Các đặc điểm ngành du lịch

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (Trang 41 - 57)

6. Kết cấu của luận án

2.1.3. Các đặc điểm ngành du lịch

Thời vụ du lịch có tất cả các nước, các vùng có hoạt động du lịch. Ở mỗi nước hoặc một vùng có thể có một hay nhiều thời vụ du lịch, điều này phụ thuộc vào các thể loại du lịch được khai thác ở đó. Có nước phát triển cả du lịch mùa hè và du lịch mùa đông như ở các nước ở miền ôn đới

Mặt khác tính thời vụ du du lịch còn thể hiện ở cường độ của thời vụ du lịch không đều nhau ở các tháng khác nhau. Thời gian mà ở đó cường độ lớn nhất được gọi là thời vụ chính. Thời gian có cường độ nhỏ hơn được gọi là ngoài thời vụ du lịch.

Ở các nước, các vùng du lịch phát triển, thời vụ du lịch kéo dài hơn và cường độ du lịch chính yếu hơn. Ở các nước, các vùng du lịch mới phát triển có thời vụ du lịch ngắn hơn và cường độ của mùa du lịch chính mạnh hơn.

Bên cạnh đó độ dài thời gian và cường độ của thời vụ không bằng nhau đối với các thể loại du lịch khác nhau. Ví dụ du lịch chữa bệnh có thời gian dài

hơn và cường độ vào mùa chính yếu hơn, du lịch nghỉ biển có thời vụ ngắn hơn và cường độ mạnh hơn.

Cường độ và độ dài của mùa du lịch còn phụ thuộc vào cơ cấu của du khách đến nước hoặc vùng du lịch, ví dụ, du lịch của lứa tuổi thanh thiếu niên thường có thời vụ ngắn hơn và cường độ của mùa du lịch chính mạnh hơn so với du lịch của lứa tuổi trung niên và cao niên.

Cường độ và độ dài của mùa du lịch còn phụ thuộc vào loại hình của cơ sở lưu trú, ở khách sạn, khu điều dưỡng có mùa du lịch kéo dài hơn và cường độ của mùa du lịch chính giảm nhẹ, còn ở dạng du lịch cắm trại thì mùa du lịch ngắn hơn và cường độ mạnh hơn.

Yếu tố mùa vụ của du lịch đòi hỏi QLNN của chính quyền địa phương về vấn đề này cần tăng cường hơn cả về con người và các biện pháp quản lý.

- Ngành du lịch mang tính tổng hợp, phức tạp

Hoạt động du lịch là một hoạt động phức tạp, gắn với sự hiện diện của du khách mà phần lớn đến từ địa phương khác, nước khác. Bên cạnh đó, HĐDL mang tính đa dạng và có yếu tố quốc tế. Đây còn là dịch vụ mang tính liên ngành, liên vùng, mang tính tổng hợp có sự tham gia của các ngành khác nhau.

Do đó, QLNN về du lịch cần có sự phối hợp liên ngành, liên vùng.

Bên cạnh đó, HĐDL giao thoa tiếp nhận nhanh các văn hóa của các địa phương và các các nước, tiếp nhận nhanh xu hướng kinh doanh các dạng dịch vụ nên đây là ngành kinh doanh nhạy cảm cả mặt tốt và xấu khi tiếp nhận.

- Ngành du lịch mang tính phụ thuộc

Ngành du lịch gắn với đặc thù địa phương, với điều kiện tự nhiên, tiềm năng, thế mạnh du lịch trên địa bàn. Chính vì thế nếu địa phương nào có lợi thế về tài nguyên du lịch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển và ngược lại.

Mặt khác ngành du lịch cũng như các ngành khác phụ thuộc vào cơ chế, chính sách, môi trường hoạt động do chính quyền các cấp tạo ra. Đặc thù của cấp tỉnh là cấp thừa hành, có phân quyền, vừa thực hiện pháp luật, chính sách của

trung ương, vừa ban hành chính sách theo thẩm quyền. Cấp trung ương sẽ ban hành luật và các chính sách thống nhất QLNN về du lịch trên cả nước, từ đó, cấp tỉnh sẽ cụ thể hóa và triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách của trung ương để quản lý các HĐDL phù hợp với thực tế địa phương.

