Thực trạng việc làm của các hộ nông dân điều tra bị thu hồi đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho các hộ bị thu hồi đất tại các cụm công nghiệp huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (Luận văn thạc sĩ) (Trang 80 - 97)

Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO HỘ BỊ

3.2. Thực trạng kinh tế hộ nông điều tra sau thu hồi đất nông nghiệp tại cụm công nghiệp của huyện Nho Quan

3.2.3. Thực trạng việc làm của các hộ nông dân điều tra bị thu hồi đất nông nghiệp

CCN tạo việc làm cho người lao động tại địa phương và các địa phương lân cận thông qua 2 kênh:

+ CCN tạo ra những việc làm trực tiếp cho lao động phổ thông và lao động có kỹ năng và tay nghề tại các DN thuộc CCN.

+ CCN tạo ra việc làm gián tiếp cho các lao động nông thôn xung quanh các CCN.

Qua kết quả điều tra, quan sát ta có thể thấy CCN đã tạo điều kiện và mang lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Với mức thu nhập tương đối ổn định, việc làm trong CCN đã giúp người dân từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, cũng như tinh thần của bản thân và gia đình. Mặc dù các CCN tạo ra nhiều việc làm, nhưng một nghịch lý khi phát triển CCN lại có thể tạo ra tình trạng thất nghiệp ở các địa phương có đặt các CCN. Vì đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chính của người nông dân, khi bị THĐNN để xây dựng các CCN đồng nghĩa với việc mất tư liệu sản xuất và mất việc làm nông nghiệp. Theo như thống kê thì mỗi ha đất nông nghiệp đem lại việc làm cho từ 10 đến 13 lao động, như vậy tính đến thời điểm hiện tại với diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi của huyện để xây dựng các CCN là 171,39 ha thì sẽ phải giải quyết việc làm cho khoảng 2250 lao động. Nếu các hộ bị THĐNN này giả sử không mua được đất nông nghiệp ở nơi khác để sản xuất nông nghiệp tiếp, hoặc nếu không được tuyển dụng vào các nhà máy trong CCN vì quá tuổi tuyển dụng hay vì tay nghề không có, không thể hoặc không chịu làm các việc làm gián tiếp liên quan đến CCN hay thậm chí họ không chịu làm việc khi đã nhận được một khoản tiền đền bù trước mắt, thì họ có thể rơi vào tình trạng không có việc làm. Đây chính là vấn đề cần phải được giải quyết để tránh các tác động xấu đến kinh tế hộ nông dân khi xây dựng các CCN.

Tình trạng lao động việc làm của những người trong độ tuổi lao động trước và sau THĐNN của các hộ điều tra được thể hiện qua bảng 3.6 và 3.7:

Bảng 3.6: Việc làm của các hộ nông dân trước THĐNN tại các CCN

Tên các CCN

Thực trạng việc làm trước THĐNN

Tổng Đủ việc làm Thiếu việc làm Chưa có việc làm số lao

động (người)

Cơ cấu (%)

số lao động (người)

Cơ cấu (%)

số lao động (người)

Cơ cấu (%)

số lao động (người)

Cơ cấu (%)

Sơn Lai 64 100 46 72,87 12 18,60 5 8,53

Phú Sơn 47 100 35 74,65 9 18,31 3 7,04

Văn Phương 60 100 41 68,59 15 24,17 4 7,24

Xích Thổ 82 100 52 63,86 21 25,30 9 10,84

Tổng cộng 253 100 175 69,26 59 23,22 19 7,52

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu điều tra

Theo điều 13 chương II của Bộ Luật lao động nước CHXHCNVN có nêu “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.

Đủ việc làm: là sự thoả mãn nhu cầu về việc làm cho bất kỳ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Một việc làm đầy đủ đòi hỏi người lao động làm việc theo chế độ do Bộ luật lao động Việt Nam quy định (8h/ngày).

Thiếu việc làm là trạng thái trung gian giữa đủ việc làm và chưa có việc làm. Đó là tình trạng có việc làm nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người lao động, họ phải làm việc nhưng không biết sử dụng hết thời gian theo quy định hoặc làm những công việc có thu nhập thấp không đủ sống khiến họ muốn kiếm thêm việc làm bổ sung.

