Khái niệm về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (Trang 33 - 41)

6. Kết cấu của luận án

2.1.1. Khái niệm về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch

Ở các nước phát triển, việc nghiên cứu về du lịch được quan tâm và tiến hành khá sớm. Chính vì thế, khi bàn về du lịch thì có rất nhiều cách giải thích khái niệm này. Nói như Berkener, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa. Dưới con mắt của Guer Freuler thì "du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên" [74, tr.8].

Kaspar cho rằng du lịch là toàn bộ những quan hệ và hiện tượng xảy ra trong quá trình di chuyển và lưu trú của con người tại nơi ở thường xuyên hoặc nơi làm việc của họ [74, tr.9]. Chúng ta cũng thấy ý tưởng này trong quan điểm của Hienziker và Kraff "du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ" [74, tr.29].

Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển loài người.

Trong các tài liệu của các nhà khảo cổ học đã thấy có dấu hiệu của việc di chuyển người vùng này đến vùng khác nhằm mục đích giải trí.

Ngày nay du lịch không chỉ còn là hoạt động vui chơi giải trí, tham quan đơn thuần, mà còn bao gồm cả hoạt động du lịch gắn liền với các mục đích khác như hội họp, học tập, nghiên cứu, kinh doanh… Trong xã hội hiện đại, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế-xã hội phổ biến. Hội đồng Lữ hành và du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council - WTTC) đã đưa ra công bố [94, tr.8]: Du lịch là ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Tại nhiều quốc gia, du lịch là một trong ba ngành kinh tế hàng đầu

và là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất. Du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch là một đề tài hấp dẫn và đã trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nhiều nước đã lấy tỷ trọng người đi du lịch của dân cư làm một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của cuộc sống.

Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, các định nghĩa về du lịch cũng không ngừng được mở rộng và ngày càng phong phú. Có thể thấy, dưới mỗi giác độ nghiên cứu khác nhau người ta có thể đưa ra định nghĩa khác nhau về du lịch.

Du lịch theo thuật ngữ "Du lịch" trong tiếng Pháp là "Le Tour" được hiểu là đi một vòng và quay về điểm xuất phát ban đầu. Theo nghĩa đen, thuật ngữ này chưa bao hàm được tính đa dạng, phong phú của các hình thức du lịch cũng như chưa phản ánh đầy đủ các biểu hiện khác nhau của hoạt động du lịch. Theo tiếng Hy lạp, thuật ngữ này là "tornos" - cũng có nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ "du lịch" trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán với sự ghép nối giữa

"du - đi chơi, tham quan" và "lịch - ngắm nhìn, xem xét". Hai tác giả người Thuỵ Sỹ là Hunziker và Krapf đã xây dựng nền móng cho lý thuyết về du lịch với định nghĩa: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương - những người không có mục đích định cư và không liên quan đến bất cứ hoạt động kiếm tiền nào [94, tr.9]. Định nghĩa này đã khái quát một cách chung nhất hoạt động du lịch, cụ thể là hoạt động đi du lịch của các chủ thể tham gia. Mặc dù chưa bao quát hết những đặc trưng và các loại hình du lịch nhưng định nghĩa này đặt cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu cơ bản tiếp theo.

Theo các Tổ chức lữ hành chính thức (International Union of official Travel oragnization - IUOTO). Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống. Tại Hội nghị Liên Hiệp quốc về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 - 5/9/1963) các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế, bắt nguồn từ các hành trình và lưu trú của cá nhân hay

tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ [94, tr.9].

Luật du lịch CHDCND Lào tháng 5 năm 2013, điều 2 nêu:

Du lịch là du hành từ nơi sinh sống của mình đi đến nơi khác hay nước khác để thăm viếng, tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi, sự trao đổi văn hoá, thể thao, chữa bệnh, nghiên cứu giáo dục, truyền lãm, hội nghị vv.... không có mục đích tìm việc làm, ngành nghề để tìm thu nhập nhiều cách... [41, tr.2].

