Nhóm chỉ tiêu đánh giá tổng hợp về chất lượng cuộc sống

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Phương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng cuộc sống ở Việt Nam (Trang 90 - 97)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

2.2.12. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tổng hợp về chất lượng cuộc sống

Mỗi chỉ tiêu thống kê ở trên chỉ đánh giá được một khía cạnh riêng biệt của CLCS.

Tuy nhiên, ở tầm vĩ mô, các nhà quản lý thường có nhu cầu đánh giá tổng hợp về toàn bộ CLCS nói chung của người dân.

Chỉ tiêu 12.1: Chỉ số tổng hợp CLCS

Chỉ số tổng hợp CLCS sẽ giúp cho việc đưa ra các nhận định, đặc biệt liên quan đến việc so sánh CLCS qua thời gian, qua không gian được dễ dàng hơn.

Việc tính toán chỉ số này tương đối phức tạp, đòi hỏi phương pháp luận chặt chẽ và khoa học nhằm đảm bảo tính chính xác của thông tin cung cấp. Toàn bộ nội dung liên quan đến phương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp CLCS sẽ được trình bày trong chương 3 của luận án.

Như vậy, kết quả của quá trình thao tác hóa khái niệm CLCS là một hệ thống chỉ tiêu thống kê gồm 12 nhóm. Các thông tin cơ bản về các chỉ tiêu này được tổng hợp trong bảng 2.1 dưới đây.

Bảng 2.1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường CLCS ở Việt Nam

STT Chỉ tiêu Nguồn Phân tổ Định kỳ Loại chỉ

tiêu

Mức độ

sẵn có Ghi chú 1 Điều kiện kinh tế

1.1 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có việc làm ĐT LĐVL, TCTK QG/tỉnh Hàng năm Đầu ra Có

1.2 Thu nhập bình quân đầu người một tháng ĐT MSDC, TCTK QG/tỉnh 2 năm/lần Đầu ra Có

1.3 Tỷ lệ nghèo NGTK, TCTK QG/tỉnh Hàng năm Kết quả Có

1.4 Tỷ lệ % người dân cho rằng điều kiện kinh tế hộ gia đình khá hơn so

với 5 năm trước ĐT PAPI QG Hàng năm Kết quả Có

1.5 Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội BHXH Việt Nam QG/tỉnh Hàng năm Đầu ra Có

2 Điều kiện nhà ở và cơ sở hạ tầng căn bản

2.1 Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở kiên cố ĐT MSDC, TCTK QG/tỉnh 2 năm/lần Kết quả Có

2.2 Diện tích nhà ở bình quân đầu người ĐT MSDC, TCTK QG/tỉnh 2 năm/lần Đầu vào Có

2.3 Tỷ lệ dân số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh ĐT MSDC, TCTK QG/tỉnh 2 năm/lần Kết quả Có 2.4 Tỷ lệ hộ gia đình dùng điện lưới sinh hoạt ĐT MSDC, TCTK QG/tỉnh 2 năm/lần Kết quả Có

2.5 Tỷ lệ hộ gia đình dùng hố xí hợp vệ sinh ĐT MSDC, TCTK QG/tỉnh 2 năm/lần Kết quả Có

2.6 Tỷ lệ hộ gia đình có hoặc sử dụng ít nhất một loại thiết bị thông tin,

truyền thông ĐT MSDC, TCTK QG/tỉnh 2 năm/lần Kết quả Có Có số liệu từ

2016 3 Giáo dục

3.1 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ

Tổng ĐTDS&NƠ, ĐT BĐDS KHHGĐ,

TCTK

QG/tỉnh Hàng năm Đầu ra Có

3.2 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và trên trung học phổ thông

