Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm của các hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho các hộ bị thu hồi đất tại các cụm công nghiệp huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (Luận văn thạc sĩ) (Trang 32 - 41)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO VIỆC LÀM CHO HỘ BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP CHO CỤM KHU CÔNG NGHIỆP

1.1. Cơ sở lý luận về tạo việc làm cho hộ bị thu hồi đất nông nghiệp cho cụm khu công nghiệp

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm của các hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp

1.1.4.1. Các yếu tố bên trong

a. Lao động và các vấn đề về lao động của hộ nông dân

- Quy mô lao động của hộ: Khi hộ có số người trong độ tuổi lao động và đang có việc làm ổn định thì nguồn thu nhập đó sẽ góp phần tăng nguồn thu nhập chung cho cả hộ. Trong sản xuất nông nghiệp, lao động chủ yếu là lao động của gia đình, vì vậy hộ càng có nhiều lao động thì có càng nhiều hoạt động tạo ra thu nhập. Ngược lại khi không sản xuất nông nghiệp nữa, nếu số lao động này có việc làm sẽ tạo ra thu nhập cho hộ, nhưng nếu số lao động này không có việc làm sẽ là gánh nặng cho hộ. Do đó, quy mô lao động của hộ là một yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân [23].

- Trình độ học vấn của chủ hộ: Trình độ học vấn là một khía cạnh quan trọng để đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực và nó cũng là một nguyên nhân tạo ra thu nhập cao hay thấp. Một số nghiên cứu kinh tế của các nhà khoa học đã cho thấy mối tương quan giữa trình độ học vấn và mức thu nhập nhận được.

Ngoài ra ta còn thấy trình độ học vấn của chủ hộ còn liên quan đến rất nhiều các yếu tố của kinh tế hộ sau THĐNN. Có thể khẳng định yếu tố trình độ học vấn có ý nghĩa trong việc giải thích và có ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân khi bị THĐNN [2].

- Tuổi của chủ hộ: Theo kinh tế hộ gia đình, chủ hộ là người tạo thu nhập chính, nguồn thu nhập của họ có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến nguồn thu nhập của hộ. Hơn nữa, độ tuổi của lao động cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lao động cũng như hình thức lao động, đặc biệt tại vùng nông thôn thì cần lao động trẻ, có sức khỏe tốt bởi vì hầu hết những công việc làm nặng nhọc. Khi mất đất nông nghiệp các hộ phải đối mặt với các nguồn lực sinh kế mới nếu như độ tuổi của chủ hộ nằm trong độ tuổi lao

động thì sẽ có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý, linh hoạt với sự thay đổi.

Nếu như chủ hộ có độ tuổi nằm ngoài độ tuổi lao động thì sẽ khó xin việc làm mới, thiếu đi sự sáng tạo, không có tính mạo hiểm để bắt đầu kinh doanh mới để tạo ra nguồn thu nhập cho họ do sợ rủi ro cao. Từ những phân tích trên cho thấy độ tuổi lao động của chủ hộ có ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân sau THĐNN.

- Tỷ lệ thành viên phụ thuộc trong hộ: Người sống phụ thuộc là những người nằm ngoài lực lượng lao động của hộ ví dụ như trẻ em, người già, hay những người tàn tật, mất khả năng lao động do tai nạn và các trường hợp khác.

Nhóm thành viên này nằm trong hộ gia đình sẽ sống nhờ vào nguồn thu nhập của những thành viên đi làm. Họ không tạo ra thu nhập, do đó không làm tăng nguồn thu nhập cho gia đình. Vì vậy, tỷ lệ thành viên phụ thuộc xem xét như một yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ. Thực tế cho thấy hộ có số người sống phụ thuộc càng cao thì dễ dàng rơi vào vòng luẩn quẩn nghèo do nhóm người sống phụ thuộc không tạo ra nguồn thu nhập. Nếu như có đất sản xuất nông nghiệp thì thành viên phụ thuộc vẫn có thể giúp đỡ hộ tạo ra thu nhập từ sản xuất nông nghiệp như: phụ giúp chăn nuôi, trồng hoa mầu…. Nhưng khi mất đất sản xuất nông nghiệp thì các thành viên này hầu như không còn việc gì để có thể tạo ra thu nhập thêm cho hộ mà sống phụ thuộc hoàn toàn vào lao động đi làm. Tỷ lệ thành viên phụ thuộc trong hộ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân [24].