Bảng 3.7: Việc làm của các hộ nông dân sau THĐNN tại các CCN

Tên các CCN

Thực trạng việc làm trước THĐNN

Tổng Đủ việc làm Thiếu việc làm Chưa có việc làm số lao

động (người)

cấu (%)

số lao động (người)

cấu (%)

số lao động (người)

cấu (%)

số lao động (người)

cấu (%)

Sơn Lai 64 100 28 44,19 20 31,78 15 24,03

Phú Sơn 47 100 27 57,75 11 23,94 9 18,31

Văn Phương 60 100 36 59,26 19 31,90 5 8,83

Xích Thổ 82 100 46 56,63 24 28,92 12 14,46

Tổng cộng 253 100 145 57,19 79 31,15 29 11,66

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu điều tra

Trước và sau THĐNN thì thực trạng lao động việc làm của những người trong độ tuổi lao động của các hộ đã có sự thay đổi rõ nét. Trước khi bị THĐNN, số lao động đủ việc làm chiếm 69,13%, số lao động thiếu việc làm chiếm 23,22%, số lao động chưa có việc làm chiếm 7,65%; sau khi bị THĐNN, các tỷ lệ này tương ứng là 57,19%, 31,15% và 11,66%.

Sau THĐNN số lao động đủ việc làm đã giảm đi đáng kể, trong khi số lao động thiếu việc làm và số lao động chưa có việc làm lại tăng.

Nguyên nhân của tình trạng trên là các lao động sau khi bị THĐNN thì các lao động nông nghiệp rơi vào tình trạng không có việc làm. Rất nhiều lao động khi được phỏng vấn thì chỉ thừa nhận nghề làm ruộng mà họ đã quen thuộc trước đó là việc làm chứ không thừa nhận các việc làm chuyển đổi như làm xe ôm, bán giải khát, bán tạp hóa của gia đình là việc làm, mặc dù họ có những việc này ngay sau khi nhường đất nông nghiệp cho KCN. Cá biệt một số lao động lớn tuổi sau khi bị THĐNN họ không có việc làm do không có tay nghề, lại lớn tuổi, nên chỉ ở nhà, trông cháu hoặc làm việc

nhà để các lao động trẻ tuổi trong gia đình đi làm. Nguyên nhân vì ngoài nghề nông, các lao động này không có nghề phụ khác, ngại đi làm xa hoặc vì lớn tuổi nên cũng không được các công ty, nhà máy thuê.

Một nguyên nhân nữa dẫn đến việc tỷ lệ người lao động thiếu việc làm và không có việc làm tăng cao sau THĐNN là do công tác đào tạo nghề cho lao động bị mất đất đã không được chú trọng. Mặc dù UBND huyện Nho Quan cũng đã có chủ trương đào tạo nghề cho những lao động trẻ, giúp họ nhanh chóng kiếm được việc làm mới ổn định cuộc sống theo QĐ số 31/2017 QĐ-UBND ngày 22/8/2017 V/v ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước THĐNN trên huyện Nho Quan.

Tuy nhiên hiện nay do còn nhiều bất cập trong việc đào tạo nghề như đào tạo không bài bản, không cập nhật và thiếu hợp lý, vì vậy người lao động được đào tạo ra không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Mặc khác khi các hộ nhận được tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm khi được đền bù đất nông nghiệp, thì đến 90% các hộ đều không sử dụng đúng mục đích số tiền này.

3.2.3.2. Thực trạng việc làm của lao động trước và sau THĐNN của hộ nông dân phân theo nhóm hộ điều tra

Khi các hộ bị THĐNN thì việc làm của các hộ nông dân có thể tạo ra thu nhập thay đổi theo các xu hướng sau:

+ Đối với các lao động trong độ tuổi có thể được tuyển vào làm ở các nhà máy trong CCN. Việc chuyển từ nông dân sang công nhân, thu nhập của họ khoảng 5 triệu - 7 triệu đồng/tháng bằng thu nhập làm nông nghiệp cả năm.

+ Đối với những lao động không có đủ điều kiện vào làm tại CCN, thì nhu cầu lương thực, thực phẩm của công nhân trong CCN đã tạo cơ hội cho nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, chuyển từ trồng lúa sang trồng trọt, chăn nuôi có lãi hơn. Đối với lao động ngoài độ tuổi lao động thì CCN cũng tạo điều kiện phát triển các việc làm mới. Các dịch vụ như cửa hàng ăn uống, dịch

vụ sửa chữa xe máy, cửa hàng cắt tóc, gội đầu, cửa hàng tạp phẩm, v.v… mang lại cho người dân gần CCN một thu nhập tốt hơn, ổn định hơn so với làm nông nghiệp bấp bênh trước kia.