Tổng ĐTDS&NƠ, ĐT BĐDS KHHGĐ,

TCTK

QG/tỉnh Hàng năm Đầu ra Có

3.3 Số học sinh phổ thông bình quân trên 1 giáo viên NGTK, TCKT QG/tỉnh Hàng năm Đầu vào Có

STT Chỉ tiêu Nguồn Phân tổ Định kỳ Loại chỉ

tiêu Mức độ

sẵn có Ghi chú 3.4 Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông đúng tuổi

Tổng ĐTDS&NƠ, ĐT BĐDS, ĐT DS&NƠ giữa kỳ,

TCTK

QG/tỉnh Hàng năm Đầu ra Có

3.5 Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học Bộ GD&ĐT QG/tỉnh Hàng năm Đầu ra Có

3.6 Tỷ lệ trẻ em từ 5 tuổi trở xuống được theo dõi phát triển về sức

khỏe, học tập và tâm lý xã hội Bộ GD&ĐT QG/tỉnh Hàng năm Đầu ra Có

3.7 Số năm đi học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở lên ĐT MSDC, TCTK QG/tỉnh 2 năm/lần Kết quả Có Có số liệu từ 2016 4 Y tế

4.1 Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh

Tổng ĐTDS&NƠ, ĐT BĐDS, ĐT DS&NƠ giữa kỳ,

TCTK

QG/tỉnh Hàng năm Kết quả Có

4.2 Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi

Tổng ĐTDS&NƠ, ĐT BĐDS KHHGĐ,

TCTK

QG/tỉnh Hàng năm Kết quả Có

4.3 Số bác sĩ bình quân trên 10000 dân NGTK, TCKT QG/tỉnh Hàng năm Đầu vào Có

4.4 Số giường bệnh bình quân trên 10000 dân NGTK, TCKT QG/tỉnh Hàng năm Đầu vào Có

4.5 Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin NGTK Y tế, Bộ Y tế QG/tỉnh Hàng năm Đầu ra Có 4.6 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng NGTK Y tế, Bộ Y tế QG/tỉnh Hàng năm Đầu ra Có

4.7 Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế BHXH Việt Nam QG Hàng năm Đầu ra Có

5 Quan hệ gia đình

5.1 Tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hóa Bộ VHTT&DL QG Hàng năm Đầu ra Có

5.2 Tỷ suất ly hôn Tòa án NDTC QG Hàng năm Đầu ra Có

5.3 Tỷ lệ hộ gia đình có bạo lực gia đình Bộ VHTT&DL QG Hàng năm Đầu ra Có

5.4 Tỷ số giới tính khi sinh

Tổng ĐTDS&NƠ, ĐT BĐDS KHHGĐ,

TCTK

QG/tỉnh Hàng năm Đầu ra Có

STT Chỉ tiêu Nguồn Phân tổ Định kỳ Loại chỉ

tiêu Mức độ

sẵn có Ghi chú 6 Tham gia sinh hoạt cộng đồng và các hoạt động vui chơi giải trí

6.1 Tỷ lệ làng (thôn, bản, ấp) có nhà văn hóa Bộ VHTT&DL QG Hàng năm Đầu ra Có

6.2 Tỷ lệ làng (thôn, bản, ấp) văn hóa Bộ VHTT&DL QG Hàng năm Đầu ra Có

6.3 Tỷ lệ người dân đã đóng góp tự nguyện cho một công trình công

cộng ở xã/phường nơi sinh sống ĐT PAPI QG Hàng năm Đầu ra Có

7 Môi trường tự nhiên

7.1 Tỷ lệ người dân cho rằng chất lượng không khí nơi cư trú hiện nay

so với 3 năm trước là kém hơn ĐT PAPI QG Hàng năm Kết quả Có Có số liệu từ

2016 7.2 Tỷ lệ người dân cho rằng chất lượng nước của các con sông/ kênh/

rạch/ suối hiện nay so với 3 năm trước là kém hơn ĐT PAPI QG Hàng năm Kết quả Có Có số liệu từ

