Các công trình nghiên cứu đề cập đến các nội dung quản lý nhà nước về du lịch

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (Trang 25 - 29)

6. Kết cấu của luận án

1.2.2. Các công trình nghiên cứu đề cập đến các nội dung quản lý nhà nước về du lịch

S.Medlik [145] đã cho rằng, trong du lịch, các chính sách phải dựa trên một kết hợp chặt chẽ của kinh tế, chính trị, xã hội và các đối tượng về không gian. Những đối tượng này phải được đặt vào một khuôn khổ mang tính quyết định mà chức năng chính của nó là việc đạt được mục tiêu với những ý nghĩa cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Thiết lập chính sách trong du lịch không phải là một nhiệm vụ phức tạp với chính phủ, mà là việc phát triển thông qua sự cộng tác với các tổ chức du lịch và ngành công nghiệp du lịch.

Khi đề cập đến vấn đề quản lý du lịch của Thái Lan chuẩn bị sẵn sàng để hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015, Sokxay Soutthaveth [118] đã có kiến nghị Nhà nước phải chú ý đến vấn đề quản lý du lịch bền vững, sử dụng tài sản vốn có gây ảnh hưởng ít nhất đến môi trường và sử dụng lợi ích lâu dài, chú ý đến hoạt động du lịch gây ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân, nhất là nền văn hoá, phong tục tập quán của các cộng đồng dân cư.

Tác giả Eknalin Keosi [85] khi nghiên cứu vấn đề sử dụng các biện pháp pháp lý đối với quản lý khách du lịch trong việc mua bán dịch vụ du lịch theo kiểu đóng tiền phí một lần giữa khách du lịch và các công ty dịch vụ lữ hành lớn và nhỏ đã đưa phân tích đánh giá, việc thực hiện các biện pháp pháp lý của Thái Lan và quốc tế về quản lý khách du lịch ở các nước trong Cộng đồng châu Âu, như: Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Hà Lan… như ở châu Á là Nhật Bản. Phân tích các vấn đề xảy ra khi có tranh chấp giữa khách du lịch và các công ty dịch vụ lữ hành, khi họ đóng tiền phí cho công ty dịch vụ lữ hành trước khi họ đi tham quan, khi đăng ký hợp đồng phải có điều kiện xác định trả lại cho khách du lịch ở trường hợp có vấn đề xảy ra trong chương trình đi du lịch, đề ra những vấn

đề cần tiếp tục sửa đổi bổ sung trong nội dung của Nghị định năm 2007 về quản lý khách du lịch trong việc mua bán dịch vụ du lịch ở Thái Lan.

Nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động kinh doanh du lịch trong thời kỳ hội nhập, Xu Xeng [147] cho rằng: Công tác ban hành và thực hiện pháp luật về du lịch cần được khắc phục từ khâu ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói chung, tổ chức bộ máy nhà nước về du lịch cần được kiện toàn, ổn định nhanh chóng, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch cần chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch cần hướng đến việc làm trong sạch môi trường du lịch và áp dụng công nghệ thông tin trong hệ thống quản lý du lịch.

Martin Oppermann, Kye-Sung Chon "Du lịch ở các nước đang phát triển (Tourism in Developing Countries" [142], các tác giả tập trung bàn về sự phát triển du lịch ở các nước đã và đang phát triển. Bên cạnh đó công trình này còn đề cập đến mối liên hệ giữa chính phủ và du lịch, các mô hình phân tích phát triển du lịch, các phương pháp đo lường phát triển du lịch quốc tế, sự phát triển các điểm đến du lịch như khu nghỉ mát ven đồi hay ven biển, các khu du lịch vùng ngoại ô.

Stephen J. Page, Don Getz Quan điểm quốc tế về việc phát triển kinh doanh du lịch tại khu vực nông thôn (The Business of Rural Tourism International Perspectives) [144] nghiên cứu đến những vấn đề chính như: chính sách, kế hoạch, các tác động của nghiên cứu về việc thương mại du lịch tại khu vực nông thôn, trong đó các tác giả phân tích về vấn đề tài chính cũng như quảng bá cho du lịch tại khu vực nông thôn, đồng thời nêu ra một số mô hình mẫu tại các nước như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Đức, Úc, Niu Dilân… và một số tác động đối với việc phát triển loại hình du lịch tại khu vực này.

Tác giả Nguyễn Anh Tuấn khi nghiên cứu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam [129] đã phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam; chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và áp lực đối với ngành du lịch Việt Nam cũng như nguyên nhân của hạn chế về năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam.

Trần Xuân Cảnh, Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế [72], tác giả đã hướng nghiên cứu vào làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường du lịch trong HNQT; phân tích thực trạng của thị trường du lịch Quảng Ninh, trong đó tác giả đã phác họa rõ nét về những thành tựu, đặc biệt là nêu rõ những vấn đề đặt ra cần khắc phục để mở rộng thị trường du lịch Quảng Ninh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

Nguyễn Thị Tú, Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập [127], đã chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với phát triển DLST trong xu thế hội nhập. Đồng thời tác giả luận án phân tích những kinh nghiệm phát triển DLST của một số nước và xem xét điều kiện của Việt Nam, tác giả luận án đã rút ra 7 bài học kinh nghiệm quý báu có thể vận dụng đối với Việt Nam. Tác giả đánh giá thực trạng phát triển DLST Việt Nam trong giai đoạn vừa qua về các mặt thành công, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu; tác giả luận án đã đưa ra những giải pháp chủ yếu phát triển DLST Việt Nam trong giai đoạn tới.