Trong phạm vi thẩm quyền, cấp tỉnh ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương; quản lý tài nguyên du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và hướng dẫn du lịch trên địa bàn,…

- Ngành du lịch mang tính quốc tế

Hội nhập quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế và thị trường của một quốc gia với nền kinh tế và thị trường thế giới và khu vực thông qua biện pháp tự do hóa và mở cửa của thị trường các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, du lịch được xem là lĩnh vực có nhiều ưu thế tham gia vào sân chơi toàn cầu. Du lịch là ngành trụ cột trong thương mại quốc tế tham gia vào tiến trình mở cửa và tự do hóa thương mại của các quốc gia. Du lịch là cầu nối cho thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài. Trong định hướng thương mại của các nước công nghiệp mới, các quốc gia này đều xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, là ngành "công nghiệp không khói". Với thế mạnh tổ chức các chuyến du lịch nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo… Du lịch làm phương tiện kết nối đầu tư ngoài nước với trong nước. Nhờ vào du lịch dòng vốn FDI, ODA có cơ hội di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác. Du lịch làm cho văn hóa của các quốc gia có dịp được giới thiệu đó là những tài nguyên nhân văn tinh túy đưa đến bạn bè quốc tế. Du lịch là cầu nối tình hữu nghị, hợp tác và thân thiện giữa các quốc gia. "Du lịch là hộ chiếu đi tới hòa bình và hữu nghị". Du lịch là phương tiện thực hiện xóa đói, giảm nghèo trên bình diện thế giới. Tác động sâu sắc từ phát triển du lịch làm cho phận lớn dân cư có việc làm trực tiếp và gián tiếp từ du lịch thu nhập xã hội từ du lịch tăng nhanh do phát triển các ngành nghề phục vụ du lịch.

Du lịch trong nền kinh tế hội nhập hướng đến chất lượng quốc tế về dịch vụ, về cơ sở hạ tầng phục vụ, trình độ quản lý và năng lực tổ chức.

Thách thức và khó khăn phát triển du lịch trong điều kiện hội nhập đó là trình độ phát triển của các quốc gia không đồng đều, do năng lực cạnh tranh yếu làm cho các nước đang phát triển mất dần lợi thế trong phát triển. Các nước đang phát triển sẽ lệ thuộc vào sân chơi của các nước lớn, trên thị trường du lịch cũng như trong nền kinh tế. Thị trường du lịch cũng chính là thị trường cạnh tranh gây gắt nhất, do du lịch hội tụ các yếu tố đầu tư và thương mại quốc tế. Hội nhập sẽ tác động mạnh đến các tài nguyên nhân du lịch. Mặt tích cực HNQT, tài ngyên du lịch được khai thác, phát triển, tôn tạo. Mặt khác cũng tác động của HNQT, mặt tiêu cực về phá hoại môi trường, bàn sắc văn hóa địa phương bị phai nhạt…

2.1.4. Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội địa phương 2.1.4.1. Vai trò của phát triển du lịch đối với phát triển kinh tế

Các nước trên thế giới coi du lịch là ngành công nghiệp không khói, là

"con gà đẻ trứng vàng", tức là ngành thu hồi vốn nhanh, bán hàng, tiếp thị xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ, ngoại giao và các quan hệ kinh tế khác. Ngành công nghiệp du lịch được các nước trên thế giới thừa nhận là một ngành kinh doanh có lợi nhuận và phát triển với nhịp độ tăng trưởng cao, là ngành đóng góp chủ yếu cho KT - XH. Chính vì thế du lịch là một trong các ngành kinh tế quan trọng, tích cực đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tăng nguồn thu ngoại tệ.

Theo tính toán của WTTC, thu nhập của du lịch bao gồm cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa năm 2005 là 6,2 nghìn tỷ USD, tăng 5,4% so với năm trước, chiếm 3,8% GDP của thế giới. Nếu tính cả những đóng góp trực tiếp và gián tiếp thì ngành du lịch chiếm 10,6% GDP toàn thế giới. Hàng năm ngành này tạo ra 74,2 triệu việc làm, chiếm 2,8% lao động trên toàn cầu [47].

