Một số đo lường chất lượng cuộc sống của các tổ chức quốc tế và quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Phương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng cuộc sống ở Việt Nam (Trang 35 - 42)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

1.1. Một số vấn đề lý luận chung về chất lượng cuộc sống

1.1.3. Một số đo lường chất lượng cuộc sống của các tổ chức quốc tế và quốc gia trên thế giới

Trong những năm qua, dựa trên nền những nghiên cứu về CLCS của các học giả trên toàn thế giới, nhiều tổ chức quốc tế, các quốc gia và các cơ quan trong khu vực công đã có những nghiên cứu khác nhau nhằm đo lường và đánh giá sự thay đổi của CLCS giữa các quốc gia, các thành phố, các cộng đồng... Trên cơ sở đó, nhiều chỉ số tổng hợp CLCS đã được công bố rộng rãi.

Đi đầu trong phong trào đánh giá CLCS toàn cầu là các cơ quan của Liên hợp quốc.

Trong khi báo cáo hàng năm của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (United Nation Development Programme - UNDP) về chỉ số HDI tại tất cả các quốc gia trên thế giới được xem như bản đánh giá về CLCS toàn cầu thì báo cáo về chỉ số WHI của Liên hợp quốc lại đưa ra một xếp hạng về mức độ hạnh phúc của các quốc gia. Nhìn chung, các chỉ số này đều có những cách tiếp cận mới, có tính hệ thống, coi phát triển con người, hạnh phúc là sự mở rộng cơ hội lựa chọn để con người có thể đạt đến cuộc sống trường thọ, khỏe mạnh, hạnh phúc và bền vững. Tuy nhiên, trên thực tế, do sự hạn chế về nguồn thông tin, HDI là chỉ số đo lường về phát triển con người nhưng lại không thể đưa ra một bức tranh trọn vẹn về phát triển con người. Tương tự, WHI cũng chỉ mới đề cập đến vài khía cạnh của cuộc sống, chưa đủ để đo lường sự hạnh phúc như tên gọi của nó.

Trong khi đó, CLCS lại là một khái niệm rộng và có một số điểm khác biệt so với hai khái niệm trên.

Theo WHO (1998), CLCS là một cảm nhận có tính chủ quan của cá nhân đặt trong bối cảnh môi trường xã hội và thiên nhiên. Với quan điểm đó, WHO đã xây dựng hai công cụ đo lường CLCS là WHOQOL-100 và WHOQOL-BREF (rút gọn từ WHOQOL- 100) được sử dụng ở nhiều bối cảnh khác nhau mà vẫn cho phép so sánh kết quả giữa các tổng thể hoặc các quốc gia (cách tiếp cận xuyên văn hóa). Cả 4 khía cạnh: thể chất, tâm lý, xã hội và môi trường đều được xem xét và được chia thành 6 thành phần khác nhau. Tuy nhiên, các công cụ này thường được sử dụng trong nghiên cứu, hoạch định chính sách… có liên quan đến vấn đề y tế, sức khỏe.

Trên cơ sở các gợi ý của Ủy ban Đo lường Hiệu quả kinh tế và Tiến bộ xã hội, OECD đã nghiên cứu và tính chỉ số Cuộc sống tốt đẹp hơn cho 35 quốc gia thành viên và một số đối tác chính như Brazil, Nga và Nam Phi; Eurostat đã xây dựng ấn phẩm online “Chất lượng cuộc sống ở châu Âu” (Quality of Life in Europe) nhằm cung cấp các số liệu thống kê mới nhất về CLCS của các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu. Các chỉ số này đều bao gồm trong đó các khía cạnh chủ quan và khách quan nhằm phản ánh CLCS, sự hạnh phúc.

Bên cạnh những tổ chức quốc tế lớn kể trên, nhiều cơ quan, tổ chức quốc tế khác cũng đưa ra các kết quả nghiên cứu về CLCS. EIU đã xây dựng chỉ số CLCS dựa trên phương pháp kết nối kết quả các cuộc điều tra sự hài lòng mang tính chủ quan với cuộc sống và các yếu tố mang tính khách quan về CLCS ở các quốc gia. Năm 2013, chỉ số này được đổi tên thành chỉ số Nơi được sinh ra cho biết liệu quốc gia nào sẽ cung cấp những cơ hội tốt nhất cho một cuộc sống lành mạnh, an toàn và thịnh vượng trong những năm tới. Trong ‘Thế giới năm 2013’, số liệu được thu thập, tính toán và xếp hạng cho 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.

