Chương 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QTTC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QTTC TRONG CÁC DN MAY THUỘC
2.2.2. Thực trạng hiệu quả QTTC trong một số DN may thuộc Vinatex
2.2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng phản ánh hiệu quả QTTC
Trong phần này, luận án tập trung đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu định lượng phản ánh hiệu quả QTTC thành phần và tổng thể tại 10 DN may thuộc mẫu nghiên cứu.
a. Hiệu quả quản trị đầu tư
Về tốc độ tăng trưởng tổng tài sản: số liệu thể hiện tại Phụ lục số 04 cho thấy tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân cả giai đoạn của các DN trong nhóm nghiên cứu đạt 13,79%/năm. Đây là mức tăng trưởng khá tốt, cho thấy có nhiều cơ hội đầu tư đã được các nhà QTTC tại các DN may phát hiện và quyết định đầu tư. Đặc biệt khi Việt Nam tham gia nhiều FTA thế hệ mới thì việc đầu tư đón đầu là cần thiết và tranh thủ tận dụng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường này.
Tốc độ tăng trưởng tài sản diễn biến theo chu kỳ, giảm ở giai đoạn 2011-2012;
2014-2017 và tăng trong giai đoạn 2012-2014. Trong thực tế, các DN thường tập trung đầu tư dứt điểm từng dự án, vận hành trơn tru rồi mới tiếp tục đầu tư nhà máy tiếp theo trong khoảng 2-3 năm nên chu kỳ biến động trên là hợp lý.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây ngành may mặc Việt Nam bị cạnh tranh vô cùng khốc liệt về lao động với các DN có vốn FDI trong cùng ngành và các DN điện thoại, điện tử ở khu vực phía Bắc nên buộc các DN may phải đầu tư nâng cấp, thay thế công nghệ mới để giảm bớt nhu cầu về lao động, giảm tiêu hao năng lượng.
Đơn vị tính: %, tỷ đồng
Nguồn: Tính toán từ BCTC của 10 DN may thuộc Vinatex 2009-2017 Hình 2.7. Quy mô và tốc độ tăng trưởng tài sản bình quân của 10 DN may
thuộc Vinatex giai đoạn 2009-2017
Về tỷ lệ đầu tư vào TSDH: theo số liệu thể hiện tại Phụ lục số 05 cho thấy tỷ lệ đầu tư vào TSDH giai đoạn 2009-2017 chiếm bình quân 30,7% trong cơ cấu tài sản và có xu hướng giảm dần.
Mặt khác, đặc thù DN may là tài sản tồn tại dưới dạng nguyên phụ liệu và công cụ, dụng cụ khá nhiều nên TSNH chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế quản trị đầu tư vào TSDH ở các DN may trên thế giới.
Suất đầu tư một chỗ làm việc cho người công nhân trực tiếp trong DN may khá thấp, với công nghệ ở mức tiên tiến nhất tại Việt Nam trung bình khoảng 50 triệu đồng/chỗ làm việc; tức là chỉ với 50 tỷ có thể đầu tư được một nhà máy may với quy mô 1.000 công nhân.
Trong việc đầu tư, mua sắm TSCĐ, các DN trong mẫu nghiên cứu thường chọn thiết bị theo danh mục của nhà cung cấp có sẵn (20/26 DN) hoặc đặt hàng theo yêu cầu
21.660%
22.143%
8.115%
10.426%
21.368%
12.343%
7.272% 6.979%
- 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000
0%
5%
10%
15%
20%
25%
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017 Quy mô tài sản Tốc độ tăng trưởng tài sản
riêng đối với đặc thù của mặt hàng hoặc công năng dự kiến khai thác thiết bị của DN (13/26 DN).
Để đảm bảo DAĐT vận hành thành công, các DN luôn chuẩn bị trước các yếu tố:
bộ khung cán bộ quản lý, điều hành và kỹ thuật (24/26 DN); thị trường tiêu thụ hoặc khách hàng chiến lược (22/26 DN); công nhân trực tiếp sản xuất (22/26 DN) và hệ thống các nội quy, quy định (22/26 DN). Các yếu tố này đều được tham khảo, rút kinh nghiệm từ chính mô hình nhà máy thành công của DN hoặc được công ty mẹ hỗ trợ trong thời gian đầu.
