nghiệp đã khắc phục được khó khăn, chủ động, năng động sáng tạo trong điều hành sản xuất và đã vươn lên làm ăn có lãi như: Nhà máy kẽm điện phấn; Công ty Cổ phần đầu tư và Thương mại TNG; Công ty Cổ phần thép Thái Nguyên; Trung tâm Thương nghiệp và Xây lắp Thái Nguyên... và chính sự vươn lên đó các doanh nghiệp này đã có đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm với thu nhập ổn định cho con em của địa phương.

Bên cạnh đó, còn một số doanh nghiệp do những hạn chế lựa chọn công nghệ; quản lý sản xuất kinh doanh; việc chứng minh để huy động vốn còn yếu. Dẫn đến các DN này không đảm bảo được các yếu tố sản xuất ổn định dẫn đến hiệu quả sản xuất chưa cao, vì thế chưa có đóng góp cho kinh tế - xã hội như: Công ty TNHH Phương Đông, Doanh nghiệp Phác Hương, Công ty Cổ phần Công nghệ sao xanh, Công ty cổ phần Xây lắp điện Thái Nguyên....

Qua phân tích ở trên cho thấy, các KCN Sông Công tuy đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao về GTSXCN, doanh thu, kim ngạch xuất khẩu; đã bước đầu có những đóng góp cho ngân sách địa phương, tạo nhiều việc làm cho người lao động... Điều đó tạo nên sự phát triển nhanh của KCN Thái Nguyên nói chung và KCN Sông Công nói riêng, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững KCN cần quan tâm giải quyết đó là: Hiệu quả hoạt động của các DN KCN còn thấp, chất lượng tăng trưởng cao, chưa ổn định, không tương xứng với tiềm năng của KCN; năng suất lao động, thu nhập bình quân của người lao động thấp, đời sống của người lao động còn

gặp nhiều khó khăn; chấp lượng lao động làm việc tại KCN thấp, tỷ lệ lao động có tay nghề còn chưa cao.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã sông công (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)