Với mục tiêu đo lường sự hạnh phúc bền vững và tác động của môi trường, NEF đã xây dựng chỉ số HPI trên cơ sở kết hợp bốn yếu tố - sự hạnh phúc, tuổi thọ, sự bất bình đẳng và dấu chân sinh thái - nhằm chỉ ra cư dân của các quốc gia khác nhau đang sử dụng tài nguyên môi trường hiệu quả như thế nào để sống một cuộc sống lâu dài, hạnh phúc, trong đó nhấn mạnh yếu tố môi trường.

Bảng 1.5 dưới đây trình bày tóm tắt về các thành phần của CLCS trong một số nghiên cứu của các tổ chức quốc tế. Nội dung chi tiết của các thành phần cũng như các chỉ tiêu thống kê đo lường từng thành phần đó được trình bày chi tiết trong Phụ lục 2 của luận án.

Bảng 1.5. Các thành phần của CLCS trong một số nghiên cứu của các tổ chức quốc tế

Nghiên cứu Các thành phần Nguồn

Chỉ số HDI của UNDP 3 thành phần: thu nhập; sức khỏe và tri thức 4 chỉ tiêu

Đo lường khách quan

UNDP (2016)

Chỉ số WHI của Liên hợp quốc

6 chỉ tiêu: GDP bình quân đầu người; số năm sống khỏe mạnh; hỗ trợ xã hội;

nhận thức về tham nhũng; sự tự do đưa ra các quyết định trong cuộc sống; và lòng hảo tâm

Đo lường khách quan và chủ quan

Helliwell, J. và cộng sự (2016)

CLCS của WHO 6 thành phần: các vấn đề thể chất; các vấn đề tâm lý; mức độ độc lập; các mối quan hệ xã hội; môi trường; và tâm linh/ tôn giáo/ tín ngưỡng cá nhân.

Đo lường chủ quan

WHO (1998)

Chỉ số Cuộc sống tốt đẹp hơn của OECD

11 thành phần: nhà ở; thu nhập; việc làm; cộng đồng; giáo dục; môi trường; sự tham gia của công dân; sức khỏe; sự hài lòng với cuộc sống; sự an toàn và sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

22 chỉ tiêu

Đo lường khách quan và chủ quan

OECD (2018)

Chất lượng cuộc sống ở châu Âu của Eurostat

9 thành phần: các điều kiện sống vật chất; các hoạt động sản xuất chủ yếu; sức khỏe; giáo dục; giải trí và tương tác xã hội; sự an toàn về kinh tế và thể chất;

quản trị và các quyền cơ bản; môi trường sống và môi trường tự nhiên; và trải nghiệm cuộc sống chung

27 chỉ tiêu

Đo lường khách quan và chủ quan

Eurostat (2018)

Nghiên cứu Các thành phần Nguồn Chỉ số Nơi được sinh

ra của EIU

10 thành phần: sự thoải mái về vật chất; bảo đảm việc làm; chất lượng cuộc sống cộng đồng; khí hậu; tình trạng tự do chính trị; tuổi thọ trung bình; bình đẳng giới; xếp hạng an toàn thể chất cá nhân; chất lượng cuộc sống gia đình;

quản trị.

12 chỉ tiêu

Đo lường khách quan và chủ quan

Kekic (2012)

Chỉ số HPI của NEF 4 thành phần: sự hạnh phúc; tuổi thọ; sự bất bình đẳng; và dấu chân sinh thái Đo lường khách quan và chủ quan

NEF (2018)

Chỉ số chất lượng sống của Mercer

10 thành phần: môi trường chính trị xã hội; môi trường kinh tế; môi trường văn hóa xã hội; y tế và chăm sóc sức khỏe; giáo dục và đào tạo; dịch vụ công và vận chuyển; vui chơi giải trí; cung cấp sản phẩm tiêu dùng; nhà ở; và môi trường tự nhiên.

39 chỉ tiêu

Đo lường khách quan

Mercer (2010)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.

Đo lường CLCS và sự hạnh phúc cũng được thực hiện ở nhiều quốc gia. Khái niệm về CLCS và các thành phần của CLCS được xác định tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của từng quốc gia.

