Chương 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QTTC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM VÀ CÁC DN MAY THUỘC VINATEX
2.1.1. Khái quát về ngành dệt may Việt Nam và các DN may thuộc Vinatex
2.1.1.3. Đặc điểm SXKD của các DN may Việt Nam
Trong những năm gần đây, hàng may mặc Việt Nam đã và đang thâm nhập vào thị trường thế giới. Dệt may luôn trong nhóm dẫn đầu về KNXK, đóng góp đáng kể cho sự phát triển chung của đất nước.
Nguồn: VITAS, Bản tin Kinh tế-Dệt may, Số 3/2018 Hình 2.2. KNXK hàng dệt may của các DN Việt Nam theo thị trường chính Vì khách hàng chủ yếu là nước ngoài nên công tác QTTC tại các DN may luôn phải thích nghi với các tiêu chuẩn quốc tế về đầu tư, điều kiện làm việc cho người lao động, sản phẩm thân thiện môi trường,… làm cho suất đầu tư và chi phí vận hành của DN may Việt Nam tăng đáng kể. Mặt khác, trong điều kiện Chính phủ ưu tiên cho xuất khẩu thông qua các chính sách đầu tư, thị trường, thuế quan,…thì chính các DN may mặc sẽ được hưởng lợi từ đặc trưng này.
45.387%
13.810%
11.519%
9.318%
19.966%
Năm 2016
Hoa Kỳ EU Nhật Bản Hàn Quốc Khác
45.098%
13.530%
11.341%
9.893%
20.138%
Năm 2017
Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 đối tác nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 80% tổng KNXK của toàn ngành. Ngoài ra, các DN may của Việt Nam mở rộng quan hệ thương mại với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Một số mặt hàng may mặc xuất khẩu chủ yếu năm 2017.
Bảng 2.3. Một số mặt hàng may mặc xuất khẩu chính năm 2017 TT Chủng loại Năm 2017 (Triệu USD) Tỷ trọng (%)
Tổng KNXK: 26.038
1 Áo thun 5.673 21,79%
2 Áo Jacket 5.141 19,74%
3 Quần 4.586 17,61%
4 Quần áo trẻ em 1.696 6,51%
5 Áo sơ mi 1.373 5,27%
6 Váy 1.303 5,00%
7 Các sản phẩm khác 6.267 24,07%
Nguồn: VITAS, Bản tin Kinh tế-Dệt may, Số 3/2018 Bảng 2.3 cho biết các mặt hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam khá phong phú và đa dạng, từ trang phục thời trang, thể thao, công sở, dạo phố cho đến trang phục ở nhà và tập trung ở phân khúc thị trường cao - trung cấp.
b. Sản xuất theo phương thức gia công là chính
Hiện nay, 80% DN may của Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất dệt may toàn cầu ở khâu gia công. Trong chuỗi này có 5 công đoạn cơ bản là: thiết kế, sản xuất phụ liệu, gia công, xuất khẩu và phân phối. Khâu có LN cao là thiết kế mẫu, cung cấp nguyên phụ liệu và thương mại, gia công là khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất.
Nguồn: Tạp chí Kỹ thuật dệt may-Số 2/2013 Hình 2.3. Chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm may mặc xuất khẩu
Khâu gia công theo mẫu (CMT – Cut, Make, Trim) thường chiếm khoảng 30% so với giá phương thức gia công mua nguyên liệu, bán thành phẩm (FOB) và 10% so với giá bán cuối cùng của sản phẩm. Với đặc điểm thâm dụng lao động ở trình độ thấp nên chi phí nhân công chiếm phần lớn trong đơn giá gia công, do đó biên LN thấp chính là điều khiến cho các DN may Việt Nam nói chung khó khăn trong việc tích lũy vốn lớn, mở rộng quy mô và phát triển thành các thương hiệu mang tính quốc tế. Đặc điểm này tác động làm hạn chế hiệu quả công tác QTTC tại các DN may Việt Nam.
