6. Kết cấu của luận án
1.1.3. Các công trình nghiên cứu đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch
Ở một khía cạnh khác, các công trình nghiên cứu cũng đề cập đến các nhân tố tác động đến du lịch. Nhiều nhà khoa học đã khẳng định đến sự tác động của những điều kiện chung đến sự phát triển du lịch: Du lịch là một ngành công nghiệp phát triển nhanh với kết quả kinh tế, xã hội và chính trị. Giao lưu văn
hoá, hòa bình, thiện chí và hiểu biết được coi là những tác động tích cực của các luồng du lịch quốc tế. Các điểm thu hút tự nhiên, văn hóa, vị trí địa lý, hệ thống giao thông thuận lợi, sự an toàn xã hội và an ninh chính trị ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch và đích đến. An ninh chính trị và an toàn xã hội cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển du lịch.
Phonemany Soukhathammavong trong"Phát triển du lịch sinh thái tại Lào, một số nghiên cứu tại tỉnh Khăm Muân" [34], đánh giá vai trò du lịch gắn với bảo vệ môi trường tạo ra lợi ích kép: khuyến khích sử dụng dịch vụ sản phẩm địa phương, giảm chất thải, rác thải, khai thác hợp lý cảnh quan du lịch và gắn chặt bảo vệ môi trường ở địa phương cũng như ở CHDCND Lào.
Trong công trình "Giải trí và Du lịch" (Leisure and Tourism) [138], các tác giả đề cập đến vấn đề tiếp thị, cung cấp các dịch vụ thông tin quản lý, việc lên kế hoạch và đánh giá các sự kiện cũng như các nguồn cơ sở hạ tầng cho các dự án du lịch, giải trí. Tác giả Stephen J. Page và Don Getz (1997), đã nghiên cứu, phân tích về vấn đề tài chính cũng như quảng bá cho du lịch tại khu vực nông thôn.
John Tribe (1995), trong nghiên cứu "Kinh tế học về giải trí và du lịch (The Economics of Leisure and Tourism)" [137] đã làm rõ các vấn đề về tổ chức và quảng bá hoạt động giải trí và du lịch; nghiên cứu về du lịch, du lịch giải trí ngoài trời, marketing du lịch ở các nước đang phát triển.
Trong bài "Phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Chăm Pa Sắc" của tác giả Phon Xay Sa May In Sỉ Mon [35] đã phân tích những tác động ảnh hưởng của các loại hình du lịch văn hóa đối với sự phát triển một số vùng, khu vực kinh tế, xã hội của tỉnh. Những tác động ảnh hưởng đó theo hướng tích cực hay hạn chế, đóng góp ở mức độ nào cho sự phát triển bền vững của một số vùng, khu vực tùy thuộc vào các loại hình du lịch văn hóa cụ thể có được tổ chức tốt và được quản lý khoa học, cân đối giữa khai thác và bảo tồn giá trị văn hóa, phát huy được yếu tố tích cực của giá trị văn hóa và huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng trong các hoạt động du lịch hay không. Khi các khía cạnh bền vững được thể hiện trong du lịch văn hóa thì sự đóng góp du lịch văn hóa đó cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương mang tính bền vững.
Công trình "Lợi thế về du lịch ở tỉnh Xiêng Khoảng đang chờ đợi sự phát triển" của tác giả Bun Lươn Văn Na Hắc [15]. Tác giả đưa ra lợi thế phát triển du lịch của tỉnh Xiêng Khoảng. Một là: Quảng bá về lịch sử vẻ vang của dân tộc để quản lý tốt vấn đề này thì phải chú ý đến việc thiết kế các công trình tu dưỡng nghiên cứu kỹ. Hai là: Tài nguyên du lịch như các điểm du lịch thiên nhiên phải tạo ý thức cho người dân các dân tộc biết giữ gìn, bảo vệ và sử dùng tài nguyên được lâu dài và bền vững. Ba là: Về văn hóa phong tục tập quán, di sản văn hóa tốt đẹp phải được quan tâm bảo tồn, tôn tạo. Tóm lại những di tích lịch sử và nguồn tài nguyên quý giá của du lịch, ngành kinh tế - du lịch kết hợp với tiềm năng khác của tỉnh đã có bước phát triển khá toàn diện và bền vững. Đồng thời tác giả đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và các ngành đã liên quan có định hướng và kế hoạch phát triển kinh tế du lịch đúng hướng.
Bài viết "Du lịch là một ưu tiên của sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Xiêng Khoảng" của tác giả Khăm Cọn Ua Nuôn Sa [32]. Tác giả giới thiệu về địa lý vị trí của tỉnh và lợi thế về mặt du lịch tự nhiên, du lịch lịch sử, du lịch văn hóa nổi tiếng, tiêu biểu nổi bật là điểm du lịch Cảnh Đồng Chum trong tương lai sẽ trở thành di sản thế giới là điều kiện quảng bá thu hút khách du lịch đến Xiêng Khoảng. Nội dung là đề cập đến vai trò và tầm quan trọng của kinh tế du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Xiêng khoảng, trong đó tác giả nhấn mạnh về số lượng khách du lịch và tổng thu nhập từ du lịch những năm 2011 - 2012 đó là một con số thu nhập góp phần vào ngân sách của tỉnh để giúp cho tỉnh phát triển kinh tế - xã hội trong địa bàn của mình.
Trong công trình "Một số vấn đề tác động tiêu cực từ du lịch ở tỉnh Luông Pa Bang" của tác giả Seng Ma Ni Phết Sa Vông [43]. Tác giả phân tích tình hình phát triển kinh tế du lịch của tỉnh trong thời gian gần đây, từ đó khẳng định phát triển kinh tế du lịch của tỉnh có một số vấn đề tác động tiêu cực đến một số mặt của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực như sau: (i) Tác động của du lịch đến kinh tế, là mặc dù thu nhập từ du lịch được nhiều nhưng giá sinh hoạt ở đó ngày càng tăng lên làm cho cuộc sống của người dân có thu nhập thấp ở khu vực đó
gặp nhiều khó khăn và tăng chi phí cho hoạt động công an, cứu hỏa, dịch vụ y tế, sửa chữa, bảo trì hệ thống đường giao thông, dịch vụ công khác; (ii) Tác động của du lịch đến xã hội là xã hội có sự thay đổi làm cho người dân bỏ nghề nghiệp cũ, xảy ra tệ nạn mại dâm, buôn lậu, ma túy, cờ bạc, mất trật tự công cộng và có thể gây sự lây truyền một số bệnh tật; (iii) Tác động của du lịch đến văn hóa là có thể làm xói mòn hoặc mất đi bản sắc văn hóa địa phương, bản sắc văn hóa dân tộc và làm cho phong tục tập quán suy bại, ăn mặc không đúng kiểu truyền thống; (iv) Tác động của du lịch đến môi trường là có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và xảy ra ô nhiễm không khí, tiếng ồn ào, nước thải, rải rác…
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ CẬP ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH