Thực tiễn về tạo việc làm cho hộ thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho các hộ bị thu hồi đất tại các cụm công nghiệp huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (Luận văn thạc sĩ) (Trang 41 - 45)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO VIỆC LÀM CHO HỘ BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP CHO CỤM KHU CÔNG NGHIỆP

1.2. Cơ sở thực tiễn về tạo việc làm cho hộ bị thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1. Thực tiễn về tạo việc làm cho hộ thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp của một số nước trên thế giới

Trên thế giới đã có rất nhiều nước THĐNN để phục vụ cho quá trình CNH, HĐH. Các nước đã có những kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ nông dân sau THĐNN nhằm phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT, XH của từng nước. Trong đó có các nước trong khu vực Châu Á và Đông Nam Á có vị trí địa lý gần Việt Nam và xuất phát điểm về kinh tế hộ có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Thông qua nghiên cứu về kinh tế hộ sau THĐNN của một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore... đặc biệt là một số tỉnh tại các quốc gia này giúp tác giả tổng hợp được các kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ nông dân sau THĐNN tại Việt Nam. Kinh nghiệm được rút ra tại các nước cụ thể như sau:

1.2.1.1. Tại Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, vào những năm 70 của thế kỷ trước tình trạng THĐ, đặc biệt là THĐNN để xây dựng các KCN, KĐT đã diễn ra một cách mạnh mẽ làm cho tình trạng di dân ồ ạt từ các vùng nông thôn vào các đô thị và thủ đô Xơ-un, vì nông dân đã bị thu hồi hết đất nông nghiệp không có việc làm, bỏ diện tích đất nông nghiệp còn lại không canh tác.

Để giải quyết vấn đề trên nhằm ổn định tình hình di dân nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế hộ nông dân sau THĐNN, Chính phủ Hàn Quốc đã có các chính sách như [39]:

- Nhằm ổn định cuộc sống cho người dân sau khi THĐ, đặc biệt là phải ổn định chỗ ở để tiếp tục sản xuất, Chính phủ đã có chính sách tái định cư cho các hộ bị THĐ với giá rất ưu đãi, hỗ trợ tài chính, giao quyền tự chủ cho các hộ. Các hộ bị THĐ có quyền mua hoặc nhận căn hộ do thành phố quản lý, được xây tại khu đất được thu hồi có bán kính cách Xơ-un khoảng 5 km. Chủ thực hiện dự án có trách nhiệm xây dựng khu tái định cư, trả tiền di dời hoặc trả tiền cho quỹ tái định cư. Khu tái định cư phải có hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo cuộc sống của người dân. Người bị THĐ ở được ưu tiên mua đất tái định cư với giá ưu đãi thấp hơn 80% so với chi phí phát triển. Diện tích mỗi mảnh đất tái định cư rộng từ 165 m2 - 265 m2 …[26].

- Nhằm tránh lãng phí và thất thoát trong quá trình trình THĐ thì chính phủ Hàn Quốc đã đề ra các bước THĐ rất gắt gao có sự tham gia của người dân và chính quyền. Nếu có sai phạm thì bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành của Nhà nước. Với quá trình THĐ minh bạch như vậy đã lấy được lòng tin của người dân và làm cho người dân tin tưởng, ổn định cuộc sống ngay sau quá trình THĐ.

1.2.1.1. Tại Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có tốc độ CNH, HĐH diễn ra rất nhanh chóng.

Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do tác động của quá trình THĐ, trong khi dân số tăng nhanh làm cho tỷ lệ thất nghiệp ở các vùng bị THĐ ngày càng tăng. Kéo theo tình trạng thất nghiệp của người dân là một loạt các hệ lụy của quá trình THĐNN như đời sống các hộ gặp khó khăn, tệ nạn xã hội, sử dụng tiền đền bù không hợp lý... làm cho kinh tế hộ của người dân sau THĐ bị bấp bênh. Chính phủ Trung Quốc đã thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân sau THĐ và đã đề ra các giải pháp hạn chế các yếu tố tiêu cực, thúc đẩy các yếu tố tích cực để phát triển kinh tế hộ nông dân sau THĐNN xây dựng các KCN như:

- Để giải quyết vấn đề việc làm khi THĐNN Chính phủ Trung Quốc chủ trương tạo điều kiện để hình thành hơn 19.000 đô thị nhỏ để thu hút gần 100-120

triệu lao động nông thôn thiếu việc làm. Các đô thị nhỏ này ước tình mỗi năm đã thu hút trên 30 triệu lao động nông nghiệp dư thừa, chiếm hơn 30% tổng số lao động nông thôn dư thừa. Tuy nhiên, khả năng thu hút lao động dư thừa hiện nay của mỗi đô thị nhỏ ở Trung Quốc chỉ là 1.600 người. Nếu số đô thị nhỏ được tăng lên gấp đôi thì sẽ thu hút được thêm 30 triệu lao động nữa. Ngoài ra, Trung Quốc còn chủ trương tạo ra một mô hình phát triển đô thị mới nằm giữa các thành phố qui mô lớn và vừa, như các thành phố Hạ Môn, Quảng Châu, Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiên Tân, Vũ Hán và Thẩm Quyến. Với chính sách này, Trung Quốc đã giải quyết một số lượng lớn lao động dư thừa khi lấy đất nông nghiệp xây dựng các KCN. Nhưng số lượng lao động này quá lớn nên chính sách này vẫn chưa giải quyết được hết lực lượng lao động này.

