Những bài học rút ra cho các DN may Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính tại các doanh nghiệp may thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam (Trang 68 - 71)

Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TCDN CỦA MỘT SỐ

1.3.2. Những bài học rút ra cho các DN may Việt Nam

Từ những kinh nghiệm thành công cũng như thất bại của một số tập đoàn, công ty may mặc lớn trên thế giới, có thể rút ra một số bài học cho các DN may Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả quản trị TCDN:

1.3.2.1. Bài học về việc nâng cao hiệu quả quản trị đầu tư

Một là, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, mặt hàng chủ lực, tránh phân tán nguồn lực trong điều kiện thiếu vốn. Cần thiết loại bỏ các lĩnh vực, các sản phẩm kinh doanh không phải là thế mạnh như trường hợp của Nike theo quy luật Pareto 80/209. Như vậy, vừa phát huy thế mạnh của DN, vừa đỡ phân tán nguồn lực tạo ra sự nhận diện nhanh hơn đối với thương hiệu của DN.

Hai là, đầu tư vào các khâu có giá trị gia tăng cao, phương thức sản xuất đón dầu xu thế trong bối cảnh chi phí nhân công khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang tăng trong những năm gần đây và đầu tư vào những nước sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan khi tham gia vào các FTA thế hệ mới như Regina đầu tư sang Việt Nam. Hoặc tham gia vào khâu đem lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu như: thiết kế sản phẩm, marketing, hoạch định và phân phối trong chuỗi giá trị toàn cầu; đầu tư nhân lực và chuyển đổi phương thức sản xuất thiết kế và sản xuất theo đơn đặt hàng (ODM), OBM.

Ba là, cần có những cải tiến và đột phá về công nghệ với xu hướng sản phẩm thân thiện môi trường, an toàn cho người sử dụng tập trung phân khúc trung và cao cấp như Nike, Regina và Kitex. Tập trung đầu tư cho việc nghiên cứu các vật liệu mới, có nguồn gốc từ tự nhiên, đạt chứng chỉ sinh thái phục vụ thị trường xuất khẩu chất lượng cao. Mặt khác, đầu tư công nghệ mới, dẫn đầu xu thế còn tạo rào cản xâm nhập thị trường của các DN khác đối với lĩnh vực kinh doanh của mình.

1.3.2.2. Bài học về việc nâng cao hiệu quả quản trị huy động vốn

Một là, trong điều kiện thị trường tài chính có nhiều biến động và diễn biến bất lợi, DN nên sử dụng nguồn vốn góp ban đầu của chủ sở hữu và tích lũy trong quá trình hoạt động. Điều này một mặt tăng cường khả năng vững mạnh, an toàn về mặt tài

9 Nhà tư tưởng quản trị DN Joseph M. Juran đề xuất quy luật này và đặt theo tên của nhà kinh tế người Ý Vilfredo Pareto người đã quan sát 80% đất ở Ý là thuộc sở hữu của 20% dân số. Đây cũng là quy luật phổ biến trong kinh doanh chẳng hạn 80% doanh thu đến từ 20% trong số các khách hàng.

chính; đồng thời, giảm áp lực phải trả lãi nếu việc kinh doanh gặp bất lợi hoặc những dự án có thời gian thu hồi vốn dài.

Hai là, nên sử dụng nợ vay ngắn hạn trong cơ cấu nợ vay. Xuất phát từ tính chất sản phẩm mang tính thời trang và mùa vụ nên vòng quay HTK cũng như VLĐ của các DN may là rất cao, chu kỳ thu tiền bình quân thấp nên hoàn toàn có thể áp dụng việc vay nợ ngắn hạn. Mặt khác, các khoản thanh toán có tính chất chu kỳ hoàn toàn có thể tận dụng, chiếm dụng tạm thời phục vụ nhu cầu của DN trong ngắn hạn. Việc này sẽ góp phần giảm chi phí sử dụng vốn so với việc vay nợ dài hạn, tạo sự linh hoạt trong việc bố trí cơ cấu nguồn tài trợ.

1.3.2.3. Bài học về việc nâng cao hiệu quả quản trị sử dụng vốn và phân phối LN

Một là, trong đầu tư tài sản hết sức chú ý đến việc đổi mới công nghệ, tuy nhiên cần quan tâm cả đến cơ cấu các loại tài sản trong DN. TSCĐ có giá trị lớn và thời gian phát huy lâu dài, tuy nhiên nếu đầu tư quá lớn mà không phù hợp xu thế của thị trường thì sẽ khiến cho đòn bẩy kinh doanh phát huy tác dụng ngược, làm giảm hiệu quả của quyết định đầu tư và cuối cùng là giảm hiệu quả quản trị TCDN như trường hợp của Baoxiniao và People’s.

Hai là, áp dụng linh hoạt chính sách chi trả cổ tức. Nếu hoạt động kinh doanh thuận lợi, hiệu quả cao nên áp dụng và duy trì chính sách ổn định cổ tức như Nike và Kitex sẽ tạo ảnh hưởng thuận lợi đến việc tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu thông qua việc tăng giá trên thị trường chứng khoán. Nếu DN đầu tư công nghệ, sản phẩm mới có thời gian thu hồi vốn dài và mức độ rủi ro cao thì nên áp dụng chính sách thặng dư cổ tức. Mặc dù điều này ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường, nhưng với các nhà đầu tư dài hạn họ vẫn đánh giá cao nếu việc đầu tư là đúng hướng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã tập trung luận giải, làm rõ những vấn đề cơ bản về hiệu quả quản trị TCDN. Các kết quả đạt được như sau:

Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị TCDN. So sánh các quan niệm, khái niệm khác nhau về TCDN rồi đưa quan niệm tiếp cận về hiệu quả quản trị TCDN làm căn cứ tiếp tục nghiên cứu cho luận án. Khái quát các nội dung và vai trò của công tác QTTC trong DN.

Thứ hai, làm rõ lý luận về hiệu quả quản trị TCDN như: mục tiêu, xác lập các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả QTTC về mặt định lượng và định tính. Bên cạnh đó chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị TCDN: yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan.

Đây là cơ sở lý luận cần thiết cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QTTC tại các DN may thuộc Vinatex trong Chương 2 và 3 của luận án.

Thứ ba, luận án đã tìm hiểu kinh nghiệm quản trị TCDN tại một số DN may mặc trên thế giới như: Hoa Kỳ, Hồng Kông, Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các DN may Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả quản trị TCDN trong các năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính tại các doanh nghiệp may thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(212 trang)