Đơn vị tính: %
Nguồn: Tính toán từ BCTC của 10 DN may thuộc Vinatex 2009-2017 Hình 2.8. Tỷ lệ đầu tư bình quân vào TSDH của 10 DN may thuộc Vinatex
giai đoạn 2009-2017
Như vậy, có thể thấy rằng quy mô tài sản trong nhóm nghiên cứu tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tài sản ở mức khá và có xu hướng giảm; cơ cấu TSDH giảm dần phù hợp xu thế và đáp ứng đặc điểm riêng của SXKD sản phẩm may mặc. Bên cạnh đó, một số DN còn có tỷ trọng TSDH khá lớn trong cơ cấu tài sản, cần điều chỉnh để phát huy hiệu quả QTTC của DN vì kinh nghiệm các DN may trên thế chỉ ra rằng tỷ trọng TSDH càng lớn thì hiệu quả SXKD nói chung và hiệu quả quản trị TCDN nói riêng càng giảm.
b. Hiệu quả quản trị huy động vốn
Về hệ số nợ: số liệu tại Phụ lục số 06 cho thấy các DN may trong mẫu nghiên cứu sử dụng nợ vay rất cao (bình quân 74,68%) và có xu hướng giảm, điều đó đồng
34.816%
33.042%
31.916%
31.494%
28.651%
29.698% 29.331%
29.021%
28.292%
.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
30.00%
35.00%
40.00%
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
nghĩa với việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ cao nhưng giảm dần và sử dụng VCSH tăng dần. Năm 2017, có 4/10 DN có hệ số nợ khá thấp và thấp hơn mức bình quân là Đồng Nai (65,78%), Việt Thắng (50,35%), Đáp Cầu (65,07%) và Hưng Yên (46,22%).
So sánh với hệ số nợ bình quân trong ngành may ở các nước Hoa Kỳ, Hồng Kông, Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan lần lượt là 16,54%; 34,51%; 59,11%; 61,74%
và 14,21% thì thấy rằng các DN may trong mẫu nghiên cứu cao hơn rất nhiều.
Nợ vay của các DN này chủ yếu hình thành từ các khoản vay ngắn hạn (chiếm tới 90,77% trong nợ phải trả); tuy nhiên, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bình quân của các DN này hầu hết lớn hơn 1 (bình quân cả giai đoạn là 1,02) nên có thể cho rằng vẫn nằm trong giới hạn có thể chấp nhận được. Hệ số nợ ở mức cao nên trong điều kiện kinh doanh tốt sẽ khuếch đại được tỷ suất LNST trên VCSH (ROE). Mặt khác, các DN may có vòng quay HTK nhanh (bình quân 7,44 vòng/năm), kỳ thu tiền trung bình ngắn (bình quân 32,86 ngày) nên hoàn toàn có thể sử dụng các khoản nợ ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn ngắn hạn của mình, vừa tạo ra sự linh hoạt trong việc bố trí nguồn vồn, vừa giúp giảm chi phí huy động vốn do lãi vay ngắn hạn thấp hơn so với lãi vay dài hạn.
Đơn vị tính: %
Nguồn: Tính toán từ BCTC của 10 DN may thuộc Vinatex 2009-2017 Hình 2.9. Hệ số nợ, hệ số nợ ngắn hạn bình quân của 10 DN may thuộc
Vinatex giai đoạn 2009-2017
Kết quả khảo sát cho thấy: các DN may chủ yếu huy động vốn ngắn hạn (12/26 DN) từ các ngân hàng thương mại trong nước (22/26 DN) để tài trợ cho nhu cầu vốn
74.864% 75.468% 74.881% 73.782% 74.163% 75.286% 76.361% 74.845%72.502%
90.053% 90.797% 90.788% 93.843% 91.756% 88.716% 89.326% 90.171%
91.505%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Hệ số nợ Hệ số nợ ngắn hạn
ngắn hạn của mình. Bên cạnh đó, 15/26 DN cho rằng họ không gặp khó khăn trong việc thuyết phục ngân hàng thương mại cho vay khi có nhu cầu. Điều đó cho thấy tính thanh khoản trong hoạt động của DN may khá cao, khả năng trả nợ tốt và có lịch sử thanh toán lành mạnh nên các ngân hàng mới dễ dàng chấp nhận như vậy.
