Một số giải pháp tạo việc làm hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại các cụm công nghiệp huyện Nho Quan đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho các hộ bị thu hồi đất tại các cụm công nghiệp huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (Luận văn thạc sĩ) (Trang 114 - 126)

Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO HỘ BỊ

3.4. Giải pháp tạo việc làm cho các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp cho cụm công nghiệp huyện Nho Quan đến năm 2015 và tầm nhìn 2030

3.4.2. Một số giải pháp tạo việc làm hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại các cụm công nghiệp huyện Nho Quan đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030

3.4.3.1. Giải pháp chung

a. Nâng cao chất lượng nguồn lao động

Chất lượng lao động là một yếu tố vô cùng quan trọng nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và các doanh nghiệp tại CCN. Tuy nhiên, thực tế hiện nay chất lượng lao động của nước ta nói chung và ở vùng nông thôn nói riêng nhìn chung còn thấp. Đây cũng là nguyên nhân mà nhiều lao động, đặc biệt lao động ở vùng THĐNN khó tìm được việc làm thay thế sau khi THĐNN.

Trình độ văn hoá, trình độ CMKT của phần lớn lao động chưa cao, bên cạnh đó do đã quen với công việc đồng áng lâu nay nên họ khó thích nghi với môi trường làm việc công nghiệp mới. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn lao động là một việc làm cần được ưu tiên hàng đầu bởi khi có trình độ, người lao động không chỉ tìm được công việc cho mình mà còn giúp họ tự tin hơn, làm việc hiệu quả hơn trong môi trường mới.

Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần xây dựng một chiến lược toàn diện và lâu dài trong vấn đề đào tạo việc làm cho người dân trong diện THĐNN như:

- Mở rộng và đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề, xây dựng mạng lưới đào tạo ngay tại địa phương nhằm gắn đào tạo với sử dụng lao động. Tập trung mở rộng về quy mô cũng như chất lượng các cơ sở đào tạo nghề nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo.

- Đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo cho phù hợp với đối tượng đào tạo. Hiện nay, chủ yếu lao động mất đất nằm trong độ tuổi

>35 do vậy sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác đào tạo cũng như tiếp thu nghề mới của họ, bởi vậy các cơ sở đào tạo nghề cần có sự linh hoạt trong quá trình đào tạo.

- Có các chính sách ưu tiên hỗ trợ con em của các gia đình bị THĐNN nâng cao trình độ, đặc biệt những hộ mất diện tích đất nông nghiệp > 50%.

- Các doanh nghiệp nên liên kết với các cơ sở đào tạo để thực hiện công tác đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp để đảm bảo sau khóa đào tạo lao động sẽ được nhận vào các doanh nghiệp để làm việc.

b, Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp

Mất đất sản xuất nông nghiệp đồng nghĩa với mất việc làm nông nghiệp vốn đã gắn bó với người nông dân rất nhiều năm. Để phát triển kinh tế hộ nông dân sau THĐNN cần có các giải pháp để tạo việc làm cho lao động nông nghiệp như:

- Tuyên truyền để lao động nông nghiệp sau THĐNN về tầm quan trọng của việc làm mới và khuyến khích họ tham gia vào các lớp đào tạo nghề, đặc biệt các lớp ngắn hạn ngay tại địa phương giúp họ sớm tìm được công việc ổn định.

- Tạo điều kiện để các hộ nông dân có cơ hội phát triển các ngành dịch vụ như kinh doanh, buôn bán tại những nơi thuận lợi.

- Chính quyền địa phương phát triển các làng nghề truyền thống, tổ chức thành lập các hợp tác xã, các nhóm cùng sở thích để thu hút được nhiều lao động nông nghiệp, đặc biệt là các lao động lớn tuổi và lao động phụ thuộc, tạo thu nhập cho hộ nông dân sau THĐNN.

- Ngoài công tác đào tạo nghề mới cần có kế hoạch đào tạo lại đối với những lao động đã có nghề nhằm nâng cao trình độ, đáp ứng sự phát triển của khoa học công nghệ.

c, Hỗ trợ, định hướng hộ nông dân sử dụng tiền đền bù hợp lý

Số tiền đền bù khi THĐNN của các hộ nông dân nếu được sử dụng hợp lý sẽ là nguồn vốn để các hộ nông dân đầu tư sản xuất kinh doanh. Vì vậy chính quyền địa phương cần có những giải pháp hỗ trợ, đính hướng hộ nông dân sử dụng tiền đền bù một cách hợp lý, hiệu quả để đảm bảo phát triển kinh tế hộ như:

- Tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn thông qua các tổ chức cộng đồng như hội phụ nữ, đoàn thanh niên...về các mô hình kinh doanh giỏi, các mô hình sản xuất tiên tiến tạo thu nhập cao để các hộ nông dân học tập từ đó dùng số tiền đền bù vào đầu tư sản xuất kinh doanh.

