Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện chăm sóc y tế và sức khỏe

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Phương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng cuộc sống ở Việt Nam (Trang 74 - 77)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

2.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện chăm sóc y tế và sức khỏe

Sức khỏe là vốn quý giá nhất của con người. Như Stiglitz và cộng sự (2009) đã nói, sức khỏe là thành phần cơ bản nhất của các năng lực vì không có sự sống, không có thành phần nào là có giá trị. Khảo sát ở nhiều quốc gia đã cho thấy, tình trạng sức khỏe cùng với việc làm, là những nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến điều kiện sống của mỗi người (OECD, 2011). Bên cạnh đó, tình trạng sức khỏe còn có ý nghĩa trong việc đạt được các khía cạnh khác của hạnh phúc, như có việc làm và thu nhập phù hợp, được đi học và đào tạo, có khả năng tham gia như một công dân đầy đủ vào đời sống cộng đồng.

Khi nói tới sức khoẻ, người ta thường liên hệ với tình trạng ốm đau, bệnh tật của con người. Ai ít ốm đau bệnh tật, người đó có sức khỏe tốt hơn. Nhìn chung, những người mạnh khoẻ thường yêu đời và cảm thấy hạnh phúc. Đó là những người có khả năng sống lâu hơn, tuổi thọ cao hơn. Con cái của những người có thể lực tốt thường ít ốm đau bệnh tật, và đó là yếu tố làm giảm tỷ lệ chết của trẻ em mới sinh, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng. Bên cạnh yếu tố sức khỏe của dân cư, vấn đề chăm sóc y tế cũng rất được coi trọng. Một quốc gia phát triển, quan tâm đến con người thường có một hệ thống y tế phát triển, hiện đại, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.

Các chỉ tiêu bao gồm:

Chỉ tiêu 4.1: Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh

Còn gọi là kỳ vọng sống trung bình khi sinh hay tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh, được tính từ Bảng sống, cho biết một đứa trẻ khi mới chào đời có khả năng sống bình quân được bao nhiêu năm, nếu điều kiện sống không thay đổi. Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh còn được dùng để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia, một vùng hay một địa phương; đồng thời là một thành phần để tính chỉ số phát triển con người.

Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh =

Tổng số năm của những người mới sinh trong Bảng sống sẽ tiếp tục sống được

Số người sống đến độ tuổi 0 của Bảng sống (tập hợp sinh ra sống ban đầu được quan sát)

Chỉ tiêu được thu thập từ nguồn Tổng điều tra dân số và nhà ở, Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ và Điều tra biến động dân số - Kế hoạch hóa gia đình hàng năm của Tổng cục Thống kê.

Hiện nay, trên thế giới, nhiều quốc gia đang quan tâm đến chỉ tiêu ‘Tuổi thọ trung bình khỏe mạnh’. Trên thực tế, chỉ tiêu này có mối liên hệ chặt chẽ hơn với CLCS. Tuy nhiên, trong điều kiện của Việt Nam, hiện vẫn chưa thu thập được dữ liệu để tính chỉ tiêu này một cách thường xuyên. Vì vậy, khi điều kiện số liệu cho phép, nên sử dụng chỉ tiêu ‘Tuổi thọ trung bình khỏe mạnh’ để thay thế cho chỉ tiêu ‘Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh’.

Chỉ tiêu 4.2: Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi

Theo Stiglitz và cộng sự (2009), nhiều nhà nghiên cứu chỉ dựa vào các đo lường về tỷ suất chết để xem xét sức khoẻ của dân cư. Trong đó, tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (Infant Mortality Rate - IMR) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

IMR là số đo mức độ chết của trẻ em trong năm đầu tiên của cuộc sống và được tính bằng số trẻ em dưới 1 tuổi chết tính bình quân trên 1000 trẻ em sinh ra sống trong năm. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình cung cấp các dịch vụ và phương tiện chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em cũng như điều kiện sống của dân cư.

Tỷ suất chết của trẻ

em dưới 1 tuổi = Số trẻ em chết ở độ tuổi dưới 1 tuổi trong năm x 1000 Tổng số trường hợp sinh ra sống trong năm

IMR có quan hệ mật thiết với tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh. Tỷ suất này càng cao, tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh càng thấp. Do có quan hệ mật thiết như vậy nên chỉ tiêu này đã được dùng để ước lượng tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh. Do đó, IMR cao thì chắc chắn HDI thấp và CLCS không thể cao được.

Chỉ tiêu được thu thập từ nguồn Tổng điều tra dân số và nhà ở, Điều tra biến động dân số - Kế hoạch hóa gia đình hàng năm của Tổng cục Thống kê.

Chỉ tiêu 4.3: Số bác sĩ bình quân trên 10000 dân

Đây là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng y tế và có ảnh hưởng đến CLCS của người dân. Chỉ tiêu cho biết số bác sĩ tính bình quân trên 10000 dân tại thời điểm nghiên cứu.

Số bác sĩ bình quân

trên 10000 dân = Số bác sĩ công tác trong lĩnh vực y tế x 10000 Tổng số dân

Số liệu được thu thập hàng năm từ chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Y tế và điều tra các cơ sở y tế ngoài công lập.

Chỉ tiêu 4.4: Số giường bệnh bình quân trên 10000 dân

Tương tự chỉ tiêu 4.3, chỉ tiêu này phản ánh chất lượng y tế, cho biết số giường bệnh tính bình quân trên 10000 dân tại thời điểm nghiên cứu.

Số giường bệnh bình

quân trên 10000 dân = Số giường bệnh tại các cơ sở y tế x 10000 Tổng số dân

Số liệu được thu thập hàng năm từ chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Y tế và điều tra các cơ sở y tế ngoài công lập.

Chỉ tiêu 4.5: Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin Chỉ tiêu cho biết tỷ lệ phần trăm số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm (uống) đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định của Bộ Y tế trên tổng số trẻ em dưới 1 tuổi trong cùng năm nghiên cứu. Đây là căn cứ để đánh giá tình hình phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khoẻ trẻ em.

Chương trình Tiêm chủng mở rộng của Việt Nam hiện đang triển khai 7 loại vắc xin phòng 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em, gồm: các vắc xin BCG (phòng bệnh lao), vắc xin viêm gan B, vắc xin DPT (phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván), vắc xin sởi.

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm (uống) đầy đủ vắc xin phòng bệnh (%)

=

Số trẻ em dưới 1 tuổi đuợc tiêm (uống) đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo quy

định của Bộ Y tế trong năm xác định

x 100 Tổng số trẻ em dưới 1 tuổi

trong cùng năm nghiên cứu

Số liệu được thu thập hàng năm từ chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Y tế.

Chỉ tiêu 4.6: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

Chỉ tiêu cho biết tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ít nhất một trong 3 thể:

cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao tính trên tổng số trẻ em dưới 5 tuổi được cân đo tại thời điểm nghiên cứu. Trị số của chỉ tiêu càng cao, CLCS càng thấp.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân

nặng theo tuổi (%) =

Số trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi

x 100 Tổng số trẻ em dưới 5 tuổi được cân

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều

cao theo tuổi (%)

=

Số trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi

x 100 Tổng số trẻ em dưới 5 tuổi được đo chiều cao

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao (%)

=

Số trẻ em dưới 5 tuổi bị

suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao

x 100 Tổng số trẻ em dưới 5 tuổi được

cân và đo chiều cao

Số liệu được thu thập hàng năm từ điều tra dinh dưỡng và chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Y tế.

Chỉ tiêu 4.7: Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, không nhằm mục đích lợi nhuận, góp phần hỗ trợ cho người dân khi gặp các vấn đề liên quan đến ốm đau, bệnh tật. Các chính sách về bảo hiểm y tế góp phần giảm gánh nặng về chi phí điều trị cho người dân, đặc biệt các hộ nghèo, cận nghèo, là cơ sở để nâng cao CLCS.

Chỉ tiêu cho biết tỷ lệ phần trăm số người tham gia bảo hiểm y tế trên dân số bình quân của một năm nhất định.

Tỷ lệ người dân tham

gia bảo hiểm y tế (%) = Số dân tham gia bảo hiểm y tế trong năm

x 100 Tổng số dân trung bình trong năm

Chỉ tiêu được tính toán hàng năm từ Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Phương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng cuộc sống ở Việt Nam (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)