- Số lao động được đào tạo sau THĐNN: Lao động sau khi mất đất nông nghiệp thường sẽ không tìm được việc ngay vì chưa được đào tạo nghề.

Nhất là các lao động thuần nông, không có nghề phụ, không có trình độ. Các chính sách đào tạo nghề sau THĐNN là rất quan trọng vì sẽ giúp cho lao động nông thôn đặc biệt là các lao động dưới 35 tuổi tìm được công việc ổn đinh, lâu dài tại các công ty, nhà máy, doanh nghiệp. Như vậy nếu lao động được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu tuyển dụng sẽ tìm được việc làm ổn định,

thu nhập cao. Nếu không được đào tạo nghề phù hợp số lao động này nhất là lao động trên 35 tuổi sẽ làm các công việc có thu nhập bấp bênh, không ổn định, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên như đi chợ, bán hàng rong, xe ôm,….Số lượng lao động được đào tạo nghề là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế hộ.

b. Việc làm và các vấn đề về việc làm

Khả năng tạo ra việc làm cho người lao động tại các KCN rất cao khi mà các công ty, doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn sẽ tuyển dụng lao động để tận dụng nguồn nhân lực địa phương. Các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, chính quyền địa phương tại nơi đặt KCN đã có những hỗ trợ, có chính sách thu hút lao động đặc biệt là lao động nông nghiệp tại địa phương. Người dân có việc làm tức là họ sẽ có một nguồn thu nhập ổn định và thường xuyên hàng tháng góp phần cải thiện thu nhập cho hộ. Nguồn thu nhập từ công nghiệp sẽ ít biến động hơn so với canh tác nông nghiệp vì phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu, mất mùa, khô hạn, lũ lụt và các hiện tượng khác.

Đây có thể coi là một nguồn lực xã hội làm nên sinh kế bền vững cho hộ.

Hiện nhu cầu sử dụng lao động ở các KCN, khu chế xuất là rất lớn. Tuy nhiên những lao động nông nghiệp bị mất đất nông nghiệp lại không được tuyển dụng vào làm tại các KCN do không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Do vậy việc đào tạo, dạy nghề cho lao động mất đất phải được coi là hướng đi trọng điểm. Đặc biệt, cần chú trọng việc bổ túc văn hoá cho lao động dưới 35 tuổi để họ có đủ trình độ theo học những nghề mà KCN, khu chế xuất… cần tuyển dụng.

Việc thu hút lao động bị THĐNN vào các KCN còn phụ thuộc vào các quy định cụ thể ràng buộc với các chủ dự án sử dụng đất để họ cam kết sử dụng lao động tại chỗ. Các chính sách thu hút lao động vào KCN cần được nhanh chóng sửa đổi cho phù hợp. Có cơ chế hỗ trợ cho các trung tâm dạy nghề tại địa phương để đào tạo nghề có địa chỉ và đạt chất lượng cao. Chính quyền các cấp

cần giúp đối tượng này lựa chọn ngành nghề đào tạo mà các KCN đang cần tuyển dụng lao động [25].

Cùng với hỗ trợ tiền đào tạo từ ngân sách địa phương, nên khuyến khích các hộ sử dụng tiền được đền bù để con em học nghề và tạo điều kiện cho lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, khuyến khích lao động xuất khẩu gửi tiền về đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo việc làm.