+ Đối với lao động phổ thông trong vùng hoặc nông dân trong độ tuổi lao động bị mất đất nông nghiệp, thì sự hiện diện của các CCN đã mang lại nhiều cơ hội việc làm trong CCN với mức thu nhập ổn định. Đối với một số lao động, nhất là lao động nữ giới ở độ tuổi trung niên, việc thành lập các CCN đã tạo cho họ có cơ hội thiết lập và tạo dựng các cơ sở kinh doanh dịch vụ, buôn bán các mặt hàng lương thực, thực phẩm, đồ gia dụng, đồ dùng sinh hoạt thiết yếu cho công nhân và nông dân quanh vùng. Hoạt động này diễn ra tại nhiều địa điểm, có thể ở chợ làng hoặc ở ven đường làng, hoặc ở gần các CCN.

Qua bảng 3.8 ta thấy, số lao động làm nông nghiệp sau THĐNN đã giảm rõ rệt so với số lao động làm nông nghiệp trước THĐNN từ 68,77%

xuống còn 13,83%. Đặc biệt đối với nhóm hộ có DTĐNN bị thu hồi cả diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư, do diện tích đất nông nghiệp còn lại quá ít, lao động nông nghiệp đã chuyển sang làm các công việc khác như kinh doanh dịch vụ, làm các nghề tiểu thủ công nghiệp, nên tỷ lệ lao động của các ngành này tăng so với trước THĐNN.

Bảng 3.8: Việc làm của các hộ nông dân trước và sau THĐNN tại các KCN phân theo nhóm hộ điều tra

Việc làm của lao động

Nhóm hộ 1 (n=60) (lao động)

Nhóm hộ 2 (n=30)

Tổng số lao đông

(lao động)

Cơ cấu (%) Hộ có

DTĐNN thu hồi <50%

(n=30)

Hộ có DTĐNN thu

hồi ≥ 50%

(n=30) 1. LĐ làm nông nghiệp

- Trước THĐNN 63 54 57 174 68,77

- Sau THĐNN 15 17 3 35 13,83

2. LĐ làm nghề phụ, tiểu thủ công nghiệp

- Trước THĐNN 8 3 2 13 5,14

- Sau THĐNN 25 9 21 55 21,74

3. LĐ làm công nhân

- Trước THĐNN 5 14 12 31 12,25

- Sau THĐNN 26 32 36 94 37,15

4. LĐ làm kinh doanh - dịch vụ

- Trước THĐNN 6 4 8 18 7,11

- Sau THĐNN 12 12 10 34 13,44

5. LĐ làm cán bộ xã, cơ quan Nhà nước

- Trước THĐNN 3 2 5 10 3,95

- Sau THĐNN 3 2 5 10 3,95

6. LĐ chưa có việc làm

- Trước THĐNN 1 2 4 7 2,77

- Sau THĐNN 5 7 13 25 9,88

Tổng 86 79 88 253 100,00

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu điều tra

3.2.3.3. Thực trạng sử dụng tiền đền bù của các hộ nông dân điều tra bị thu hồi đất nông nghiệp

Khi các hộ phải giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho chính quyền địa phương hoặc các nhà đầu tư phát triển hạ tầng để làm CCN thì các hộ nhận được một khoản đền bù tùy theo từng loại đất (thổ cư, hoa màu hoặc đất

ruộng…) và tùy theo diện tích đất. Hầu hết trong các hộ được điều tra thì số tiền đền bù này lớn hơn nhiều so với thu nhập mà các hộ thu được từ làm trồng trọt hay chăn nuôi đơn lẻ. Đặc biệt là nhóm hộ bị thu hồi cả đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp thì nhận được số tiền đền bù khi giải phóng mặt bằng là khá cao.

Tính bình quân tại 4 CCN trên của huyện Nho Quan, một hộ được đền bù khoảng 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng. Cá biệt có những hộ do có nhiều diện tích đất bị thu hồi, tổng số tiền được đền bù lên tới 1,5 tỷ - 2,5 tỷ đồng. Khi nhận được tiền đền bù các hộ thường có các kế hoạch sử dụng tiền đền bù với các mục đích sau

+ Nhóm các hộ bị thu hồi hết diện tích đất nông nghiệp thì hộ sẽ mua lại đất nông nghiệp ở chỗ khác để canh tác, hoặc khi diện tích đất nông nghiệp còn quá ít thì các hộ tích tụ ruộng đất bằng cách mua lại của các hộ cũng còn diện tích nhỏ lẻ khi bị THĐNN.