2016

7.3 Tỷ lệ che phủ rừng Bộ NN&PTNT,

NGTK của TCTK QG/tỉnh Hàng năm Đầu ra Có

7.4 Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt Bộ TNMT QG Không rõ Đầu vào Có Có số liệu

2016 8 Môi trường xã hội

8.1 Tỷ lệ tội phạm trên 10000 dân Tòa án NDTC QG Hàng năm Kết quả Có

8.2 Tỷ lệ dân số là nạn nhân của bốn loại tội phạm về an ninh trật tự ĐT PAPI QG Hàng năm Kết quả Có 8.3 Tỷ lệ dân số cảm thấy an toàn khi đi lại một mình vào ban đêm ĐT PAPI QG Hàng năm Kết quả Có

8.4 Mức độ an toàn, trật tự ở địa bàn đang sinh sống ĐT PAPI QG Hàng năm Kết quả Có

8.5 Tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông trên 100000 dân Bộ Y tế QG Hàng năm Đầu ra Có

9 Quản trị

9.1 Chỉ số công khai, minh bạch ở địa phương ĐT PAPI QG/tỉnh Hàng năm Kết quả Có

9.2 Chỉ số kiểm soát tham nhũng trong khu vực công ĐT PAPI QG/tỉnh Hàng năm Kết quả Có

9.3 Chỉ số thủ tục hành chính công ĐT PAPI QG/tỉnh Hàng năm Kết quả Có

STT Chỉ tiêu Nguồn Phân tổ Định kỳ Loại chỉ

tiêu Mức độ

sẵn có Ghi chú 10 Tiếng nói chính trị

10.1 Tỷ lệ người dân trực tiếp đi bầu đại biểu Quốc hội ĐT PAPI QG 5 năm Đầu ra Có Chỉ có số

liệu 2011, 2016

10.2 Tỷ lệ người dân trực tiếp đi bầu đại biểu HĐND các cấp ĐT PAPI QG 5 năm Đầu ra Có

Chỉ có số liệu 2011,

2016 10.3 Tỷ lệ người dân trực tiếp bầu trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố ĐT PAPI QG Hàng năm Đầu ra Có

10.4 Tỷ lệ người trả lời cho biết chính quyền không gợi ý bầu cho một

ứng viên cụ thể ĐT PAPI QG Hàng năm Đầu ra Có

11 Sự hài lòng với cuộc sống

11.1 Mức độ hài lòng với cuộc sống Chưa rõ Kết quả Không

12 Đánh giá chung về CLCS

12.1 Chỉ số tổng hợp CLCS Chưa rõ Kết quả Không

Nguồn: Đề xuất của tác giả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Mục tiêu của chương 2 là xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường CLCS ở Việt Nam.

Hệ thống này phải đáp ứng các yêu cầu chung của một hệ thống chỉ tiêu như có cơ sở khoa học, là hệ thống toàn diện và tích hợp, bao gồm các chỉ tiêu phù hợp, dữ liệu sẵn có và đảm bảo tính so sánh theo không gian. Ngoài ra, để đo lường CLCS, hệ thống này phải bao quát đầy đủ các lĩnh vực chủ yếu của CLCS, ổn định trong một thời gian dài nhưng có thể được điều chỉnh cho phù hợp theo yêu cầu của quản lý hoặc theo hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn.

Quá trình xây dựng hệ thống chỉ tiêu đo lường CLCS phải tuân thủ các nguyên tắc như đảm bảo: tính hướng đích, tính hệ thống, tính cụ thể, tính chính xác, tính khả thi, tính so sánh quốc tế, tính thích nghi và tính hiệu quả.

Mỗi chỉ tiêu trong hệ thống phải được lựa chọn theo những tiêu chí nhất định như có tính mục đích, tầm quan trọng, tính giá trị và chính xác, tính liên quan, tính nhạy, tính dự đoán, mức độ có thể hiểu được, tính sẵn có và kịp thời, tính ổn định và độ tin cậy, theo định hướng kết quả, theo định hướng tích cực, có tính rõ ràng, tính đại diện và theo phạm vi phản ánh.