Chính quyền địa phương và các doanh nghiệp tại các KCN có kế hoạch và chủ trương trong việc giải quyết tốt các vấn đề về việc làm của các hộ nông dân sau THĐNN sẽ tạo nên sự phát triển kiên tế hộ nông dân sau THĐNN tại các KCN.

c. Sử dụng tiền đền bù đất nông nghiệp

- Quy định về tiền đền bù đất nông nghiệp: Theo quy định tại điểm điều khoản 4 điều 114 Luật Đất đai [35], việc tính tiền đền bù khi Nhà nước THĐ được tính dựa trên giá đất cụ thể do UBND các địa phương quyết định trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai.

Như vậy, có thể thấy, mức đền bù ở mỗi địa phương là khác nhau, tùy thuộc vào bảng giá đất cũng như giá đất cụ thể mà UBND các địa phương quyết định và ban hành. Trong đó có quy định rất rõ cách tính và các chính sách hỗ trợ khi THĐ. Khi các hộ nông dân bị THĐ hộ sẽ được nhận các khoản tiền bao gồm hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ ổn định sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm, hỗ trợ tái định cư… tùy theo thời điểm và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi.

- Vấn đề sử dụng tiền đền bù khi THĐNN xây dựng KCN

Nếu như người dân nhận tiền đền bù và sử dụng số tiền đó vào một phương án kinh doanh thì sẽ tạo ra một nguồn lực tài chính. Chính điều này là đòn bẩy góp phần phát huy các nguồn lực khác phát triển. Nguồn lực tài chính này được thể hiện thông qua số tiền tiết kiệm, số tiền đền bù, số tiền hỗ trợ

tín dụng từ các tổ chức tín dụng. Khi hộ bị THĐNN thì sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi trong việc vay vốn sản xuất kinh doanh. Tất cả nguồn tiền trên tạo thành nguồn vốn của hộ khi sử dụng cho việc đầu tư kinh doanh một lĩnh vực nào đó. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu hộ thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh dẫn đến hộ đó sẽ chậm cải thiện thu nhập hay thu nhập sẽ không cao. Ngược lại, nếu như hộ sử dụng số tiền đền bù đưa vào đầu tư kinh doanh hay sản xuất một ngành nghề nào đó thì họ sẽ thu được một khoản lợi nhuận từ việc kinh doanh sẽ làm tăng nguồn thu nhập cho hộ gia đình [37].

Khi mất đất nông nghiệp, hộ nông dân nhận được một khoản tiền đền bù khá lớn nếu so với thu nhập từ trồng trọt hoa màu hay trồng lúa. Các hộ nông dân đã sử dụng tiền đền bù theo nhiều cách khác nhau như [37]:

+ Mua máy móc, mua sắm các công cụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ.

+ Hộ đầu tư các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng hiệu quả hơn để tiếp tục sản xuất trên diện tích đất nông nghiệp còn lại, nhằm mục tiêu phục vụ cho các doanh nghiệp tại KCN, công nhân tại KCN và những hộ gia đình khác trong vùng có KCN.

+ Thay đổi hiện trạng nhà ở và mua sắm những trang thiết bị đồ dùng gia đình như xe máy, tủ lạnh, ti vi đời mới…

+ Đầu tư cho con học hành, các lao động của hộ học tập nghề mới.

+ Mua lại đất nông nghiệp hoặc đất ở mới.

+ Gửi ngân hàng hoặc cho vay để nhận được khoản tiền lợi tức hàng tháng phục vụ sinh hoạt cuộc sống.

Nhờ có tiền đền bù từ việc THĐNN đã thay đổi mức sống của một bộ phận dân cư so với trước THĐNN. Hộ nông dân sau THĐNN có nhà ở mới, xe máy, ti vi, dàn âm thanh, tủ lạnh, máy giặt…, tỷ lệ chi tiêu cho mua sắm, tiêu dùng của hộ nông dân tăng lên đáng kể, các nhu cầu sinh hoạt được nâng cao.