Kế thừa các nhân tố hợp lý trong các định nghĩa nêu trên, luận án cho rằng, du lịch là ngành kinh tế bao gồm các hoạt động phục vụ chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm mục tiêu hưởng thụ lợi ích từ tự nhiên văn hóa tinh thần nhưng không nhằm mục đích làm việc.

Với định nghĩa này, ngoài yếu tố hạt nhân là chuyến đi du lịch của du khách, còn nhấn mạnh các hoạt động của một ngành kinh tế liên quan đến phục vụ du khách. Ở đây, thuật ngữ "Du lịch" bao hàm hai nghĩa: Thứ nhất: du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người ở một nơi khác, tức là cách xa nơi ở thường xuyên để nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thoả mãn các nhu cầu về văn hoá, nghệ thuật, lịch sử, trao đổi công việc. Thứ hai: du lịch được hiểu là tập hợp các hoạt động kinh doanh nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, thực hiện tốt mọi nhu cầu của khách du lịch. Nói cách khác, du lịch là tập hợp các hoạt động hợp nhất giữa cung du lịch và cầu du lịch nhằm tạo nên ngành du lịch.

Trong luận án cũng sử dụng cách giải thích của Luật Du lịch về một số thuật ngữ liên quan khác đến du lịch như sau:

Hoạt động du lịch: Là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch.

Tài nguyên du lịch: Là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người với các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

Tham quan: Là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên du lịch.

Sản phẩm du lịch: Là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi.

Dịch vụ du lịch: Là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch [41, tr.10-11].

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng KT - XH phổ biến. Hội đồng Lữ hành và du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council - WTTC) đã công bố: Du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với một số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương. Tại nhiều quốc gia khác, du lịch là một trong ba ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch này là một đề tài hấp dẫn và đã trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của cuộc sống [94, tr.23].

Như vậy, du lịch được nhìn nhận từ rất nhiều góc nhìn khác nhau và do đó, có nhiều định nghĩa, khái niệm, quan niệm khác nhau và rất khó có thể đưa ra một định nghĩa bao quát. Trong phạm vi và giới hạn nghiên cứu của luận án, tác giả cho rằng Du lịch là một hoạt động tác động giữa con người với tự nhiên ngoài môi trường sinh sống định cư, nhằm mục đích khám phá, tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm. Có thể định nghĩa một cách ngắn gọn: Du lịch là hình thức nghỉ ngơi năng động ngoài môi trường định cư.

2.1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch - Khái niệm quản lý

Theo giáo trình Khoa học quản lý: "Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra" [90, tr.4].

Phan Huy Đường đã đưa khái niệm quản lý trong sách QLNN về kinh tế

"Quản lý nói chung là sự tác động có tổ chức có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật" [83, tr.26].

Như vậy hai định nghĩa trên đã được đề cập ở trên, khái niệm quản lý phải bao quát được một số nội dung:

(1). Quản lý là một hoạt động thiết yếu nảy sinh khi con người lao động và sinh hoạt tập thể nhằm kiểm soát, điều kiển khách thể quản lý để thực hiện các mục tiêu mà chủ thể quản lý đặt ra.

(2). Thực chất của hoạt động quản lý là xử lý mối quan hệ quản lý (quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý cũng như mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố cấu thành khách thể quản lý.

(3). Hoạt động quản lý chính là phát huy được nhân tố con người với tư cách là bộ phận quan trọng nhất của khách thể quản lý và đạt hiệu quả cao, khi nó tạo ra được cái tổng thể - chỉnh thể từ nhiều cá nhân và các phương tiện, điều kiện vật chất, tinh thần tương ứng với mục tiêu quản lý.

(4). Quản lý là một nghề phức tạp. Để hoàn thành được chức trách của mình, những người quản lý phải có trình độ và phẩm chất phù hợp.