- Để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp để giải quyết việc làm cho nông dân, vừa tích tụ ruộng đất khi ruộng đất manh mún, sau khi bị thu hồi Chính phủ Trung Quốc có chính sách giảm thuế để thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Hiện nay ở Trung Quốc, số doanh nghiệp hoạt động ở nông thôn chiếm 30% tổng số doanh nghiệp cả nước, hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong đó chú trọng phát triển công nghệ sinh học để tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, áp dụng công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị, bảo đảm an toàn vệ sinh của sản phẩm sau thu hoạch. Trung Quốc đã xây dựng 4.139 khu nông nghiệp công nghệ cao tiêu chuẩn hóa cấp tỉnh và quốc gia, làm bùng nổ phát triển nông nghiệp, nông thôn chuyên sâu theo cách “Nhất thôn, nhất phẩm” (mỗi thôn có một sản phẩm).

Đến nay, Trung Quốc đã có 154.842 doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp, kéo theo sự phát triển của 90.980.000 hộ sản xuất nông nghiêp, trên 1,3 tỷ mẫu đất trồng cây các loại, 95,7 triệu mẫu đất chăn nuôi thủy, hải sản[36]. Với chính sách giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, Chính phủ Trung Quốc đã giải quyết được rất nhiều lao động nông nghiệp có việc làm tại chỗ không phải di cư lên các thành phố lớn tìm việc [28].

- Để đảm bảo người dân khi THĐNN không bị thiệt thòi và có được một khoản hỗ trợ hợp lý đảm bảo cho người dân ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất, Chính phủ Trung Quốc đã có chính sách đền bù đất hợp lý cho người dân (thể hiện ở điều 47 luật quản lý đất đai của Trung Quốc); đồng thời để đảm bảo cuộc sống lâu dài cho người dân sau THĐNN, trong các cuộc họp thường kỳ của Quốc vụ viện, Chính phủ luôn yêu cầu các địa phương tăng mức đền bù và đảm bảo cuộc sống lâu dài cho người dân cũng như chất lượng cuộc sống của họ và đưa ra các chính sách hợp lý để phát triển kinh tế hộ sau THĐNN như:

+ Thúc đẩy phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông dân có việc làm, tạo thu nhập ổn định.

+ Thành lập các quỹ bồi dưỡng, đào tạo nghề cho những nông dân bị THĐNN. Đồng thời khuyến khích người dân lập nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ nông dân bị THĐ vào thành phố mở các doanh nghiệp và được hưởng chính sách ưu đãi.

- Để đảm bảo cho người dân canh tác và sử dụng có hiệu quả diện tích đất nông nghiệp còn lại khi THĐNN, Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng chính sách khuyến nông và tăng quyền cho nông dân: nội dung cốt lõi của chính sách này là nông dân được trao đổi, sang nhượng không hạn chế quyền sử dụng đất nông nghiệp, miễn là không chuyển đổi mục đích sử dụng. Nông dân cũng sẽ được thế chấp, cầm cố quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng hoặc góp vốn vào công ty nông nghiệp. Những quy định đó đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các nông trại quy mô lớn, canh tác công nghệ cao. Ngoài ra Chính phủ Trung Quốc đã tăng đầu tư hỗ trợ về giá thu mua giống, hỗ trợ mua lương thực không thấp hơn giá thị trường, mua máy móc thiết bị đi cùng với chính sách xây dựng cơ chế hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng làm việc, đặc biệt là cho lao động trẻ. Chính sách này đã đạt hiệu quả khá tốt, năm 2018 thu nhập bình quân đầu người của nông dân Trung

Quốc đạt mức 7.816 Nhân dân tệ, tương đương 928 USD. Trung Quốc đã làm hơn 300.000 km đường giao thông nông thôn, hỗ trợ 46 triệu người nghèo đảm bảo đời sống tối thiểu, triển khai 320 huyện thực hiện thí điểm bảo hiểm dưỡng lão xã hội ở nông thôn...[36].

Như vậy, với tốc độ ĐTH và CNH quá nhanh trong một thời gian ngắn nhưng vẫn tạo điều kiện để kinh tế hộ nông dân phát triển nên nền kinh tế Trung Quốc đã vươn lên là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới (sau Hoa Kỳ) nếu tính theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa và đứng thứ nhất nếu tính theo sức mua tương đương (PPP). GDP bình quân đầu người danh nghĩa năm 2016 của Trung Quốc là 10.160 USD, ở mức trung bình cao so với các nền kinh tế khác trên thế giới. Nhưng với các chính sách phù hợp để phát triển kinh tế hộ sau khi THĐNN đã góp phần đưa Trung Quốc trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về sản lượng nông sản, cho dù chỉ khoảng một nửa lực lượng lao động của Trung Quốc làm việc trong ngành nông nghiệp và dù cho chỉ có 15,4% diện tích đất đai có thể canh tác được.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho các hộ bị thu hồi đất tại các cụm công nghiệp huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (Luận văn thạc sĩ) (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)