Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO HỘ BỊ
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại các cụm công nghiệp
3.3.1. Các yếu tố bên trong
a, Trình độ học vấn của chủ hộ
Theo như số liệu bảng 3.14 cho thấy, trình độ học vấn ảnh hưởng đến thay đổi nguồn thu nhập của hộ dân bị THĐNN.
Bảng 3.14: Trình độ học vấn của chủ hộ ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân
Trình độ học vấn
Hộ có thu nhập tăng
Hộ có
thu nhập giảm Tổng Số lượng
(hộ)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng
(hộ) Tỷ lệ (%)
Tiểu học 17 34,1 32 78,14 49 54,25
Trung học cơ sở 9 17,97 7 17,49 16 17,75
Trung học phổ thông 23 47,93 2 4,37 25 28
Tổng 49 100 41 100 90 100
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu điều tra
Với 90 hộ nông dân điều tra thì có 49 hộ chủ hộ trình độ từ tiểu học trong đó có 32 hộ có thu nhập giảm chiếm 78,14%. Đối với những hộ có học vấn trung học phổ thông thì nhóm này cho thấy rõ tỷ lệ hộ có thu nhập giảm chỉ còn 4,37% tương đương 2 hộ và có đến 23 hộ có thu nhập tăng chiếm 47,93% trong tổng số 25 hộ có trình độ trung học phổ thông. Từ những con số thống kê trong bảng 3.14 cho thấy, trình độ học vấn càng cao thì khả năng tạo ra thu nhập tăng hơn so với trước. Trình độ học vấn có vai trò nâng cao thu nhập hộ dân, khi trình độ học vấn cao, người dân có khả năng tham khảo sách báo, học cách làm kinh tế qua báo đài, dễ dàng tập huấn chuyên môn, truyền đạt phổ biến phương thức làm kinh tế, hộ cũng mau chóng tiếp thu và vận dụng hiệu quả hơn. Do đó, chính quyền địa phương cần chú trọng nâng cao trình độ học vấn của các lao động trong hộ nông dân.
b, Tuổi của chủ hộ
Theo như bảng 3.15 ta thấy, nhóm tuổi có thể tạo ra thu nhập tăng nằm ở hai nhóm tuổi: 35-50 và >50. Mặc dù những hộ có độ tuổi < 35 tuổi có khả năng tìm việc làm cao hơn các độ tuổi khác vì đây là độ tuổi mà các KCN tuyển dụng làm lao động, nhưng những lao động này khi làm tại các CCN công việc ổn định không làm thêm được công việc khác nên khả năng tăng thêm thu nhập thấp hơn các độ tuổi khác.
Bảng 3.15: Độ tuổi chủ hộ ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân Trình độ
học vấn
Hộ có thu nhập tăng
Hộ có
thu nhập giảm Tổng Số lượng
(hộ)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (hộ)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (hộ)
Tỷ lệ (%)
<35 15 30,9 10 23,5 25 27,5
35-50 14 29,0 15 37,7 30 33,0
> 50 20 40,1 16 38,8 36 39,5
Tổng cộng 49 100,0 41 100,0 90 100,0
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu điều tra
Theo khảo sát nhìn trung 3 nhóm tuổi của chủ hộ có sự chênh lệch nhưng không đáng kể. Chủ hộ có độ tuổi dưới 35 có 25 chủ hộ chiếm 27,5%, trong đó có 15 hộ có thu nhập tăng, 10 hộ có thu nhập giảm; những chủ hộ có nhóm tuổi từ 35-50 là 30 hộ chiếm tỷ lệ 33,0% trong đó hộ có mức thu nhập giảm nhiều hơn nhóm hộ có thu nhập tăng; số hộ có độ tuổi trên 50 là 29 hộ chiếm 32,5% trong đó hộ có mức thu nhập tăng cao hơn, chứng tỏ những chủ hộ thuộc nhóm tuổi thì kinh nghiệm sống, cách tạo ra thu nhập cho gia đình đạt được ở mức độ cao.
c. Quy mô lao động của hộ
Theo như phân tích về lao động cho thấy, khi mà hộ có nhiều lao động cùng tham gia tạo thu nhập sẽ góp phần tăng thu nhập hộ gia đình. Qua bảng 3.16 cho thấy, yếu tố số lượng lao động có tác động đến thu nhập hộ và sẽ làm tăng thu nhập hay giảm thu nhập hộ dân.
