Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho các hộ bị thu hồi đất tại các cụm công nghiệp huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (Luận văn thạc sĩ) (Trang 51 - 57)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO VIỆC LÀM CHO HỘ BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP CHO CỤM KHU CÔNG NGHIỆP

1.4. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

THĐNN tại các KCN có tác động sâu rộng đến thành công của tiến trình CNH, HĐH. Vì vậy vấn đề THĐNN nhận được sự quan tâm và là chủ đề nghiên cứu của nhiều cơ quan, tổ chức khoa học. Đã có rất nhiều cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ nghiên cứu về lĩnh này, nhiều nhà xuất bản, tạp chí đã đăng tải nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả về lĩnh vực đời sống, việc làm, kinh tế hộ sau THĐNN nhằm các mục đích khác nhau phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng bao gồm các vấn đề: về thu nhập, đời sống, việc làm và các tác động xã hội đến người dân sau THĐNN. Sau đây tác giả trình bày một số công trình nghiên cứu có liên quan đến kinh tế hộ nông dân sau THĐNN:

- Lê Du Phong với cuốn sách xuất bản năm 2007 nghiên cứu về “Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia” [30]. Nội dung cuốn sách đánh giá được một cách chi tiết cụ thể, sâu sắc đời sống việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các KCN, KĐT, kết cấu hạ tầng KT, XH, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia trong thời gian qua ở nước ta. Cuốn sách cũng cho thấy những khó khăn, tồn tại, những vướng mắc trong quá trình THĐ hiện

nay, đồng thời đưa ra những quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập và đời sống của người dân có đất bị thu hồi để xây dựng các KCN, KĐT, kết cấu hạ tầng KT, XH, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia. Cuốn sách là một công trình nghiên cứu tổng thể, khá đầy đủ, đưa ra được nhiều con số để chứng minh quá trình THĐ có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập, đời sống, việc làm của người bị THĐ, tuy nhiên những con số này chỉ được phân tích định tính chứ chưa được phân tích định lượng, để kiểm định mối quan hệ, mối tương quan giữa thu nhập của người dân sau THĐ với các yếu tố có liên quan đến thu nhập như trình độ chuyên môn, số lượng diện tích đất bị thu hồi, số tiền được đền bù,….

- Đề tài khoa học cấp Bộ (2010), “Việc làm và thu nhập của nông dân vùng Đông Nam Bộ dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa”. Do TS Hoàng Thị Ngọc Lan làm chủ nhiệm đề tại, cơ quan chủ trì là Học viện Chính trị - hành chính khu vực I [24]. Đề tài đã phân tích, đánh giá khá đầy đủ những tác động của quá trình CNH, ĐTH tới phát triển KT, XH nói chung và tới việc làm thu nhập của người dân nông thôn vùng Đông Nam Bộ nói riêng. Đề tài đánh giá đúng thực trạng về việc làm và thu nhập của người dân nông thôn vùng Đông Nam Bộ trong quá trình CNH, ĐTH; phân tích khó khăn, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của những vấn đề đó; làm rõ vai trò của Nhà nước, các chủ thể tạo việc làm và người lao động trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của vùng Đông Nam Bộ; phân tích tác động của một số chính sách liên quan đến tạo việc làm cho nông dân; đề xuất phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm, tăng thu nhập nhằm hạn chế những khó khăn, nâng cao đời sống người dân nông thôn trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế ở vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên các giải pháp và đề xuất về việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân vẫn chỉ mang tính chính sách là chủ yếu.

