Hệ số chuyên môn hoá và liên kết kinh tế

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã sông công (Trang 73)

2 KCN Sông Công II TX Sông Công (xã Tân Quang)

3.3.2.5. Hệ số chuyên môn hoá và liên kết kinh tế

Trong các KCN Sông Công, các DN hoạt động chủ yếu tập trung ở một số ngành: Chế biến nông sản, thực phẩm, Vật liệu xây dựng, Cơ khí chế tạo, May mặc, điện tử.... Ngoài ra, có một số DN hoạt động trong lĩnh vực DV: vận tải, dịch vụ khách sạn, dịch vụ ăn uống, sân chơi thể thao, kho bãi, xuất nhập khẩu, ngân hàng...

Mối quan hệ liên kết KT chủ yếu được thực hiện giữa các DN sản xuất với các DN DV trong các lĩnh vực vận tải, kho bãi.... trong KCN chưa nhiều, chủ yếu các DN quan hệ với các DN vận tải bên ngoài.

Mối quan hệ liên kết KT giữa các KCN với nhau, giữa các KCN với các CCN thấp, ít có sự liên kết về tồ chức sàn xuất mà chủ yếu là liên kết sử dụng các sản phẩm hỗ trợ phục vụ sản xuất, cung cấp dịch vụ.

Trong các KCN đều quy hoạch diện tích dùng để đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi, kho trung chuyên hàng hoá... thu hút các DN DV vận tải, cho thuê kho đầu tư, tổ chức hoạt động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN KCN. KCN Sông Công được đầu tư xây dựng các trạm biến áp, hệ thống điện động

lực, chiếu sáng; Trạm cấp nước sạch, hệ thống cấp nước sạch; Hệ thống thoát nước mưa, nước thải; Trạm xử lý nước thải, với công suất thiết kế đảm bảo nhu cầu của các nhà đầu tư. Các điểm đấu nối phục vụ cho các chà máy của DN được bố trí ngay sát hàng rào rất thuận tiện cho việc quản lý, duy tu bảo dưỡng và đấu nối sử dụng của các DN.

Với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, chất lượng tốt, các KCN Thái Nguyên nói chung và KCN Sông Công nói riêng đã thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

3.3.3. Thực trạng tác động lan tỏa của khu công nghiệp Sông Công theo hƣớng bền vững

Trong những năm quan, tuy chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh, chưa thực sự có nhiều mối liên kết kinh tế với bên ngoài nhưng KCN Sông Công đã có những tác động lan toả tích cực đối với quá trình phát triển kih tế - xã hội của địa phương, nhất là địa phương có KCN. Tạo nên sự chuyển dịch CCKT, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH. Kích thích phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng của địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Bước đầu có những đóng góp cho ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế. Tạo nên sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã sông công (Trang 73)