Tình hình hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của các DN may thuộc

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính tại các doanh nghiệp may thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam (Trang 77 - 81)

Chương 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QTTC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM VÀ CÁC DN MAY THUỘC VINATEX

2.1.2. Tình hình hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của các DN may thuộc

2.1.2.1. Những thuận lợi, khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của các DN may thuộc Vinatex

Một là, thị trường dệt may toàn cầu vẫn đang có xu hướng mở rộng và phát triển, những thị trường xuất khẩu chính của Vinatex (Mỹ, EU, Nhật Bản) có xu hướng tăng trưởng sau giai đoạn khủng hoảng 2008-2011. Các DN may thuộc Vinatex có mối

quan hệ gia công xuất khẩu hơn 50 năm với các đối tác lớn trên toàn cầu nên đã đáp ứng tốt xu hướng này.

Hai là, các DN may thuộc Vinatex có cơ hội tận dụng các lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết.

Sự liên kết cộng hưởng giữa các DN may hàng đầu thuộc Vinatex nên năng suất được cải thiện, gia tăng năng lực cạnh tranh. Các DN may thuộc Vinatex nhờ chuỗi liên kết rộng đã tăng hiệu quả vượt trội nhờ lợi thế về quy mô trong việc tiếp nhận các đơn hàng có quy mô lớn.

Ba là, xu hướng chuyển dịch đơn hàng cũng như đầu tư vào DN may ở Việt Nam do lợi thế về chi phí nhân công, môi trường chính trị ổn định, cam kết của Việt Nam đối với cải cách và phát triển kinh tế đã tạo ra sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư lĩnh vực dệt may. Mặt khác, các DN may thuộc Vinatex đã đạt đến trình độ tiên tiến về công nghệ nên có khả năng thực hiện được hầu hết các đơn hàng với yêu cầu chất lượng rất cao.

Bốn là, thị trường nội địa với dân số trên 90 triệu cùng mức sống ngày càng nâng cao là cơ hội lớn cho các DN dệt may. Thị trường tiềm năng này được dự báo tiếp tục tăng trưởng ổn định khoảng 10-12%/năm. Mặt khác, Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với nguồn lao động dồi dào và chi phí nhân công tương đối thấp, chỉ tương đương 50% so với Trung Quốc.

Năm là, việc ngành công nghiệp dệt may được quy hoạch phát triển đến 2015 và định hướng đến 2020 theo Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg ngày 10/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ đã mở đường cho những cơ chế thuận lợi cho sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và các DN may nói riêng. Hàng loạt các giải pháp đồng bộ về đầu tư, đào tạo nhân lực, khoa học công nghệ, thị trường và vốn đã được triển khai trong suốt những năm 2008-2015, điều đó đã tạo ra nền tảng và những cơ hội vô cùng tốt cho các DN may của Việt Nam phát triển.

Bên cạnh những thuận lợi, những cơ hội lớn để các DN may phát triển và bứt phá trong những năm vừa qua, trong quá trình hoạt động cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại.

Thứ nhất, các DN may phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đến từ Trung Quốc, Campuchia, Lào, Myanmar,… đe dọa đến thị phần xuất khẩu tại các thị trường lớn. Mặt khác, chính xu hướng chuyển dịch các đơn hàng sản xuất từ Trung Quốc về Việt Nam đã gây sức cạnh tranh lớn giữa các DN may mặc. Một số DN dệt may của Trung Quốc đã và đang đầu tư các nhà máy quy mô lớn tại Việt Nam như

Texhong đầu tư 300 triệu USD tại Quảng Ninh, TAL đầu tư 200 triệu USD tại Hải Dương, Shenzhou International đầu tư 300 triệu USD tại Thành phố Hồ Chí Minh,…sẽ làm tăng tính cạnh tranh trong nội bộ ngành. Mặt khác, trong thời gian vừa qua một số quốc gia đã tập trung hỗ trợ lớn cho dệt may để tạo lợi thế cạnh tranh như:

Bangladesh giảm thuế TNDN, thuế nhập khẩu line, spandex, hóa chất,…; Pakistan miễn thuế cho nguyên liệu, năng lượng và nhập khẩu máy, thiết bị dệt may; Ấn Độ giảm và miễn thuế nhập khẩu,…

Thứ hai, mặc dù Việt Nam đặt kỳ vọng có được lợi ích từ các FTA thế hệ mới, tuy nhiên các rào cản thuế quan và phi thuế quan ngày càng phức tạp như: xuất xứ, kỹ thuật, an toàn, vệ sinh, môi trường, trách nhiệm xã hội, chống trợ giá,…làm suy giảm các lợi ích trên. Các rào cản thương mại trên được vận dụng ngày càng linh hoạt và tinh vi, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Thứ ba, thiếu hụt lao động chất lượng cao và lao động qua đào tạo nên phải cạnh tranh thu hút lao động với các ngành công nghiệp khác làm cho chi phí lương mỗi năm tăng bình quân 20% từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh chung của DN.