Về cơ bản, hệ thống chỉ tiêu đo lường CLCS được xây dựng theo thiết kế thứ bậc như phương pháp luận của Maggino & Zumbo (2012) đưa ra. Đây cũng chính là quá trình thao tác hóa khái niệm CLCS. Kết quả của quá trình này là một hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường CLCS, được chia thành 12 nhóm. Trong đó:

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế: gồm 5 chỉ tiêu

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện nhà ở và hạ tầng căn bản: gồm 6 chỉ tiêu - Nhóm chỉ tiêu phản ánh giáo dục: gồm 7 chỉ tiêu

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện y tế và chăm sóc sức khỏe: gồm 7 chỉ tiêu - Nhóm chỉ tiêu phản ánh quan hệ gia đình: gồm 4 chỉ tiêu

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự tham gia sinh hoạt cộng đồng và các hoạt động vui chơi giải trí: gồm 3 chỉ tiêu

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh môi trường tự nhiên: gồm 4 chỉ tiêu - Nhóm chỉ tiêu phản ánh môi trường xã hội: gồm 5 chỉ tiêu - Nhóm chỉ tiêu phản ánh quản trị: gồm 3 chỉ tiêu

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh quyền chính trị: gồm 4 chỉ tiêu - Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự hài lòng với cuộc sống: 1 chỉ tiêu - Nhóm chỉ tiêu phản ánh đánh giá chung về CLCS: gồm 1 chỉ tiêu

Mỗi chỉ tiêu trong hệ thống đều được trình bày đầy đủ về nội dung, ý nghĩa, phương pháp tính và nguồn số liệu. Chỉ tiêu phản ánh sự hài lòng với cuộc sống chưa được nghiên cứu trong phạm vi của luận án này.

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong chương 2 là tổng quan tư liệu kết hợp với phỏng vấn sâu chuyên gia.

CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ TỔNG HỢP CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở VIỆT NAM

Kết quả nghiên cứu ở chương 1 và 2 cho thấy, cấu trúc của CLCS là rất phức tạp, gồm nhiều chiều cạnh khác nhau. Vậy câu hỏi đặt ra là, với một cấu trúc phức tạp như thế, làm sao có thể thấy được CLCS là tăng lên hay giảm đi, tốt xấu ở khía cạnh nào, hay nhân tố nào có đóng góp cho việc nâng cao CLCS…? Theo Noll (2010), việc đo lường và theo dõi CLCS có thể được thực hiện theo hai cách: (1) xây dựng hệ thống chỉ tiêu gồm các chỉ tiêu riêng biệt và (2) tính chỉ số tổng hợp (composite index). Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đã được thực hiện trong chương 2 của luận án. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào hệ thống chỉ tiêu này, rất khó để đưa ra một kết luận tổng quan là CLCS đã được cải thiện như thế nào. Hiện nay, nhiều tổ chức quốc tế cũng như nhiều quốc gia trên thế giới thường sử dụng các chỉ số tổng hợp để đo lường những vấn đề phức tạp như CLCS.

Trên cơ sở xem xét các ưu, nhược điểm của chỉ số tổng hợp cũng như phương pháp luận xây dựng chỉ số tổng hợp nói chung, tác giả đề xuất phương pháp tính chỉ số tổng hợp CLCS ở Việt Nam và sau đó áp dụng phương pháp này để tính thử nghiệm cho một năm ở cấp quốc gia. Đây là những nội dung chính được trình bày trong chương 3.

Tuy nhiên, như đã trình bày trong các chương trước, do không có dữ liệu về mức độ hài lòng với cuộc sống của người dân nên trong chương này, chỉ số tổng hợp chất lượng cuộc sống chỉ được biên soạn từ các thành phần phản ánh khía cạnh khách quan của khái niệm.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Phương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng cuộc sống ở Việt Nam (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)