Phonemany Soukhathammavong trong "Phát triển du lịch sinh thái tại Lào, một số nghiên cứu tại tỉnh Khăm Muân" [34] đã làm rõ một số vấn đề về du lịch:

+ Đưa ra nội dung nền tảng để xây dựng các kế hoạch hành động ngắn hạn và trung hạn cho sự phát triển và quảng bá du lịch trong quản lý du lịch vĩ mô, quy hoạch phát triển du lịch, kinh doanh du lịch và quản lý hoạt động, xúc tiến quảng cáo và tiếp thị du lịch, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác với các ngành hàng có liên quan trong nước và quốc tế về du lịch.

+ Đưa ra phương hướng và nguyên tắc hướng dẫn du lịch sinh thái tại Lào như:

Giảm thiểu tác động tiêu cực về thiên nhiên và văn hóa Lào; Nâng cao nhận thức trong số tất cả các bên liên quan như tầm quan trọng của đa dạng sắc tộc và bảo tồn đa dạng sinh học tại Lào; Đảm bảo phát triển du lịch không vượt quá các giới hạn xã hội và môi trường của sự thay đổi có thể chấp nhận được xác định bởi các nhà nghiên cứu đã phối hợp với người dân địa phương; Tối đa hóa lợi ích kinh tế cho nền kinh tế quốc gia Lào đặc biệt là các doanh nghiệp địa phương và người dân sống trong và xung quanh mạng lưới các khu bảo tồn; Nhấn mạnh sự cần

thiết của du lịch quy hoạch, kế hoạch quản lý truy cập cho các trang web sẽ được phát triển như khu sinh thái.

Bài "Pháp Luật về du lịch quan trọng nhất đối với việc phát triển và khuyến khích du lịch của Lào" [64]. Nội dung bài đã phân tích nhiệm vụ của pháp luật về du lịch trong việc phát triển và khuyến khích du lịch của Lào. Bài viết phân tích kinh nghiệm của nước ngoài và ý kiến các nhà chuyên gia, khoa học nhất về tổ chức thực hiện pháp luật du lịch tại quốc gia và địa phương.

Bài viết "Phát triển khu di sản quốc gia ở huyện Viêng Xay tỉnh Hùa Phăn trở thành điểm du lịch lịch sử" của tác giả Thoong Sa Văn Bun Lớt [66]. Tác giả hệ thống một số nội dung lý luận về di sản quốc gia và về du lịch lịch sử, các quy đinh hợp lý quốc tế về bảo vệ di sản; phân tích mối quan hệ tương tác hai chiều giữa du lịch lịch sử và di sản quốc gia, những thuận lợi và thách thức đặt ra từ phát triển du lịch lịch sử đối với việc bảo vệ nguyên trạng di sản quốc gia ở huyện Viêng Xay tỉnh Hùa Phăn; mô tả và phân tích các trường hợp thực tế điển hình về sự thành công trong việc duy trì sự cân bằng và khai thác hiệu quả yếu tố tích cực trong quan hệ tương tác du lịch lịch sử - di sản quốc gia

Bài viết "Chuyển hóa đất đai thành vốn trong sự phát triển khu du lịch ở tỉnh Xiêng Khoảng" của tác giả Chăn Tha Sỏn Pun Súc [16 ]. Tác giả đề cập đến vấn đề thu hút vốn cho phát triển du lịch có thể thông qua nhiều hình thức, trong đó cần đẩy mạnh thu hút nguồn vốn xã hội hóa trên cơ sở đẩy mạnh triển khai hình thức hợp tác công tư, tập trung và ưu tiên phát triển các dự án kết cấu hạ tầng, phụ vụ kinh tế - xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng. Tiếp đó, nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế du lịch.

Muốn thu hút được nguồn vốn đầu tư này, cần cải cách thủ tục hành chính, có cơ chế, chính sách đầy đủ, ổn định. Cam kết hỗ trợ giải phóng mặt bằng, giao đất sạch đúng thời hạn cho nhà đầu tư triển khai dự án. Nghiên cứu chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư các dự án phát triển du lịch.

Bài viết "Xúc tiến du lịch ở tỉnh Khăm Muôn" của tác giả Ma Nô Thoong Pông Sa Văn [33]. Tác giả giới thiệu du lịch và xúc tiến du lịch, đánh giá tầm

quan trọng của ngành du lịch là ngành kinh tế quan trọng đóng vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội quốc gia của đất nước và địa phương. Xúc tiến du lịch là nâng cao chức nâng nhiệm vụ và thúc đẩy việc du lịch được phát triển nâng cao có hiệu quả và bảo đảm cho khách du lịch có hài lòng, xúc tiến du lịch phải gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội quốc gia để thành chính sách mở cửa ra thế giới đồng thời cũng là lợi thế mới rất quan trọng tạo nguồn thu cho đất nước và nhân dân bằng cách xuất khẩu sản phẩm tại chỗ, ngoài ra du lịch vẫn là nguồn thu ngoạii tệ cho địa .phương.

Bài viết "Sự phát triển khu du lịch tự nhiên ở tỉnh Sa La Văn" của tác giả Pun Sắc Say Nha Sến [36]. Tác giả chỉ ra lợi thế phát triển du lịch tự nhiên ở tỉnh và tập trung vào các nhân tố như thị trường khách du lịch, thu nhập du lịch, sản phẩm du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động và không gian du lịch, công tác quảng bá du lịch. Qua đó tác giả đưa ra một số giải pháp như: (i) Phát triển du lịch tự nhiên phải đi đôi với giữ gìn tài nguyên thiên nhiên có sự bền vững; (ii) Phải có Ban kiểm soát điểm du lịch từng cấp để quản lý điểm du lịch và quản lý khách du lịch; (iii) Trước khi cho thuê dài hạn điểm du lịch phải làm đúng theo thủ tục, pháp luật, pháp chế, quy định của nhà nước; (iv) Phải kiểm toán về tài chính của người thuê.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)