+ Nhóm các hộ bị thu hồi diện tích đất nông nghiệp < 50% thì do vẫn còn diện tích đất nông nghiệp khá lớn nên số tiền đền bù họ dùng để mua máy móc, mua các công cụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Họ đầu tư cho nông nghiệp nhiều hơn bằng các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng hiệu quả.

+ Nhóm các hộ khác khi nhận được khoản tiền đền bù đất thì không đầu tư cho sản xuất mà dùng để sắm sửa các thiết bị phục vụ cho sinh hoạt gia đình như xe máy, ti vi, tủ lanh, điều hòa, … phần còn lại gửi ngân hàng hoặc cho vay để nhận được khoản tiền lợi tức hàng tháng.

+ Nhóm hộ khi bị thu hồi > 50% diện tích đất nông nghiệp nhưng vẫn còn các loại đất khác thì đầu tư xây dựng các nhà trọ cho công nhân thuê. Do nắm bắt được nhu cầu nhà ở của các công nhân làm tại các CCN nhưng ở nơi khác đến. Thu nhập từ cho thuê nhà được coi là một trong những nguồn thu quan trọng và ổn định nhất của nhiều hộ gia đình không còn đất nông nghiệp.

Bảng 3.9: Mục đích sử dụng tiền đền bù của các hộ nông dân sau THĐNN

Chỉ tiêu

Nhóm hộ 1 (n=60)

Nhóm hộ 2 (n=30)

Bình quân chung (n=90) Hộ có DTĐNN

thu hồi <50%

(n=30)

Hộ có DTĐNN thu hồi ≥ 50%

(n=30) Số lượng

(triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (triệu đồng)

Tỷ lệ (%) Tổng số tiền

đền bù BQ/hộ 103,26 100 204,44 100 250,07 100 201,96 100,00 Mua sắm, tiêu

dùng 27,77 26,89 38,88 19,02 53,34 21,33 43,33 21,46 Gửi ngân hàng 35,7 34,57 60,65 29,67 47,23 18,89 47,7 23,62 Đầu tư SX,

KD

5,53 5,36 27,14 13,28 38,15 15,26 27,24 13,5 Xây dựng, sửa

chữa nhà ở 28,47 27,57 69,67 34,08 96,67 38,66 72,87 36,08 Chi phí cho

học tập của con cái

5,26 5,09 5,75 2,81 10,83 4,33 8,17 4,04

Chi cho học

nghề 0,53 0,51 2,35 1,15 3,85 1,54 2,65 1,31

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu điều tra

Bảng số liệu 3.9 thể hiện mục đích sử dụng tiền đền bù của các hộ.

Khi các hộ nhận được tiền đền bù thì phần lớn số tiền đền bù họ dùng để xây dựng, sửa chữa nhà của chiếm 36,08% số tiền đền bù, tiếp đó là chi cho mua sắm, tiêu dùng. Chỉ có 1,31% số tiền đền bù được sử dụng vào mục đích học nghề. Tỷ lệ số tiền để đầu tư sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ nhỏ là 13,5%.

Thông qua mục đích sử dụng tiền đền bù của các hộ ta thấy chưa có tính hợp lý. Các hộ sử dụng một số tiền lớn trong khoản được đền bù dùng để sửa chữa, xây nhà ở mới và sắm sửa tiện nghi phục vụ sinh hoạt đặc biệt là những hộ bị mất đất ở phải di dời sang khu tái định cư. Có những hộ vì chi phí quá nhiều cho việc xây nhà ở mới, mua sắm các tiện nghi sinh hoạt...

nên đã hết phần lớn số tiền đền bù khi THĐNN.

3.2.3.4. Thực trạng biến động thu nhập của các hộ nông dân điều tra bị thu hồi đất nông nghiệp

Qua bảng số liệu 3.10 thấy được, đa số các hộ sau THĐNN có thu nhập tăng chiếm 54 %. Sở dĩ có sự tăng thu nhập sau THĐNN là do các hộ ngoài nghề nông ra họ đã có sẵn các nghề phụ, do đó khi nhận được đền bù họ tập trung vào phát triển kinh doanh cũng như phát triển các nghề sẵn có, chính vì vậy số tiền đền bù là cơ hội cho các hộ tăng thêm thu nhập.