Về nguồn VLĐ thường xuyên (NWC): theo số liệu tại Phụ lục số 07, trong giai đoạn nghiên cứu có 3/10 DN luôn trong tình trạng NWC dương là Việt Tiến, Đức Giang và Hưng Yên. Điều có nghĩa là nguồn vốn dài hạn luôn đáp ứng đủ nhu cầu tài trợ cho TSDH, tình hình tài chính luôn trong tình trạng an toàn. Ngoài ra, đây cũng là nhóm các DN có chỉ số khả năng thanh toán tốt trong nhóm các DN được nghiên cứu.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nguồn: Tính toán từ BCTC của 10 DN may thuộc Vinatex 2009-2017 Hình 2.10. Nguồn VLĐ thường xuyên của 10 DN may thuộc Vinatex giai
đoạn 2009-2017
2/10 DN luôn có tình trạng NWC âm là Nhà Bè và Đà Nẵng, đồng thời khả năng thanh toán của 2 DN này cũng thấp hơn mức bình quân chung của nhóm và trong trạng thái tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên, NWC âm chưa hẳn đã mất an toàn nếu như công tác quản trị khoản phải thu và tiền mặt của 2 DN này tốt, đảm bảo yêu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tham khảo thông tin về khả năng thanh toán trong giai đoạn nghiên cứu thì thấy rằng Nhà Bè là rất kém, bình quân tới 48,96 ngày mới thu hồi được 1 khoản nợ; Đà Nẵng có khá hơn, chỉ mất bình quân 33,51 ngày để thu hồi nợ;
trong khi đó, mức bình quân chung của mẫu nghiên cứu là 32,86 ngày để thu hồi 1
(300) (200) (100) - 100 200 300 400
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
TCT CP May Việt Tiến TCT CP May Nhà Bè CTCP Vinatex Đà Nẵng TCT CP May Đồng Nai TCT Việt Thắng - CTCP Công ty CP May Đáp Cầu TCT CP May 10 TCT CP May Đức Giang TCT CP May Hưng Yên TCT CP Dệt May Hòa Thọ
khoản nợ. Điều đó cho thấy, rủi ro trong thanh toán đối với Nhà Bè là khá lớn.
Cả 5/10 DN còn lại đều có sự cải thiện vào 4 năm cuối của giai đoạn nghiên cứu và đều có trạng thái NWC dương.
Khảo sát cho thấy, 13/26 DN khi huy động vốn luôn quan tâm và cân nhắc giữa nhu cầu sử dụng vốn với thời gian khoản vay; đồng thời, nhắm tới cơ cấu nguồn vốn mục tiêu và quyền kiểm soát DN. Chính vì tâm ý không muốn chia sẻ quyền kiểm soát nên các DN này ít huy động vốn qua kênh phát hành cổ phiếu, ưu tiên vay ngắn hạn từ các ngân hàng thương mại trong nước.
Như vậy, công tác quản trị nguồn vốn của các DN trong nhóm nghiên cứu cơ bản đáp ứng tốt yêu cầu từ hoạt động SXKD, phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh, tạo ra sự linh hoạt trong bố trí nguồn vốn. Tuy nhiên, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi một số DN trong trạng thái NWC âm, cần có sự điều chỉnh phù hợp để tiến tới trạng thái cân bằng, an toàn hơn đối với Nhà Bè, Đà Nẵng; mặt khác, vốn vay chủ yếu là ngắn hạn tiềm ẩn rủi ro cao đối với khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN.
c. Hiệu quả quản trị sử dụng vốn
- Về quản trị VCĐ: số liệu chi tiết tại Phụ lục số 08 cho thấy 1 đồng VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ của 10 DN may trong giai đoạn nghiên cứu tạo ra 7,08 đồng doanh thu thuần và có xu hướng tăng. Chỉ tiêu này cho thấy mức độ khai thác và sử dụng TSCĐ vào hoạt động SXKD của các DN này là rất tốt hay nói cách khác là công tác quản trị VCĐ của các DN này là có hiệu quả. Điều này đặc biệt được đánh giá cao, sự nỗ lực của các nhà quản trị trong công tác quản trị VCĐ khi mà các DN sản xuất nói chung ở Việt Nam lại không đạt được điều này trong thời gian vừa qua.
