Các biến nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính tại các doanh nghiệp may thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam (Trang 108 - 111)

Chương 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QTTC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QTTC TRONG CÁC DN MAY THUỘC

2.2.3. Vận dụng mô hình hồi quy để kiểm định tác động của các yếu tố tới hiệu quả

2.2.3.2. Các biến nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng thước đo để đánh giá hiệu quả QTTC tổng thể là ROE. Đây là thước đo thường được các nhà phân tích tài chính và các nhà nghiên cứu sử dụng.

Mục tiêu cuối cùng của QTTC là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu do đó việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng nhằm tối đa hóa ROE là vô cùng quan trọng và phù hợp cho nghiên cứu này.

b.Tỷ suất đầu tư TSDH (TANG)

Đại diện cho nhóm quản trị đầu tư vốn, luận án lựa chọn 2 biến: tỷ suất đầu tư TSDH (TANG) và tỷ suất LNST trên tài sản (ROA).

Quyết định cơ cấu đầu tư tài sản là một trong những quyết định quan trọng của các nhà QTTC DN. Quyết định đầu tư vào TSDH có ảnh hưởng lâu dài đến DN.

Thước đo được sử dụng trong nghiên cứu này là:

TANG = Tài sản dài hạn Tổng tài sản

Vậy giả thuyết nghiên cứu được đưa ra là: tỷ suất đầu tư TSDH tác động đến hiệu quả QTTC.

c. Đòn bẩy tài chính (DFL)

Đại diện cho nhóm quản trị huy động vốn, luận án lựa chọn 2 biến: mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính (DFL) và tỷ lệ vốn Nhà nước (STATE).

Đòn bẩy tài chính đề cập đến việc sử dụng nợ trong cấu trúc nguồn tài trợ của DN. Đòn bẩy tài chính là một trong những quyết định quan trọng của nhà QTTC vì nó ảnh hưởng đến lợi ích, rủi ro của chủ sở hữu cũng như giá trị thị trường của DN.

Vì vậy, có rất nhiều nghiên cứu xem xét tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả QTTC cụ thể: Ghosh, Nag và Sirmans (2000), Berger và di Patti (2006) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra đòn bẩy tài chính có tác động dương lên hiệu quả QTTC, nhưng ngược lại, Gleason và các cộng sự (2000), Simerly và Li (2000), Maleya và

Muturi (2013) trong nghiên cứu của mình lại chỉ ra tác động âm của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả QTTC. Vì vậy, giả thuyết được đưa ra là: đòn bẩy tài chính tác động đến hiệu quả QTTC.

d. Tỷ lệ vốn nhà nước (State)

Tỷ lệ vốn nhà nước được đo lường bằng tỷ lệ % vốn nhà nước trên tổng VCSH.

Việc tham gia của Nhà nước vào quá trình quản trị DN có thể làm cho đường ra quyết định dài hơn bởi quy trình xin ý kiến nhiều bước và chính điều này làm giảm tốc độ ra quyết định và có thể thời cơ kinh doanh trôi qua. Vì vậy, giả thuyết được đưa ra là: tỷ lệ vốn nhà nước tác động đến hiệu quả QTTC.

e. Chu kỳ SXKD (BS – Business Cycle)

Đại diện cho nhóm quản trị sử dụng vốn, luận án lựa chọn 3 biến: chu kỳ SXKD (BS), quy mô DN (SIZE) và năng lực của nhà quản trị (MC).

Với đặc điểm chu kỳ kinh doanh ngắn nên tác động lên hiệu quả QTTC tổng thể tại các DN may là rất lớn, do đó luận án lựa chọn chỉ tiêu này để đánh giá mức độ tác động.

Chu kỳ SXKD của DN là khoảng thời gian kể từ khi DN mua hàng đến khi DN bán được hàng và thu tiền về.

BS = Thời gian quay vòng HTK+Thời gian quay vòng khoản phải thu Chu kỳ SXKD của DN càng ngắn, tức là rút ngắn thời gian quay vòng HTK và thời gian quay vòng khoản phải thu thì càng tăng hiệu quả QTTC. Nguyên nhân chủ yếu do hàng hóa được bán nhanh hơn, thời gian lưu kho ít hơn, doanh thu tăng, giảm chi phí đầu tư HTK. Hơn nữa phải thu khách hàng quay vòng nhanh hơn, DN thu hồi nợ nhanh hơn, tăng vòng quay của vốn, giảm các chi phí liên quan đến khoản phải thu.