- Ngân hàng Thế giới (2011), “Cơ chế nhà nước THĐ và chuyển dịch đất đai tự nguyện ở Việt Nam: phương pháp tiếp cận, định giá đất và giải quyết khiếu nại của dân”[27]. Cuốn sách là kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam với chủ đề “Xã hội và các xung đột đất đai”

nhằm hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường cải thiện chính sách và thực tiễn về thu hồi và chuyển dịch đất đai để đạt được sự tăng trưởng bền vững trong quá trình ĐTH, CNH diễn ra nhanh chóng hiện nay. Cuốn sách đã đưa ra các phương pháp tiếp cận để làm sao có thể giải quyết thỏa đáng các khiếu nại của người dân về vấn đề THĐ của Nhà nước, từ đó đưa ra 3 đề xuất: thứ nhất là hoàn thiện chính sách Nhà nước THĐ và cơ chế chuyển dịch đất đai tự nguyện ở Việt Nam; thứ hai là nghiên cứu về cơ chế xác định giá đất phục vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Việt Nam; thứ ba là nghiên cứu hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước THĐ tại Việt Nam. Đây là một cuốn sách tham khảo rất hữu ích cho các cấp quản lý từ Trung ương đến địa phương trong quá trình THĐ. Tuy nhiên nghiên cứu này mới chỉ đặt ra vấn đề hoàn thiện chính sách, giải quyết khiếu nại, bồi thường, hỗ trợ của người dân như thế nào, chứ chưa giải quyết được các vấn đề về kinh tế, xã hội, việc làm của người dân sau khi THĐ và chuyển dịch đất đai tự nguyện.

- Nguyễn Bình Giang (2012), “Tác động xã hội vùng của các KCN tại Việt Nam”[20]. Đây là cuốn sách chuyên khảo do Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành. Cuốn sách đã đưa ra được lịch sử phát triển của các KCN của Việt Nam, tác động xã hội vùng của các KCN của Việt Nam và kinh nghiệm phát triển KCN của một số nước. Cuốn sách đã nêu chi tiết và khá đầy đủ các tác động xã hội vùng của các KCN tại Việt Nam, trong đó đưa ra các tác động chính như: tác động đến việc làm và nghề nghiệp, tác động đến thu nhập và mức sống, tác động về mặt nhân khẩu học, tác động về cơ hội tiêu dùng và các dịch vụ công cộng, tác động đến đô thị hóa và cơ sở hạ tầng, tác động tới trật tự

và an ninh xã hội, tác động đến môi trường và sức khỏe, tác động đến văn hóa và giá trị truyền thống; đối với từng tác động xã hội, đã nêu ra từng mặt tích cực và mặt tiêu cực. Cuốn sách cũng đưa ra bốn kiến nghị cho quá trình THĐ để xây dựng các KCN đó là: thứ nhất, cần chấp nhận đánh đổi giữa hai mục đích sử dụng đất là sản xuất nông nghiệp và THĐ xây dựng các KCN; thứ hai, giảm thiểu việc mất đất nông nghiệp vô ích và giúp nông dân mất đất chuyển đổi nghề nghiệp; thứ ba, KCN và đường lối tăng trưởng xanh; thứ tư, cung cấp đầy đủ hàng hóa công cộng và đẩy mạnh công tác quản trị. Tuy nhiên cuốn sách mới chỉ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu truyền thống như thống kê, so sánh, phân tích mà chưa sử dụng các phương pháp kinh tế lượng hiện đại để kiểm định mối tương quan giữa các yếu tố hình thành nên các tác động xã hội của quá trình THĐ xây dựng các KCN tại Việt Nam.

- Nguyễn Dũng Anh (2014) “Việc làm cho nông dân THĐ, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Đà Nẵng”[2], luận án tiến sĩ kinh tế chính trị. Luận án đã: chỉ ra được thực trạng việc làm cho các hộ nông dân bị THĐ trong quá trình CNH, HĐH, ĐTH ở thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2014; đã phân tích được một cách khái quát và tương đối toàn diện bức tranh việc làm và tình hình tạo việc làm cho các hộ; đã đề xuất thực hiện đồng bộ ba nhóm giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị THĐ trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa của Đà Nẵng: nhóm giải pháp về ban hành, thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước; nhóm giải pháp đối với người nông dân bị THĐ và đào tạo, chuyển đổi nghề cho hộ;

nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp sử dụng đất thu hồi. Đây là một nghiên cứu khá sâu về vấn đề việc làm cho nông dân bị THĐ và đã đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể và sát thực; tuy nhiên nghiên cứu này mới chỉ đề cập đến vấn đề việc làm của người dân sau THĐ, còn các vấn đề không kém phần bức xúc như vấn đề về thu nhập, việc sử dụng tiền đền bù, sử dụng diện tích đất NN còn lại… thì chưa được đề cập đến.