Đơn vị tính: lần
Nguồn: Tính toán từ BCTC của 10 DN may thuộc Vinatex 2009-2017
007
006 007
007
008 008 007
007
007
- 001 002 003 004 005 006 007 008 009
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Hình 2.11. Hiệu suất sử dụng VCĐ bình quân của 10 DN may thuộc Vinatex giai đoạn 2009-2017
Cá biệt có 3/10 DN trong nhóm có hiệu suất sử dụng VCĐ bình quân rất cao, đó là: Việt Tiến (đạt 10,96 lần); Đáp Cầu (đạt 15,30 lần); Đức Giang (đạt 16,69 lần) và lần lượt cao gấp 1,53 lần; 2,14 lần và 2,34 lần so với mức bình quân chung của nhóm nghiên cứu. Đây đều là những DN có nề nếp và truyền thống quản trị DN tốt.
VCĐ chiếm tỷ trọng không lớn về mặt giá trị và ít về mặt số lượng trong cơ cấu tài sản, nhưng các DN đều quản lý khá chặt chẽ như: mở sổ theo dõi, kiểm kê định kỳ và theo dõi trên phần mềm kế toán. Phương pháp khấu hao áp dụng phổ biến theo đường thẳng (24/26 DN) và chung cho các tài sản, điều đó góp phần ổn định khoản mục chi phí cố định trong hoạt động kinh doanh của DN.
- Về quản trị vốn bằng tiền: vốn bằng tiền là một nội dung quản trị quan trọng trong quản trị vốn hiện có của DN, vì điều này liên quan đến khả năng thanh toán nhanh, chớp cơ hội kinh doanh trong ngắn hạn của DN. Số liệu tại Phụ lục số 09 cho thấy vốn bằng tiền được đưa vào sử dụng để tạo ra doanh thu thuần trong kỳ cho DN bình quân của nhóm là 22,23 lần và có xu hướng tăng lên rõ rệt từ năm 2012. Đây là một thành tựu hết sức quan trọng, đã giúp cải thiện khả năng thanh toán của các DN, trong giai đoạn nghiên cứu chỉ tiêu này có xu hướng tăng; chỉ số khả năng thanh toán luôn lớn hơn 1: Việt Tiến, Đức Giang và Hưng Yên; luôn nhỏ hơn 1: Nhà Bè, Đà Nẵng; còn lại 5/10 đều được cải thiện và lớn hơn 1 ở năm 2017.
Đơn vị tính: lần, lần
Nguồn: Tính toán từ BCTC của 10 DN may thuộc Vinatex 2009-2017
021
019
015 016
024 029
028
024
025
001 001 001 001 001 001 001 001 001 001 001
- 5 10 15 20 25 30 35
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Vòng quay của vốn bằng tiền2017
Hình 2.12. Vòng quay của vốn bằng tiền và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bình quân của 10 DN may thuộc Vinatex giai đoạn 2009-2017
Các DN đều duy trì mức dự trữ tiền mặt hợp lý (25/26 DN) và dùng phương pháp ước lượng theo kinh nghiệm là chủ yếu (24/26 DN) trên cơ sở kế hoạch sản xuất, mua sắm hoặc vay trả nợ để tính toán lượng dự trữ. Khi thiếu hụt sẽ vay thấu chi hoặc vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại; ngược lại, khi dư thừa thì trả trước nợ ngân hàng (18/26 DN) hoặc gửi tiết kiệm có kỳ hạn để hưởng lãi suất (16/26 DN) là biện pháp thường được DN sử dụng nhằm tăng hiệu quả sử dụng loại tài sản này.