Từ những nội dung đã nêu trên quản lý là hoạt động thiết yếu từ khi có hoạt động chung, đó là sự tác động của chủ thể quản lý vào khách thể quản lý trong đó, quan trọng nhất là nhân lực - nhằm thực hiện các mục tiêu vào chức

năng của chủ thể quản lý.

- Khái niệm quản lý nhà nước

Xuất phát từ quan niệm chung về quản lý, QLNN có thể hiểu là quản lý được thực hiện bằng cơ quan QLNN các cấp đối với toàn bộ quá trình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa - tinh thần… (hoặc một lĩnh vực trong số đó) nhằm huy động sức mạnh vật chất và sức mạnh của cộng đồng xã hội thuộc đối tượng quản lý để đạt mục tiêu của chủ thể cầm quyền ở cấp tương ứng.

Khái niệm về QLNN là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức

năng đối nội đối ngoại của nhà nước chủ quan của QLNN là tổ chức hay mang quyền lực nhà nước trong quá trình hoạt động tới đối tượng quản lý.

- Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch

Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm QLNN về du lịch là sự tác động có tổ chức vào các HĐDL nhằm định hướng các hoạt động này theo các mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn.

Quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh đó là sự tác động của chính quyền tỉnh tới HĐDL theo phân cấp chức năng, nhiệm vụ quản lý tới HĐDL để đạt mục tiêu KT-XH của địa phương và quốc gia đề ra trong từng giai đoạn.

Như vậy, chủ thể QLNN về du lịch gồm: Cơ quan QLNN về du lịch cấp tỉnh là hội đồng nhân dân (HĐND) và uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh cùng với các cơ quan tư vấn, giúp việc như Sở TT-VH-DL, các sở ngành có liên quan... Cơ quan QLNN về du lịch cấp tỉnh thực hiện quản lý theo phân cấp được quy định, dưới sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trung ương và chịu sự giám sát của nhân dân.

Đối tượng quản lý: là các HĐDL và các hoạt động liên quan đến du lịch trên địa bàn tỉnh.

Công cụ quản lý: các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp tỉnh thực hiện quản lý các HĐDL bằng hệ thống các công cụ quản lý kinh tế như các chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển HĐDL, các quy định của pháp luật,... trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp.

Như vậy, QLNN về du lịch cấp tỉnh là sự tác động của chính quyền nhà nước cấp tỉnh tới hoạt động du lịch trên địa bàn nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển bền vững và có hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra của địa phương.

Sự tác động của chính quyền nhà nước cấp tỉnh tới HĐDL là sự tác động thông qua các nguyên tắc, phương pháp, công cụ quản lý như chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch. Sự tác động ở đây nhằm thực hiện chức năng quản lý đối với HĐDL, không làm chức năng kinh doanh thay các doanh nghiệp.

2.1.2. Các loại hình du lịch

Có nhiều các phân loại các loại hình du lịch, tự chung lại có các loại hình du lịch chủ yếu như sau:

- Theo môi trường tài nguyên du lịch

Du lịch dựa vào khai thác cảnh đẹp thiên nhiên như: là cảnh quan, núi đá, hang động, đồng bằng, núi cao, rừng, thực vật, thú rừng, sông nước, biển, bái cát, ao, thác, suối nước nóng v.v.v … Nói chung đây là cảnh quan thiên nhiên đẹp, độc, lạ do thiên nhiên tạo ra thu hút du khách đến thăm quan.

Du lịch dựa vào khai thác giá trị văn hóa địa phương, quốc gia như: những khu di tích lịch sử, những công trình kiến trúc đẹp, cổ, phong tục tập quán độc đáo của địa phương nơi đến du lịch.

- Theo mục đích chuyến du lịch

Du lịch tham quan giải trí, là hạnh vi quan trọng của con nguời để nâng cao hiểu biết về thế giới sung quanh. Đối tuợng tham quan là một dạng tài nguyên du lịch tự nhiên hoặc tài nguyên du lịch nhân văn hay một cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất.