Có những khái niệm đã được đề cập từ rất sớm như Tổng hạnh phúc quốc gia xuất phát ở Bhutan từ những năm 1970 mà sau này được xây dựng thành chỉ số GNH - đo lường CLCS hay tiến bộ xã hội dưới giác độ tâm lý học và triết học.

Ở nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Canada, New Zealand… còn có nhiều nghiên cứu về CLCS ở cấp cộng đồng cho đến cấp vùng, bang và cấp quốc gia. Chẳng hạn, dự án CLCS của New Zealand được khởi xướng vào năm 1999 nhằm phản ứng với các áp lực ngày càng tăng trên các cộng đồng đô thị, mối quan tâm về tác động của đô thị hóa và những ảnh hưởng của nó đến phúc lợi của người dân. Mục tiêu chính của dự án này là cung cấp thông tin cho những người làm chính sách nhằm cải thiện CLCS ở các đô thị chính của New Zealand.

Bên cạnh đó, nhiều quốc gia ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông… và một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Malaysia cũng đã triển khai nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Chỉ số GHI của Thái Lan cho biết trạng thái mà người Thái đang hạnh phúc với CLCS tốt, có sự cân bằng tốt giữa thể chất, tinh thần và trí tuệ; các nền kinh tế, xã hội và môi trường được tích hợp tốt tạo thành một mô hình toàn diện; người Thái sống trong xã hội hòa bình và hài hòa, trong đó có sự cân bằng tốt giữa con người với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Trong khi đó, ở Malaysia, khái niệm về CLCS bao gồm những tiến bộ cá nhân, sự tiếp cận và tự do nâng cao kiến thức và một chuẩn mực sống vượt trội so với các nhu cầu cơ bản của các cá nhân và các nhu cầu về tâm lý nhằm đạt được một mức độ phồn vinh của xã hội tương thích với khát vọng của dân tộc. Từ khái niệm, các thành phần của khái niệm và các chỉ tiêu phản ánh đã được xác định, là cơ sở để đo lường CLCS.

Bảng 1.6 trình bày tóm tắt các thành phần của CLCS trong một số nghiên cứu của các quốc gia trên thế giới. Chi tiết về các chỉ tiêu thống kê trong từng thành phần được trình bày trong Phụ lục 2.

Bảng 1.6. Các thành phần của CLCS trong một số nghiên cứu của các quốc gia trên thế giới

Quốc gia Các thành phần Nguồn

Chỉ số GNH của Bhutan

4 trụ cột: quản trị tốt; phát triển KTXH bền vững; bảo tồn văn hóa; và bảo vệ môi trường.

9 thành phần: tình trạng tâm lý; sức khỏe; giáo dục; sử dụng thời gian;

đa dạng và phục hồi văn hóa; quản trị tốt; sức sống cộng đồng; đa dạng và phục hồi sinh thái; và mức sống.

33 chỉ tiêu

Đo lường khách quan

GNHCentreBhutan (2018)

CLCS ở New Zealand 11 thành phần: người dân; kiến thức và kỹ năng; sức khỏe; sự an toàn;

nhà ở; kết nối xã hội; quyền dân sự và chính trị; mức sống vật chất; phát triển kinh tế; môi trường tự nhiên; và môi trường nhân tạo.

68 chỉ tiêu

Đo lường khách quan và chủ quan

Qualityoflifeproject (2007)

CLCS ở Anh 10 thành phần: hạnh phúc cá nhân; các mối quan hệ; sức khỏe; hoạt động (việc làm và giải trí); môi trường xã hội; tài chính cá nhân; nền kinh tế; giáo dục và sự hình thành các kỹ năng; chính quyền; và môi trường tự nhiên

41 chỉ tiêu

Đo lường khách quan và chủ quan

Randall (2014)

Quốc gia Các thành phần Nguồn CLCS ở Canada 8 thành phần: sức sống cộng đồng; gắn kết dân chủ; giáo dục; môi

trường; y tế; văn hóa và giải trí; mức sống; sử dụng thời gian;

64 chỉ tiêu

Đo lường khách quan và chủ quan

Michalos và cộng sự (2011)

CLCS ở Hàn Quốc 10 thành phần: thu nhập và tiêu dùng; sức khỏe; lao động; giáo dục;

nhà ở và giao thông; an toàn; gia đình; môi trường; gắn kết xã hội; văn hóa và giải trí