Như vậy, có thể thấy rằng công tác quản trị vốn bằng tiền được thực hiện khá tốt, duy trì khả năng thanh toán cho DN, về cuối giai đoạn nghiên cứu chỉ tiêu này được thực hiện tốt hơn nữa, góp phần nâng cao khả năng thanh toán cho DN trong mẫu nghiên cứu.
- Về quản trị khoản phải thu: số liệu tại Phụ lục số 10 cho thấy bình quân mất 32,86 ngày là các DN may trong mẫu nghiên cứu thu được tiền hàng kể từ ngày xuất bán, tuy nhiên kỳ thu tiền trung bình lại có xu hướng tăng nhẹ với tốc độ bình quân 1,27%/năm. Mặc dù vậy, vẫn có thể cho rằng công tác quản trị khoản phải thu tại các DN là tốt trong điều kiện khó khăn hiện nay, thời buổi mà tiền vẫn được coi là “vua của các loại tài sản”, ai nắm giữ nó là người có được lợi thế.
Việc thu tiền bán hàng kịp thời đã giúp giải quyết nhu cầu thanh toán của DN, từ đó góp phần nâng cao khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Mặt khác, nợ ngắn hạn chiếm chủ yếu trong cơ cấu nợ vay của các DN trong mẫu nghiên cứu nên kỳ thu tiền ngắn sẽ giải quyết được và khi đó chỉ số NWC âm cũng không phải là vấn đề đáng lo ngại nữa. Đồ thị cho thấy sự ăn khớp giữa kỳ thu tiền trung bình với khả năng thanh toán nhanh của DN, diễn biến theo xu thế khá tương đồng.
Do đặc thù gia công hàng cho khách hàng nước ngoài là chủ yếu nên trong điều kiện là những DN hoạt động lâu năm, hệ thống quản lý chất lượng tốt nên các DN may trong mẫu nghiên cứu hầu hết lựa chọn những khách hàng có đơn hàng và lịch sử thanh toán tốt. Nếu khách hàng mới hoặc đơn hàng lớn đều được thanh toán bằng L/C không thể hủy ngang để giảm thiểu rủi ro; còn những khách hàng quen, uy tín thì hình thức thanh toán được lựa chọn là điện chuyển tiền (TT) với chi phí thanh toán rất thấp, thủ tục đơn giản. Một số nhà QTTC mặc dù chọn hình thức thanh toán TT nhưng thỏa thuận chỉ xuất hàng đi khi nhận được xác nhận chuyển tiền của ngân hàng tương ứng lô hàng xuất. Chính vì lẽ đó mà kỳ thu tiền trung bình của các DN trong mẫu nghiên cứu lại khá thấp.
Số liệu khảo sát bằng Phiếu cho thấy 17/26 DN không xuất hiện khoản phải thu khó đòi, nếu có thì giải pháp được chọn là gia hạn nợ cho khách hàng hoặc treo nợ lại và dừng xuất hàng cho khách. Chính vì tình trạng nợ phải thu ít nên chỉ có 11/26 DN xây dựng chính sách bán chịu áp dụng theo nhóm khách hàng và chỉ quan tâm đến điều kiện về thời gian thanh toán (19/26 DN) thay vì khuyến khích khách hàng trả nợ sớm bằng tỷ lệ chiết khấu.
Đơn vị tính: ngày, lần
Nguồn: Tính toán từ BCTC của 10 DN may thuộc Vinatex 2009-2017 Hình 2.13. Kỳ thu tiền và khả năng thanh toán nhanh bình quân của 10 DN
may thuộc Vinatex giai đoạn 2009-2017
- Về quản trị HTK: theo số liệu tại Phụ lục số 11 ta thấy 1 đồng vốn tồn kho bình quân sử dụng trong kỳ quay được 7,44 vòng để tạo ra doanh thu và có xu hướng đi ngang và giảm nhẹ.
Đơn vị tính: lần, tỷ đồng
035 030
026
029 032 035 035 036
037
- 000 000 000 000 001 001 001 001
- 5 10 15 20 25 30 35 40
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017 Khả năng thanh toán nhanh Kỳ thu tiền trung bình