Bảng 3.16: Quy mô lao động ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân
Quy mô lao động
Hộ có thu nhập tăng
Hộ có thu nhập
giảm Tổng
Số lượng
(hộ)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(hộ)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(hộ)
Tỷ lệ (%)
1 - 2 14 28,57 30 72,13 44 48,41
3- 4 15 30,61 6 15,30 21 23,64
> 4 20 40,82 5 12,57 25 27,95
Tổng cộng 49 100,00 41 100,0 90 100,0 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu điều tra
Theo như số liệu điều tra khảo sát 90 hộ thì số lao động trong hộ tác giả phân chia thành 3 nhóm: hộ có 1 đến 2, hộ có thể có từ 2 - 4 hoặc > 4 lao động cùng tham gia tạo thu nhập để dễ tính toán và thống kê. Nếu xét đến nhóm 1, trong nhóm này có đến 44 hộ thì có 30 hộ có thu nhập giảm chiếm
72,13% và 14 hộ có thu nhập tăng chiếm 27,65%. Xét nhóm hộ có trên 4 lao động nhóm này có 25 chiếm 27,95% thì trong đó chỉ có 5 hộ thu nhập giảm và 20 hộ có thu nhập tăng chiếm tỷ lệ 40,82%. Qua phân tích ta thấy, số lượng lao động của hộ càng nhiều thì tỷ lệ tăng thu nhập của hộ càng cao.
Trong một hộ có càng nhiều lao động tạo ra thu nhập thì thu nhập của hộ càng tăng. Theo điều tra khảo sát của tác giả, thì các hộ có thu nhập giảm hầu hết đều bị dính vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè…. hoặc lười lao động.
Sau khi đã tiêu hết số tiền đền bù nên hiện giờ không tạo ra thu nhập hoặc tạo ra thu nhập rất ít cho hộ, vì vậy số lượng các hộ này măc dù có nhiều lao động nhưng thu nhập vẫn giảm.
d. Lao động được đào tạo sau thu hồi đất
Đào tạo sau THĐNN cho các lao động có thể là các khóa tập huấn về kỹ năng phỏng vấn và xin việc làm tại các doanh nghiệp, các khóa tập huấn phát triển các ngành nghề truyền thống phù hợp với kinh tế địa phương,…
Theo như phân tích ở trên hầu hết các lao động trước THĐ đất nông nghiệp đều là các lao động thuần nông không có trình độ chuyên môn hoặc trình độ chuyên môn thấp.
Bảng 3.17: Lao động được đào tạo ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân
Chỉ tiêu
Hộ có thu nhập tăng
Hộ có thu
nhập giảm Tổng Số
lượng (hộ)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(hộ)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(hộ)
Tỷ lệ (%) - Hộ có lao động được
đào tạo 28 56,22 12 29,51 40 44,05
- Hộ có lao động
không được đào 21 43,78 29 70,49 50 55,95
Tổng cộng 49 100,00 41 100,0 90 100,0 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu điều tra
Nhìn vào bảng 3.17 thấy, số lượng hộ có lao động được đào tạo là 40 hộ chiếm có 44,05% số hộ điều tra, trong đó có đến 28 hộ tăng thu nhập chiếm tỷ lệ 56,22%. Số hộ có lao động không được đào tạo là 50 hộ chiếm 55,95%, trong đó có 29% hộ có thu nhập giảm chiếm tỷ lệ 70,49%
tổng số hộ có thu nhập giảm. Qua phân tích ta thấy, khi lao động được đào tạo sẽ có cơ hội tăng thu nhập hơn là lao động không qua đào tạo, khi lao động nông nghiệp mất nghề nông, họ có thể chuyển đổi hoặc tìm công việc như làm tại các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tại địa phương, làm tại các công ty, doanh nghiệp trong CCN… Những việc này vừa làm tăng thu nhập cho hộ vừa có tính ổn định.
e. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi
Nghiên cứu xem xét diện tích đất trung bình của nhóm có thu nhập tăng và nhóm có thu nhập giảm.