105 chỉ tiêu

Đo lường khách quan và chủ quan

Yi Insill (2009)

Chỉ số CLCS của Hồng Kông

5 thành phần: y tế; xã hội; văn hóa và giải trí; kinh tế; và môi trường 23 chỉ tiêu

Đo lường khách quan và chủ quan

CUHK (2017)

Chỉ số GHI Thái Lan 6 thành phần: sức khỏe; gia đình đầm ấm và yêu thương; vai trò của cộng đồng; sức mạnh kinh tế và sự công bằng; môi trường xung quanh và hệ thống sinh thái; và xã hội dân chủ và quản trị tốt

18 thành phần phụ Đo lường chủ quan

Barameechai (2007)

Chỉ số CLCS của Malaysia

11 thành phần: thu nhập và phân phối thu nhập; điều kiện làm việc;

giao thông liên lạc; sức khỏe; giáo dục; nhà ở; môi trường; đời sống gia đình; sự tham gia xã hội; an toàn công cộng; và văn hóa và giải trí.

45 chỉ tiêu

Đo lường khách quan

EPU (2011)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.

Mt s nhn xét ca tác gi rút ra t các nghiên cu trên

Trên đây là một số nghiên cứu nổi bật về CLCS của một số tổ chức quốc tế có uy tín và một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt, các quốc gia có điều kiện tương đồng với Việt Nam. Có thể thấy, điểm chung của những nghiên cứu này là phần lớn đều đánh giá CLCS theo hướng đa chiều chứ không chỉ xem xét riêng yếu tố kinh tế như trước đây.

Cơ sở để xây dựng khái niệm và cấu trúc của khái niệm CLCS hay các khái niệm tương tự thường được xác định dựa trên một nền tảng lý thuyết hay những triết lý nhất định. Chẳng hạn, chỉ số HDI được xây dựng dựa trên cách tiếp cận năng lực; CLCS của Anh được xây dựng dựa trên cách tiếp cận về trạng thái hạnh phúc chủ quan; GNH của Bhutan được xây dựng với quan điểm rằng sự phát triển bền vững cần có một cách tiếp cận toàn diện với các quan niệm về sự tiến bộ và đưa ra tầm quan trọng tương đương với các khía cạnh phi kinh tế của hạnh phúc; hoặc GHI của Thái Lan được xây dựng với quan điểm toàn diện, dựa trên triết lý nền kinh tế đầy đủ, phát triển với con người là trung tâm và tầm nhìn của kế hoạch lần thứ 10 “một xã hội xanh và hạnh phúc”…

Để đo lường khái niệm CLCS, tùy thuộc vào cấu trúc của khái niệm, tiêu chí lựa chọn chỉ tiêu và khả năng thu thập số liệu mà mỗi nghiên cứu lại xác định những chỉ tiêu nhất định. Thông thường, số lượng chỉ tiêu trong các nghiên cứu về CLCS của các tổ chức quốc tế sẽ ít hơn so với các quốc gia. Nguyên nhân là do khó xác định các chỉ tiêu thống kê đảm bảo tính so sánh quốc tế giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, ở các quốc gia có năng lực thống kê cao, số lượng chỉ tiêu cũng thường phong phú hơn so với các quốc gia còn lại.

Mặc dù vậy, nhiều nghiên cứu đã kết hợp xem xét cả yếu tố khách quan và chủ quan trong đo lường và đánh giá CLCS. Trong đó, các yếu tố khách quan thường phản ánh điều kiện sống của dân cư có thể thu thập dễ dàng bằng nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt từ các nguồn thống kê chính thức và sẵn có. Những yếu tố khách quan được đề cập nhiều nhất khi đánh giá CLCS bao gồm: điều kiện kinh tế, nhà ở, giáo dục, y tế, môi trường, cuộc sống gia đình và cộng đồng, sự an toàn và sự tham gia của người dân. Các yếu tố chủ quan phản ánh cảm nhận của người dân về cuộc sống đều được thu thập qua các cuộc điều tra xã hội học.

Đây là nguồn thông tin hữu ích giúp cho việc xây dựng khung lý thuyết CLCS ở Việt Nam được khoa học, đầy đủ và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Phương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng cuộc sống ở Việt Nam (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)