Thứ tư, cơ cấu các phương thức sản xuất tại các DN may thuộc Vinatex vẫn chủ yếu dựa vào may gia công (55% CMT, 35% FOB, 10% ODM) và sản xuất các sản phẩm mang giá trị gia tăng thấp do năng lực cung ứng nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam còn yếu, nên hiệu quả kinh doanh thấp.

Mặc dù có những khó khăn nhất định, nhưng có thể thấy rằng thuận lợi đến với các DN may mặc thuộc Vinatex vẫn nhiều hơn. Bằng những nỗ lực của cả hệ thống, từ công tác chỉ đạo định hướng của Tập đoàn, sự sáng tạo, năng động của từng DN thành viên nên kết quả kinh doanh của các DN may mặc thuộc Vinatex là hết sức tốt đẹp trong những năm vừa qua.

2.1.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của một số DN may thuộc Vinatex giai đoạn 2009-2017

Trong giai đoạn 2009-2017, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của các DN may thuộc Vinatex đều có xu hướng tăng lên. Tốc độ tăng doanh thu bình quân trong giai đoạn này là 15,3%/năm. Các DN may thuộc Vinatex tùy vào quy mô tài sản mà có sự thay đổi về doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ khác nhau.

Qua đồ thị ở Hình 2.5, ta thấy Việt Tiến là DN có mức tăng trưởng doanh thu thuần về cả số tương đối lẫn tuyệt đối ấn tượng nhất. Sau 09 từ năm 2009 đến 2017, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của DN đã tăng từ 1.924 tỷ đồng lên

đến 8.360 tỷ đồng, tăng tuyệt đối là 6.436 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 334,52%. Bên cạnh đó, May 10, Hòa Thọ, Hưng Yên, Đức Giang và Việt Thắng là những DN tiếp theo có tốc độ tăng trưởng doanh thu được cải thiện rõ rệt qua các năm. Trong số 10 DN trong mẫu nghiên cứu, Đáp Cầu, Đồng Nai có mức doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng trưởng chậm và có xu hướng giảm trong 5 năm gần đây.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Tính toán từ BCTC của 10 DN may thuộc Vinatex 2009-2017 Hình 2.5. Doanh thu một số DN may thuộc Vinatex giai đoạn 2009-2017

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Tính toán từ BCTC của 10 DN may thuộc Vinatex 2009-2017 Hình 2.6. LNST của DN may thuộc Vinatex giai đoạn 2009-2017

1,924 2,309

3,355 3,851

4,790

5,417

6,311

7,422

8,360

- 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

TCT CP May Việt Tiến TCT CP May Nhà Bè CTCP Vinatex Đà Nẵng TCT CP May Đồng Nai TCT Việt Thắng - CTCP Công ty CP May Đáp Cầu TCT CP May 10 TCT CP May Đức Giang TCT CP May Hưng Yên TCT CP Dệt May Hòa Thọ

077 087

125 138

197

226 241

282 297

(50) - 50 100 150 200 250 300 350

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

TCT CP May Việt Tiến TCT CP May Nhà Bè CTCP Vinatex Đà Nẵng TCT CP May Đồng Nai TCT Việt Thắng - CTCP TCT CP May Đáp Cầu TCT CP May 10 TCT CP May Đức Giang TCT CP May Hưng Yên TCT CP Dệt May Hòa Thọ

Tương tự như xu hướng thay đổi của doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, LNST của các DN may thuộc Vinatex có xu hướng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, trong khi xu hướng tăng doanh thu thuần xuất hiện ở hầu hết các DN trong Tập đoàn, thì LNST của các DN trên biến động nhiều hơn qua các năm, điều này thể hiện rõ chất lượng công tác quản trị chung của DN may thuộc Vinatex không đồng đều.

Các DN giữ được sự ổn định trong việc tăng trưởng LN thì giai đoạn 2012-2017 đều đạt được mức LN khả quan so với mốc ban đầu và so với trung bình nhóm như Việt Tiến, Hòa Thọ, Đáp Cầu, May 10,…

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính tại các doanh nghiệp may thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(212 trang)