Du lịch nghỉ dưỡng, Mục đích nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe của khách du lịch đôi khi chỉ đơn giản là muốn cần với thiên nhiên và thay đổi môi truờng sống hàng ngày. Ngày nay nhu cầu du lịch càng lớn do sức ép của công việc căng thẳng, do môi truờng bị ô nhiễm, do các quan hệ xã hội… Số nguời đi nghỉ trong năm cũng tăng lên rõ rệt và số nguời đi nghỉ cuối tuần ở các nuớc công nghiệp phát triển chiếm 1/3 dân số. Địa điểm cho nơi nghỉ duỡng thuờng là những nơi có không khí trong lành, khí hậu mát mẻ dễ chịu, cảnh đẹp như các bãi biển, vùng núi, nông thôn…

Du lịch khám phá, tuỳ theo mức độ và tính chất chuyến du lịch mà có thể chia ra thành du lịch tìm hiểu và du lịch mạo hiểm. Du lịch tìm hiểu và thiên nhiên, môi truờng, về lịch sử, phong tục tập quán…Ở mức độ cao hơn, du lịch mạo hiểm dựa trên những nhu cầu thể hiện mình, tự rèn luyện, tư khám phá khả năng của bản thân…Du lịch mạo hiểm để lại những cảm xúc thích thú, đặc biệt trong giới trẻ. Những vách núi cheo leo, những ghềnh

thác, hang động cánh rừng với môi truởng hoang dã là những nơi lý thú cho những ngưòi thích du lịch mạo hiểm.

- Du lịch thể thao tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu khách du lịch thuờng gắn liền với một số môn thể thao, ngoài ra chơi thể thao nâng cao thể chất, phục hồi sức khỏe, tự thể hiện mình hoặc đơn giản chỉ để giải chí. Các hoạt động thể thao như: săn bắn, câu cá, chơi golf, đánh quần vợt (tennis), bóng chuyền bãi biển, bơi lặn, truợt tuyết là những môn thể thao ưa thích và thịnh hành nhất hiện nay.

Du lịch lễ hội, ngày nay lễ hội là một yếu tố rất thu hút khách du lịch.

Tham gia vào lễ hội, khách du lịch có dịp hoà mình vào không khí tưng bùng của hoạt động này.

Du lịch tôn giáo, mục đích của loại hình du lịch này nhằm thoả mãn những nhu cầu tín nguỡng và thực hiện các nghi thức tôn giáo của tín đồ hay tham quan tìm hiểu tôn giáo của những người không cùng tôn giáo. Điểm đến của các chương trình này là những thánh địa, nhà thờ, chùa chiền, đình miếu…

Du lịch nghiên cứu/học tập, du lịch này gắn liền với việc mở rộng, nâng cao sự hiểu biết cho khách du lịch, thông qua chuyến đi để tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử, kiến trúc, kinh tế xã hội, phong tục tập quán của cộng đồng các địa phương trong nước và quốc tế mà họ đến thăm. Loại hình này rất được phát triển ở các nước có nền văn minh cổ đại đặc sắc như: Ai Cập, Hy Lạp, Ý, Ấn Độ, Trung Quốc… Khách du lịch đôi khi là những nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu, sinh viên đi du lịch với mục đích nghiên cứu khoa học.

Du lịch hội nghị, tổ chức các sự kiện MICE, nhất là hội nghị khách hàng hay họp mặt toàn công ty, là những chính sách thường kỳ của các công ty và tập đoàn đa quốc gia. Mỗi lần tổ chức, các công ty thường thích thay đổi địa điểm và di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để phục vụ nhu cầu du lịch của những người tham dự.

Du lịch chữa bệnh, mục đích điều trị bệnh và phục hồi sức khoẻ là quan trọng của khách du lịch. Ngày nay nhiều nước đã kết hợp có hiệu quả việc khai

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)