Với tác động kép của rút ngắn chu kỳ SXKD sẽ làm tăng khả năng sinh lời. Vì vậy, giả thuyết được đưa ra là: chu kỳ SXKD tác động đến hiệu quả QTTC.

f. Quy mô DN (size)

Quy mô DN được đo lường quy mô tổng tài sản. Có khá nhiều nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa quy mô DN và hiệu quả QTTC. Các nghiên cứu này đưa ra những quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa quy mô và hiệu quả QTTC.

Quan điểm thứ nhất cho rằng DN có quy mô càng lớn thì hiệu quả QTTC càng cao do lợi thế về quy mô. Tuy nhiên, quan điểm ngược lại cho rằng quy mô có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả QTTC do một số vấn đề về tham nhũng và một số lý do khác: như hoạt động thiếu hiệu quả do quá trình kiểm soát kém. Vì vậy giả thuyết được đưa ra là: quy mô DN tác động đến hiệu quả QTTC.

g. Chỉ số năng lực quản lý (MC)

Quản trị trong DN mang màu sắc và chủ ý rất rõ nét của chủ thể quản trị. Do đó.

Theo Liargovas và Skandalis (2008) và Almajalivà các cộng sự (2012) thì năng lực quản lý được đo lường bằng LNST chia cho số lượng cán bộ quản lý.

Trong đó Profit (LN) được đo lường bằng LN trước thuế hoặc LNST của công ty. Theo như MaMerikas và các cộng sự (2006) thì “professionals” là những nhà quản lý thỏa mãn 2 tiêu chuẩn sau: (1) Có bằng đại học và (2) Quản lý trực tiếp hoặc là một bộ phận của nhóm quản lý (management team). Cũng theo Liargovas và Skandalis (2008) thì một DN có nhóm quản lý (management team) khi thỏa mãn ít nhất ba trong năm điều kiện sau: (1) Kinh nghiệm của nhà quản lý trung bình là 20 năm, (2) Nhóm quản lý nắm giữ trung bình 34% cổ phần DN, (3) Hầu hết các nhà quản lý trong nhóm tốt nghiệp đại học (4) Tuổi trung bình của các nhà quản lý trong nhóm từ 50 đến 60 tuổi, (5) Tất cả các nhà quản lý trong nhóm đều thực hiện các hoạt động đổi mới- hoạt động đổi mới đề cập đến việc giới thiệu sản phẩm mới, công nghệ sản xuất mới, phát triển thị trường mới hoặc đổi mới cơ cấu tổ chức trong DN. Giả thuyết được đưa ra: tỷ số năng lực quản lý tác động đến hiệu quả QTTC.

h. Tỷ suất LNST trên tài sản (ROA)

Phân tích Dupont đối với chỉ tiêu ROE được trình bày trong cơ sở lý luận ở Chương 1 cho thấy hiệu quả quản trị đầu tư, hiệu quả quản trị huy động và sử dụng vốn có tác động đến ROE, đây được xem là yếu tố quan trọng bậc nhất.

Trong điều kiện đã loại trừ ảnh hưởng của thuế thu nhập DN và lãi suất vay vốn, nghiên cứu này sử dụng ROA làm tham số để đánh giá khả năng sinh lời thực của tài sản nói chung và của VCSH nói riêng. Vậy giả thuyết nghiên cứu được đưa ra là: tỷ suất LNST trên tổng tài sản tác động đến hiệu quả QTTC.

i. Hệ số chi trả cổ tức (DPR)

Peixin Wang, Jiaming YU và Jiawen Cui (2013) sử dụng phương pháp phân tích thống kê và hồi quy OLS tác động chính sách cổ tức đến giá trị của 132 công ty bất động sản Trung Quốc với số liệu từ năm 2007 đến năm 2010. Kết quả chỉ ra rằng, chính sách cổ tức có ảnh hưởng đến giá trị của các công ty nghiên cứu.

Luận án lựa chọn biến hệ số chi trả cổ tức (DPR) đại diện cho nhóm quản trị phân phối LN; giả thuyết được đưa ra là: chính sách chi trả cổ tức có tác động đến hiệu quả QTTC.

Luận án dùng phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu thứ cấp thu thập từ các BCTC riêng đã được kiểm toán của 10 DN trong mẫu nghiên cứu từ năm

2009-2017 với 90 giá trị quan sát. Quy trình kiểm định các yếu tố tác động đến hiệu quả QTTC các DN may thuộc Vinatex giai đoạn 2009-2017 được thực hiện trên phần mềm SPSS 22.0.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính tại các doanh nghiệp may thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(212 trang)