c. Nguyên liệu chủ yếu dựa vào nguồn nhập khẩu
Dệt may Việt Nam là ngành có tính gia công lớn, ngành công nghiệp phụ trợ phát triển chậm trong giai đoạn vừa qua. Đến nay, khoảng 70% nguyên phụ liệu may đầu vào Việt Nam vẫn phải nhập khẩu. Mặc dù KNXK lớn nhưng các DN may Việt Nam lại phải chi một lượng lớn tương ứng với giá trị nguyên phụ liệu nhập khẩu, điều đó làm cho giá trị để lại trong nước ít đi. Mặt khác, do không chủ động được nguyên phụ liệu nên các DN may của Việt Nam luôn dễ bị tác động bởi những biến động bất lợi từ thị trường cung cấp. Điều đó đặt ra với công tác QTTC phải chủ động điều chỉnh kịp thời.
Theo dự báo, trong 10 năm tiếp theo nhu cầu hàng năm của các DN may Việt Nam cần khoảng 10 tỷ mét vải/năm. Trong khi đó năng lực sản xuất trong nước chỉ đáp ứng tối đa 5 tỷ mét vải/năm. Do đó, khoảng 50% nhu cầu còn lại vẫn tiếp tục nhập khẩu [7].
Nguồn: VITAS, Bản tin Kinh tế-Dệt may, Số 3/2018 Hình 2.4. Cơ cấu thị trường nhập vải năm 2017 của DN may Việt Nam
48.591%
16.230%
12.776%
5.195%
17.208%
Trung Quốc Hàn Quốc Đài Loan Nhật Bản Khác
Trung Quốc và Hàn Quốc hiện là hai nhà cung cấp vải lớn nhất của DN may Việt Nam. Ngoài vải, thiết bị may, phụ tùng thay thế và một số loại phụ liệu trong nước chưa sản xuất được đều phải nhập khẩu làm cho tỷ lệ nội địa hóa trong mỗi sản phẩm may mặc xuất khẩu chỉ chiếm tỷ lệ khoảng trên 50% so với giá bán cuối cùng.
d. Năng lực thiết kế và phát triển sản phẩm hạn chế
Một số DN may mặc hàng đầu có tiềm lực về thiết kế, công nghệ và thị trường như: Phong Phú, May 10, Việt Tiến, Nhà Bè,… mới có sản phẩm tự thiết kế và tự tổ chức toàn bộ quá trình kinh doanh, từ khâu thiết kế mẫu cho đến triển khai sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ tiến hành đầu tư, đổi mới mạnh mẽ về công nghệ, chất lượng và kiểu dáng, đặc biệt chuyển dịch mạnh mẽ từ phương thức gia công truyền thống (CMT) sang phương thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm (Free On Board – FOB) hoặc phương thức trọn gói từ thiết kế, sản xuất, thị trường (Original Design Manufacturing - ODM) nhờ đó phát triển được thương hiệu DN và giá trị gia tăng thu được nhiều hơn.
Các DN còn lại, do tập trung sản xuất theo phương thức gia công theo mẫu có sẵn nên chưa chú trọng đầu tư cho khâu thiết kế, năng lực thiết kế hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh. Theo thống kê, chỉ có khoảng 30% mẫu thiết kế thời trang là do các DN may Việt Nam sáng tạo, còn khoảng 70% là do sao chép của nước ngoài hoặc bắt chước ý tưởng. Do đó, giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm may mặc xuất khẩu không cao, DN may mặc trong nước mới chỉ khai thác được yếu tố lao động chứ chưa chứa đựng nhiều hàm lượng tri thức trong mỗi sản phẩm xuất khẩu, cần phải thay đổi mô hình sản xuất theo hướng đem lại giá trị gia tăng cao.
Tóm lại, các DN may Việt Nam chủ yếu gia công sản phẩm xuất khẩu với nguyên phụ liệu nhập khẩu và thiết kế do khách hàng cung cấp nên chi phí SXKD cao và chưa khai thác hiệu quả lợi thế về quy mô xuất khẩu, giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm xuất khẩu thấp, nên hiệu quả hoạt động SXKD nói chung và hoạt động QTTC tại các DN này còn thấp, chưa tương xứng tiềm năng.