Một số kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu nghiên cứu

Từ các nghiên cứu đã có trên thế giới và trong nước có thể rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, THĐNN là quá trình tất yếu, khách quan của quá trình CNH, HĐH tại các quốc gia trên thế giới.

Thứ hai, THĐNN sẽ ảnh hưởng đến một bộ phân dân cư bị mất đất sản xuất nông nghiệp. Các vấn đề sinh kế của hộ nông dân sau THĐNN phụ thuộc vào các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài kinh tế hộ.

Thứ ba, các chính sách an sinh xã hội, cơ chế xác định giá đất phục vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giải quyết khiếu nại... có vai trò cực kỳ quan trọng để đảm bảo phát triển kinh tế hộ sau THĐNN.

Tất cả các công trình nghiên cứu trên đã phần nào phản ánh được vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho lao động khi bị THĐ, vấn đề không chỉ riêng ở một địa phương hay khu vực nào, mà đang diễn ra ở tất cả mọi miền đất nước trong tiến trình CNH, HĐH. Qua đó cho thấy, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội Đảng ta đã xác định đây là cả một quá trình chông gai, đòi hỏi sự đồng tâm, thống nhất của toàn xã hội mới có thể thực hiện được.

Các cách tiếp cận khác nhau về các vấn đề lao động, việc làm, thu nhập, đời sống người dân sau THĐNN nhằm thực hiện các mục tiêu khác nhau của quá trình CNH, HĐH đã được các tác giả đề cập trong các nghiên cứu, đề tài khoa học các cấp, luận án tiến sĩ đã đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn ở những góc độ. Những quan niệm, định hướng, kinh nghiệm đó đã giúp cho tác giả luận án có nhiều cơ sở khoa học cũng như cơ sở thực tiễn khi triển khai nghiên cứu vấn đề “kinh tế hộ nông dân sau THĐNN tại các KCN tỉnh Thái Nguyên” được thuận lợi hơn.

Tóm tại, từ những kết quả tổng quan các công trình liên quan đến kinh tế hộ nông dân sau THĐNN cho thấy:

Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về kinh tế hộ nông dân sau THĐNN. Phương pháp sử dụng phổ biến và được đánh giá phù hợp cho nghiên cứu là phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh để thấy được ảnh hưởng của quá trình THĐ đến sinh kế của hộ nông dân trước và sau THĐ. Do điều kiện tự nhiên, KT, XH, chính sách THĐ của mỗi quốc gia khác nhau nên ảnh hưởng của quá trình THĐNN đến kinh tế hộ nông dân là cũng khác nhau.

Đối với các nghiên cứu trong nước đều đề cập đến những vấn đề có tính hiện trạng chung, nhằm giới thiệu một số kết quả nghiên cứu ở các góc độ nhất định của việc thực hiện chính sách về lao động, chính sách về việc làm trên một số mặt, trên bình diện chung của cả nước hoặc một vài địa phương nhất định mà chưa phân tích sâu những căn nguyên của tình hình biến động về thu nhập, việc làm, chuyển đổi mô hình kinh tế, chưa nêu ra được các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân sau THĐNN, mối quan hệ giữa các yếu tố, kiểm định mối tương quan giữa các yếu tố cho đối tượng là các hộ nông dân bị THĐNN tại các KCN.

Điều này cho thấy, việc luận án sử dụng phương pháp định tính kết hợp với phương pháp định lượng có bổ sung nhân tố mới là lao động được đào tạo sau THĐNN để nghiên cứu kinh tế hộ sau THĐNN tại các cụm khu công nghiệp huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình không chỉ đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra mà còn thể hiện tính thời sự cao, giải quyết được một phần thiếu sót của các nghiên cứu trước đây.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho các hộ bị thu hồi đất tại các cụm công nghiệp huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (Luận văn thạc sĩ) (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)