Như vậy việc sử dụng tiền đền bù sau THĐNN có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế hộ nông dân. Nếu sử dụng hợp lý số tiền này sẽ là cơ hội cho hộ nông dân không bị lệ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, tăng số lượng hộ nông dân làm công nghiệp, dịch vụ, làm cho thu nhập của hộ nông dân tăng so với trước THĐNN. Ngược lại, nếu sử dụng không hợp lý số tiền đề bù sau THĐNN thì kinh tế hộ nông dân chỉ tăng trong ngắn hạn, xét trong dài hạn thì sự phát triển kinh tế hộ nông dân bếp bênh, thu nhập của hộ không ổn định khi đã tiêu hết số tiền đền bù.

d. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi

Tại các vùng nông thôn, hộ nông dân có tài sản đất nông nghiệp là tài sản chính và quan trọng nhất. Đất nông nghiệp là một trong những nguồn lực vật chất quý giá giúp cho hộ phát triển kinh tế. Đất phục vụ cho sản xuất gồm đất trồng lúa, đất chuyên màu, đất trồng cây ăn trái, nuôi trồng và các ngành khác hoặc đất dùng xây các nhà xưởng để sản xuất kinh doanh. Do đó, đất có thể được coi là một tư liệu sản xuất có ảnh hưởng lớn với người nông dân khi tiến hành canh tác, nuôi trồng. Đất góp phần tạo nên thu nhập cho người nông dân. Nếu như người nông dân bị THĐ có thể coi như họ bị tước đi tư liệu sản xuất cốt yếu nhất. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến phương thức sản xuất của họ, buộc họ phải chuyển sang một sinh kế hoàn toàn mới. Trong phương thức sản xuất mới này, nơi mà người nông dân hoàn toàn không có kỹ năng hoặc kinh nghiệm lao động. Vì thế, biến động trên tạo cho hộ một cú sốc rất lớn, chi phí cơ hội hộ đánh đổi là giữa số tiền đền bù hộ nhận được với phương thức sản xuất trước của hộ. Nếu hộ biết tận dụng chi phí cơ hội này một cách hiệu quả sẽ là cơ hội tốt nhất để hộ thay đổi phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao hơn. Do đó diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập của hộ đặc biệt là các hộ thuần túy làm nông nghiệp.

1.1.4.2. Các yếu tố bên ngoài

a. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước

Hỗ trợ ổn định đời sống là một trong những nội dung quan trọng trong chính sách hỗ trợ của Nhà nước khi thu hồi đất nông nghiệp. Vấn đề hỗ trợ đời sống và sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đã được Chính phủ hướng dẫn chi tiết tại Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng với các nội dung sau [14]: Đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất gồm các trường hợp: (i) Hộ gia đình, cá nhân được giao đất sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp kể từ khi thực hiện Luật Đất đai năm 1993; (ii) Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng đủ điều kiện được giao đất nông nghiệp nói trên, nhưng chưa được giao đất nông nghiệp và đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho, khai hoang theo quy định của pháp luật, được UBND cấp xã nơi có đất thu hồi xác nhận là đang trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp đó; (iii) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh khi Nhà nước thu hồi mà thuộc đối tượng là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp; hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó. Điều kiện để được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất:

+ Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất thuộc đối tượng nói trên đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện được cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định theo Luật Đất đai năm 2013.

+ Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông trường, lâm trường thì phải có hợp đồng giao khoán sử dụng đất.

Việc hỗ trợ ổn định đời sống cho các đối tượng nói trên được thực hiện theo quy định sau:

+ Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng.

Đối với trường hợp thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng.

+ Diện tích đất thu hồi được xác định theo từng quyết định thu hồi đất của UBND cấp có thẩm quyền.

+ Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương [14].

b. Cơ sở hạ tầng xã hội, giao thông nông thôn sau thu hồi đất nông nghiệp Các KCN đã góp phần hình thành nhiều khu tái định cư mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội góp phần mang lại văn minh đô thị, cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho khu vực có KCN. Các khu tái định cư này có các công trình hạ tầng cơ sở và hạ tầng kỹ thuật như đất cho công cộng, đất cho nhà

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho các hộ bị thu hồi đất tại các cụm công nghiệp huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (Luận văn thạc sĩ) (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)