Thực tế cho thấy hoạt động du lịch nó tác động rất mạnh đến cơ cấu cán cân thu, chi của vùng du lịch, của một đất nước. Đối với du lịch quốc tế, việc mang ngoại tệ đến đổi và chi tiêu ở khu vực du lịch làm tăng tổng số tiền trong cán cân thu chi của vùng du lịch và của một đất nước. Nguồn thu nhập ngoại tệ từ khách du lịchh quốc tế của nhiều nước ngày càng tăng.

Mặt khác khi thu nhập tăng lên, con người sẽ chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ vui chơi, giải trí và do đó mở rộng thị trường cho các ngành dịch vụ, nhất là cho ngành du lịch với tư cách dịch vụ giải trí cao cấp. Khi ngành du lịch phát triển sẽ tạo ra tác động lan tỏa kích thích nhiều ngành liên quan phát triển do đặc tính của ngành du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp, cần nhiều dịch vụ bổ sung.

Tuy nhiên, nếu du lịch không phát triển thì nó sẽ góp phần tích tụ các mất cân đối khiến nền kinh tế có nguy cơ khủng hoảng trầm trọng hơn. Hơn nữa, nếu phát triển ngành du lịch có khả năng tái tạo lại các nguồn lực đầu vào hữu hạn do sản phẩm của ngành du lịch là kết quả của việc sử dụng các loại tài nguyên có khả năng phục hồi, tài nguyên phát sinh trong quá trình phát triển như văn hóa, các công trình kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên… Ngoài ra, do nhu cầu của du khách về dịch vụ du lịch ngày càng nhiều với loại hình và chất lượng phục vụ ngày càng cao hơn, nên có khả năng mở rộng chuỗi giá trị ngành du lịch, đem lại nhiều giá trị gia tăng cho đất nước, góp phần cải thiện mức sống của các bên tham gia vào hoạt động này.

Ngoài những lợi ích mang tính tổng thể đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước trong dài hạn và qua nhiều thế hệ thì phát triển du lịch cũng mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Cụ thể:

+ Lợi ích cho nhà cung cấp dịch vụ du lịch: các nhà cung cấp dịch vụ du lịch thu được rất nhiều lợi ích. Nếu xây dựng được thương hiệu và tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đáp ứng được nhu cầu của du khách thì sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Do tính chu kỳ sống của sản phẩm du lịch và điểm du lịch nên khi phát triển du lịch sẽ kéo dài tuổi thọ của các điểm du lịch. Nhờ đó các nhà cung cấp sẽ yên tâm đầu tư lâu dài, mở rộng quy mô hoạt động, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh và tất yếu lợi nhuận sẽ tăng lên đáng kể.

+ Lợi ích cho khách du lịch: do các điểm du lịch đã được chú ý đầu tư, quy hoạch, khai thác có kế hoạch, đặc biệt là công tác bảo tồn, giữ gìn môi trường được triển khai sâu rộng, nên du khách sẽ được tiếp cận, nghiên cứu và khám phá các nền văn hoá, các phong tục tập quán lâu đời trường tồn qua thời gian. Du khách có điều kiện chiêm ngưỡng các phong cảnh tự nhiên hoang sơ

kết hợp với sự tu bổ, tôn tạo của con người. Thêm vào đó, du khách sẽ được sử dụng các sản phẩm du lịch tốt nhất với chi phí thấp nhất.

+ Lợi ích cho điểm du lịch: Ban quản lý các khu du lịch, bằng việc cung cấp các sản phẩm chất lượng cao cho các đơn vị kinh doanh và khách du lịch, sẽ thu được một khoản lợi nhuận đáng kể. Khoản thu nhập này sẽ giúp cho họ tiếp tục tái đầu tư cải tạo, nâng cấp, bảo tồn, tôn tạo các tài nguyên du lịch. Do chất lượng các sản phẩm du lịch ngày càng tốt hơn, lôi cuốn được nhiều du khách hơn, nên sẽ góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp cho lao động tại chỗ, tăng thu nhập cho dân cư sở tại, phát triển đời sống văn hoá, tinh thần.