Diện tích đất nông nghiệp thu hồi trung bình của nhóm hộ có thu nhập tăng là 1.063 m2 thấp hơn so với nhóm hộ có thu nhập giảm là 2.398 m2. Theo như điều tra khảo sát cho thấy: nhóm có diện tích đất nông nghiệp thu hồi nhiều ban đầu có số tiền đền bù lớn, nhưng do sử dụng không hợp lý nên thời gian đầu họ có thu nhập tăng, đến khi tiêu hết tiền đền bù, do không đầu tư vào kinh doanh sản xuất, không có thu nhập ổn định thì việc mất nhiều diện tích đất nông nghiệp làm cho thu nhập của hộ lại giảm.
f. Lao động được làm việc tại cụm công nghiệp
Yếu tố này ta chỉ xét các hộ hiện có lao động làm việc trong các CCN.
Trong 90 hộ điều tra thì chỉ có 26 hộ có lao động làm việc tại các KCN chiếm 28,57%, còn 71,43% số hộ không có việc làm trong CCN; trong 64 hộ không có việc làm trong CCN có 37 hộ có thu nhập giảm chiếm 90,71% tổng số hộ có mức thu nhập giảm. Còn 27 hộ có thu nhập tăng chiếm 55,3% tổng mức hộ có thu nhập tăng. Như vậy nếu hộ có nhiều lao động làm việc trong CCN sẽ góp phần ổn định và tăng thu nhập cho gia đình.
Bảng 3.18: Lao động được làm việc trong CCN đến thu nhập hộ nông dân
Chỉ tiêu
Hộ có thu nhập tăng
Hộ có thu nhập
giảm Tổng
Số lượng
(hộ)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(hộ)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(hộ)
Tỷ lệ (%) - Hộ có lao động
làm tại CCN 22 44,7 4 9,29 26 28,57
- Hộ không có lao
động làm tại CCN 27 55,3 37 90,71 64 71,43 Tổng cộng 49 100,00 41 100,0 90 100,00
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu điều tra g. Sử dụng tiền đền bù vào sản xuất kinh doanh
Nguồn tiền đền bù đất nông nghiệp chính là nguồn vốn tạo cơ hội cho hộ nông dân tăng thu nhập. Nếu biết sử dụng nguồn vốn này vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả sẽ phát triển kinh tế hộ nông dân.
Bảng 3.19: Sử dụng tiền đền bù vào SXKD ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân
Chỉ tiêu
Hộ có thu nhập tăng
Hộ có
thu nhập giảm Tổng Số
lượng (hộ)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(hộ)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(hộ)
Tỷ lệ (%) - Sử dụng tiền đền bù
vào SXKD 10 20,74 2 4,92 12 13,53
- Không sử dụng tiền
đền bù vào SXKD 39 79,26 39 95,08 78 86,47 Tổng cộng 49 100,00 41 100,0 90 100,00
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu điều tra
Trong 90 hộ điều tra thì chỉ có 12 hộ có sử dụng tiền đền bù vào sản xuất kinh doanh chiếm 13,53% tổng số hộ, trong đó 20,74% số hộ này có thu nhập tăng. Đầu tư vào sản xuất kinh doanh sau THĐNN có thể là mua thêm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, đầu tư vào kinh doanh tạp hóa phục vụ CCN, đầu tư vào ngành nghề phụ… sử dụng tiền đền bù vào sản xuất kinh doanh sẽ góp phần làm gia tăng nguồn thu nhập cho hộ tuy nhiên tỷ lệ hộ sử dụng tiền đền bù vào sản xuất kinh doanh còn quá thấp. Có 78 hộ chiếm 86,47% tổng số hộ sử dụng vào việc khác, như mua sắm đồ dùng và tài sản cho gia đình.