CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh giáo dục
Với mục tiêu nâng cao dân trí, hình thành năng lực lao động và nhân cách cho công dân, giáo dục có vai trò quan trọng trong nâng cao CLCS của người dân. Đây là một nhu cầu cơ bản và là một khát vọng quan trọng của con người. Theo Stiglitz và cộng sự (2009), cũng giống như sức khỏe, giáo dục có ảnh hưởng lớn đến CLCS và sự hạnh phúc của mỗi người. Các cá nhân có trình độ học vấn cao hơn sẽ dễ dàng kiếm được việc làm và nhận được mức lương tốt. Họ có thể sống lâu hơn, có tình trạng sức khoẻ tốt hơn và ít mắc các bệnh mãn tính và tàn tật. Ngoài ra, các cá nhân có trình độ học vấn cao cũng tham gia tích cực vào đời sống chính trị và cộng đồng nơi họ sinh sống, có tỷ lệ phạm tội thấp hơn và ít phụ thuộc vào trợ cấp xã hội. Nhìn chung, giáo dục mang lại lợi ích cho cả cá nhân và xã hội.
Để đánh giá trình độ giáo dục của một quốc gia, những chỉ tiêu dưới đây thường được sử dụng.
• Chỉ tiêu 3.1: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ
Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ phần trăm số người từ 15 tuổi trở lên biết chữ trên tổng số dân từ 15 tuổi trở lên. Đây là cơ sở đánh giá trình độ học vấn của dân số, trình độ phát triển của một quốc gia, một vùng hay một địa phương.
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi
trở lên biết chữ (%) = Số dân từ 15 tuổi trở lên biết chữ
x 100 Tổng số dân từ 15 tuổi trở lên
Chỉ tiêu được tính toán từ kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở thực hiện 10 năm một lần, điều tra biến động dân số - KHHGĐ 1/4 hàng năm của Tổng cục Thống kê.
• Chỉ tiêu 3.2: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và trên trung học phổ thông
Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ phần trăm dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ học vấn thấp nhất là tốt nghiệp trung học phổ thông trên tổng dân số từ 15 tuổi trở lên. Đây là nhóm dân số có khả năng trở thành đội ngũ lao động có chất lượng trong xã hội, do đó có khả năng đạt được một cuộc sống có chất lượng tốt hơn.
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và trên trung học
phổ thông (%)
=
Số dân từ 15 tuổi trở lên có bằng trung học phổ thông và trên trung
học phổ thông
x 100 Tổng số dân từ 15 tuổi trở lên
Chỉ tiêu được tính toán từ kết quả các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở thực hiện 10 năm một lần, điều tra biến động dân số - KHHGĐ hàng năm của Tổng cục Thống kê.
• Chỉ tiêu 3.3: Số học sinh phổ thông bình quân trên 1 giáo viên
Đây là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng giáo dục, cho biết số học sinh phổ thông tính bình quân trên một giáo viên phổ thông đang giảng dạy. Trị số của chỉ tiêu càng cao thì áp lực lên học sinh, giáo viên và hệ thống giáo dục càng lớn, CLCS sẽ suy giảm.
Số học sinh phổ thông bình quân trên 1 giáo viên =
Số học sinh phổ thông đang học trong năm học
x 100 Số giáo viên phổ thông
đang giảng dạy trong năm học
Chỉ tiêu được thu thập và tính toán từ Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo và điều tra các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
• Chỉ tiêu 3.4: Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông đúng tuổi
Là chỉ tiêu phản ánh mức độ đi học đúng tuổi của học sinh đối với mỗi cấp học phổ thông. Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ảnh mức độ phổ cập giáo dục hoặc năng lực huy động học sinh của mỗi cấp học phổ thông.
Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ phần trăm số học sinh trong độ tuổi cấp học i đang học cấp học i trên dân số trong độ tuổi cấp học i tại một năm xác định.
Tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp i (%) =
Số học sinh trong độ tuổi đi học cấp i trong năm xác định
x 100 Dân số trong độ tuổi đi học
cấp i trong cùng năm
Chỉ tiêu được phân tổ theo cấp học: cấp tiểu học với độ tuổi từ 6-10; cấp trung học cơ sở với độ tuổi từ 11-14 và cấp trung học phổ thông với độ tuổi từ 15-17.
Chỉ tiêu được thu thập từ Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc được tính toán từ Điều tra dân số của Tổng cục Thống kê.
• Chỉ tiêu 3.5: Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học
Chỉ tiêu phản ánh khả năng giữ chân học sinh của một hệ thống trường; gián tiếp phản ảnh tỷ lệ bỏ học. Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học đánh giá mức độ bền vững của sự biết chữ.
Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ phần trăm học sinh hoàn thành cấp tiểu học (hoặc cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông) năm học t so với số học sinh lớp đầu từng cấp năm học t-4 (hoặc t-3, t-2 tương ứng).
Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học (%) =
Số học sinh hoàn thành chương trình học cấp tiểu học
x 100 Tổng số học sinh lớp 1 năm học t-4
Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học cơ sở (%) =
Số học sinh hoàn thành chương trình học cấp trung học cơ sở
x 100 Tổng số học sinh lớp 6 năm học t-3
Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học phổ thông (%) =
Số học sinh hoàn thành chương trình học cấp trung học phổ thông
x 100 Tổng số học sinh lớp 10 năm học t-2
Chỉ tiêu được thu thập từ Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
• Chỉ tiêu 3.6: Tỷ lệ trẻ em từ 5 tuổi trở xuống được theo dõi phát triển về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội
Chỉ tiêu này phản ánh CLCS trẻ em, cho biết phần trăm trẻ em dưới 5 tuổi (từ 36- 59 tháng tuổi) được theo dõi phát triển về thể chất, học tập và tình cảm xã hội. Đây cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững, phù hợp với mục tiêu: đảm bảo các trẻ em trai và gái được tiếp cận với phát triển, chăm sóc giai đoạn trẻ thơ và giáo dục mầm non có chất lượng để sẵn sàng bước vào cấp tiểu học.
Tỷ lệ trẻ em từ 5 tuổi trở xuống được
theo dõi phát triển về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội (%)
=
Số trẻ em dưới 5 tuổi đang được theo dõi phát triển về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội
x 100 Tổng số trẻ em dưới 5 tuổi
Chỉ tiêu này được thu thập từ hồ sơ hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
• Chỉ tiêu 3.7: Số năm đi học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở lên
Đây là chỉ tiêu tổng hợp được sử dụng để đánh giá trình độ học vấn đã đạt được của dân cư. Nó cho biết khoảng thời gian trung bình (tính bằng năm) mà một người đã dành cho việc đi học tính đến thời điểm nghiên cứu. So với các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu này được coi là phản ánh khái quát và tập trung nhất về trình độ học vấn của dân cư.
Số năm đi học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở lên (năm) =
Tổng số năm đã đi học của dân số từ 15 tuổi trở lên
Tổng số dân trung bình từ 15 tuổi trở lên
Số liệu được tính toán từ nguồn Khảo sát mức sống dân cư 2 năm/lần của Tổng cục Thống kê hoặc Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2019 của Tổng cục Thống kê (theo dự kiến).