Có thể thấy, du lịch phát triển sẽ là một trong những ngành mang lại cho đời sống kinh tế - xã hội của địa phương nhiều giá trị tích cực và tác động của nó là rất sâu rộng, ổn định lâu dài.

2.1.4.2. Vai trò của phát triển du lịch đối với phát triển văn hóa - xã hội Du lịch phát triển sẽ góp phần tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, làm giảm thất nghiệp đáng kể, thu hút một số lượng lao động rất lớn, nâng cao mức sống của người dân. Đối với nhiều người, du lịch nhìn nhận như một ngành kinh doanh sinh lợi cao. Vì vậy, xu hướng chuyển đổi hay chuyển hướng sang kinh doanh du lịch là một động cơ tốt để mọi người trao đổi, bổ sung các kiến thức cần thiết như ngôn ngữ giao tiếp văn hoá, lịch sử...

Du lịch làm cho con người được thay đổi môi trường, có ấn tượng và cảm xúc mới, mở mang kiến thức. Hoạt động du lịch là một yếu tố đòi hỏi nhiều lao động dịch vụ với nhiều ngành nhiều trình độ khác nhau, do đó du lịch càng phát triển thì càng có nhiều cơ hội tạo việc làm cho xã hội, góp phần giải quyết vấn đề bức xúc nhất hiện nay.

Du lịch phát triển, tạo điều kiện để mở rộng giao lưu văn hoá, tăng cường sự hiểu biết và mở rộng tầm nhìn, học hỏi thêm kinh nghiệm làm ăn buôn bán của nhiều nước, nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, thông qua đó góp phần quan trọng nâng cao dân trí. Tuy những mặt này được tiến hành một cách không chính thức, nhưng thường có hiệu quả cao.

Thông qua sự tiếp xúc trực tiếp và rộng rãi với du khách trong nước và ngoài nước, mà nhân dân ở vùng sở tại, nước sở tại có điều kiện tiếp thu những tinh hoa văn hoá, những lối sống tốt đẹp, phong cách giao tiếp lịch sự văn minh của văn hoá nói chung, ngày càng mở rộng ra những lĩnh vực mang tính nhân văn cao mà trước đây chúng ta thường xem nhẹ như sự hiểu biết và thái độ ứng xử đối với việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống, đối với các công trình văn hoá nghệ thuật của dân tộc, đối với môi trường sinh thái...Thông qua đó, để giáo dục truyền thống dân tộc, lòng tự hào về lịch sử văn hoá đất nước mình, biết bảo vệ các di sản văn hoá, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sống của đất nước… Từ đó, tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ trong xã hội. Phát triển du lịch góp phần nâng cao dân trí, làm phong phú thêm nhận thức, đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đồng thời góp phần mở rộng và củng cố mối quan hệ hợp tác, ngoại giao, giao lưu kinh tế, văn hoá khoa học, kỹ thuật, tạo mối quan hệ thân thiện, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, giữa các quốc gia. Phát triển du lịch góp phần xoá đói giảm nghèo, làm thay đổi diện mạo của một vùng, một quốc gia ngày càng văn minh và tốt đẹp hơn.

Phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa là hai mặt của một thể thống nhất, có tác động tương hỗ lẫn nhau trong quá trình phát triển của mỗi xã hội mà văn hóa được xem là nền tảng. Việc phát huy các giá trị văn hoá sẽ có tác dụng làm tăng ý thức, trước hết là của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc và của bè bạn quốc tế, đối với trách nhiệm bảo tồn các giá trị văn hóa quốc gia. Ngược lại việc bảo tồn sẽ là cơ sở và tạo ra cơ hội có được các giá trị văn hóa để tự hào, để giới thiệu với các dân tộc khác, các quốc gia khác trên thế giới.

Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt, hay nói một cách khác, du lịch chỉ có thể phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch. Đứng từ góc độ này, các giá trị văn hóa được xem là dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và có khả năng cạnh tranh không chỉ giữa các vùng miền, các địa phương trong nước mà còn giữa CHDCND Lào với các nước trong khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (Trang 41 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)