Bảng 3.10: Biến động thu nhập của các hộ nông dân sau THĐNN

Chỉ tiêu

Nhóm hộ 1 (n=60)

Nhóm hộ 2 (n=30)

Tổng số (n=90) Hộ có DTĐNN

thu hồi <50%

(n=30)

Hộ có DTĐNN thu hồi ≥50%

(n=30) Số

lượng (hộ)

Tỷ lệ (%)

Số lượng

(hộ)

Tỷ lệ (%)

Số lượng

(hộ)

Tỷ lệ (%)

Số lượng

(hộ)

Tỷ lệ (%)

Tổng số 30 100 30 100 30 100 90 100

Hộ có thu

nhập giảm 24 79 9 31 8 37 41 46

Hộ có thu

nhập tăng 6 21 21 69 22 64 49 54

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu điều tra

Biểu đồ 3.1: Biến động thu nhập của các hộ nông dân sau THĐNN

Do các hộ có thu nhập tăng nên đời sống vật chất và tinh thần của phần lớn các hộ có đất bị thu hồi hiện tại khá hơn trước khi bị THĐNN.

Các hộ được tái định cư tại các khu đô thi mới thì có các dịch vụ phục vụ cho đời sống hàng ngày phát triển, đường giao thông thuận lợi. Tuy nhiên, điều băn khoăn là sự cải thiện đời sống này mới là vẻ bề ngoài bởi lẽ các hộ đang có sẵn tiền bồi thường. Trước mắt các hộ đem xây nhà và sắm các phương tiện sinh hoạt. Về lâu dài khi tiêu hết số tiền bồi thường rồi, họ sẽ không còn nguồn thu nhập nào đáng kể và mang tính ổn định, tiền đầu tư vào sản xuất kinh doanh cũng đã tiêu hết.

3.2.3.5. Thực trạng biến động cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ nông dân điều tra bị thu hồi đất nông nghiệp

Để nhìn thấy thu nhập bình quân của các hộ điều tra và thấy rõ hơn ảnh hưởng của việc mất diện tích đất nông nghiệp đến cơ cấu thu nhập thì tác giả đã phân nhóm các hộ điều tra.

Bảng 3.11: Thu nhập bình quân của các nhóm hộ nông dân trước và sau ĐNN

Chỉ tiêu

Nhóm hộ 1 (n=90)

Nhóm hộ 2 (n=30) Bình quân chung Hộ có DTĐNN thu hồi <50% (n=30) Hộ có DTĐNN thu hồi ≥ 50% (n=30) (n = 90) Trước THĐNN Sau THĐNN Trước THĐNN Sau THĐNN Trước THĐNN Sau THĐNN Trước

THĐNN Sau THĐNN Số

lượng (triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (triệu đồng)

Tỷ lệ (%) Tổng thu

nhập BQ/hộ 81,15 100 83,37 100 86,41 100 84,49 100 86,3 100 82,84 100 85,04 100 83,39 100 Trong đó bao gồm các khoản thu

1. Từ hoạt

động NN 30,25 37,28 25,72 30,85 32,27 37,35 16,93 20,04 38,19 44,25 13,5 16,3 34,73 40,83 17,41 20,88 - Trồng trọt 11,57 38,25 6,25 24,3 11,59 35,92 2,34 13,82 12,8 33,52 3,35 24,81 12,19 35,1 3,82 21,95 - Chăn nuôi 18,68 61,75 19,47 75,7 20,68 64,08 14,59 86,18 25,39 66,48 10,15 75,19 22,54 64,9 13,59 78,05 2. Từ hoạt động

KD, DV 11,53 14,21 13,32 15,98 10,84 12,54 18,98 22,46 5,47 6,34 26,24 31,68 8,33 9,79 21,2 25,42 3. Từ lương

lao động 28,63 35,28 29,9 35,86 30,94 35,81 34,75 41,13 29,39 34,06 32,34 39,04 29,59 34,79 32,33 38,77

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho các hộ bị thu hồi đất tại các cụm công nghiệp huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (Luận văn thạc sĩ) (Trang 80 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)