- Thông qua các tổ chức tín dụng chính thống như ngân hàng, các quỹ tín dụng của địa phương tuyên truyền đến các hộ nông dân các cách thức sử dụng tiền đền bù một cách hợp lý nhất. Tránh để người dân sau THĐNN bị các quỹ tín dụng đen, các quỹ hỗ trợ tài chính không chính thống dụ dỗ đầu tư vào các hình thức không mang lại hiệu quả.

d, Đa dạng nguồn thu nhập khác nhau cho hộ nông dân

Đa dạng nguồn thu nhập để tránh cho hộ nông dân có những rủi ro khi bị THĐNN. Các lao động trong hộ nông dân bị THĐNN có thể làm các công việc khác nhau để tạo ra nhiều nguồn thu nhập cho hộ giảm bớt gánh nặng cho lao động chính như:

- Đối với lao động lớn tuổi, lao động phụ thuộc, sức khỏe yếu thì phù hợp với các công việc nhẹ nhàng như bán hàng tạp hóa, hàng giải khát... phục vụ khu dân cư hoặc công nhân trong CCN.

- Đối với lao động > 35 tuổi vẫn có sức khỏe để lao động thì có thể tham gia vào các tổ chức nghề nghiệp, các làng nghề, các nhóm cùng sở thích... hoặc đi làm thuê như phụ hồ, thợ xây, xem ôm...

- Đối với các lao động < 35 tuổi thì nâng cao trình độ, tay nghề để làm việc tại các doanh nghiệp trong CCN tạo thu nhập cao, ổn định cho gia đình.

e, Hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh.

Vốn là một yếu tố cần thiết giúp hộ nông dân có điều kiện phát triển sản xuất, chuyển đổi nghề sau khi THĐNN. Cùng với số tiền đền bù bị THĐNN thì cần hỗ trợ hộ nông dân về vốn để giúp hộ có nguồn vốn lớn hơn trong phát triển kinh tế theo các hình thức.

- Các ngân hàng, quỹ tín dụng, xoá đói giảm nghèo,... tạo điều kiện cho người dân vay vốn ưu đãi khi hộ muốn đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.

- Giúp các hộ nông dân có thể tiếp cận và vay được vốn của các tổ chức tài chính để đầu tư vào sản xuất bằng cách đơn giản hóa các thủ tục, giấy tờ, tạo các điều thuận lợi nhất cho hộ nông dân.

f. Phát triển các nhóm ngành sản xuất kinh doanh

* Đối với ngành nông nghiệp

Sau khi bị THĐNN, diện tích đất nông nghiệp còn lại của các hộ gia đình giảm đi rất nhiều, do đó việc canh tác như cũ sẽ khó đáp ứng được nhu cầu về lương thực cũng như tạo thu nhập. Vì vậy, cần có những biện pháp hợp lý trong sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo vấn đề lương thực cho hộ nông dân, đồng thời nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống như:

- Đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất cây trồng trên diện tích hiện có.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, lựa chọn những giống cây trồng ngắn ngày, cho năng suất cao và phù hợp với điều kiện của địa phương. Phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, trong đó chú trọng công tác thuỷ lợi, nâng cấp hệ thống kênh mương đảm bảo tưới tiêu cho cây trồng.

- Ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, áp dụng giống mới cũng như các biện pháp canh tác tiên tiến nhằm đạt hiệu quả cao. Khuyến khích hộ gia đình mạnh dạn trong đầu tư sản xuất, tìm ra nhiều hướng mới nhằm phát triển lâu dài và thu được lợi nhuận cao.

- Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến nông sản đồng thời tích cực tìm đầu ra cho sản phẩm nhằm giúp người dân yên tâm sản xuất cũng như thu được hiệu quả cao hơn.

- Tăng cường hệ thống khuyến nông, khuyến lâm tới tận địa bàn, thường xuyên mở các lớp tập huấn cho người dân về cách thức tiến hành sản xuất để đạt hiệu quả cao, cũng như phòng trừ sâu dịch bệnh, nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.

* Đối với nhóm ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ: Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ là một hướng đi phù hợp cho lao động thiếu việc làm sau THĐNN. Các ngành nghề này không chỉ giúp giải quyết lao động tại chỗ, không đòi hỏi trình độ cao, tạo việc làm cho nhiều lao động nhất là lao động phụ thuộc và lao động lớn tuổi. Để tạo điều kiện cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển cần phối hợp nhiều biện pháp, như:

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho hộ nông dân phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ truyền thống giúp giải quyết công ăn việc làm trước mắt cũng như ổn định thu nhập.

- Mở thêm các làng nghề hoặc đưa các ngành nghề mới nhằm thu hút lao động, tạo thu nhập góp phần cải thiện cuộc sống người dân sau THĐNN.

- Hỗ trợ người dân về vốn hay kĩ thuật để tạo điều kiện cho họ mở rộng sản xuất có hiệu quả.

- Đối với các ngành nghề thủ công, cần tìm kiếm thông tin cũng như phối hợp với các doanh nghiệp nhằm tìm thị trường cho sản phẩm, giúp người lao động yên tâm sản xuất.

3.4.2.2. Giải pháp cụ thể đối với các nhóm hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp a. Nhóm hộ có diện tích đất nông nghiệp thu hồi > 50%

Đây là nhóm hộ chịu nhiều tác động của THĐNN do diện tích đất nông nghiệp của các hộ bị thu hồi lớn. Đặc biệt đối với các hộ mất gần như 100% diện tích đất nông nghiệp thì những tác động đến việc làm, thu nhập cũng như đời sống sau khi mất đất nông nghiệp lớn. Đối với nhóm hộ này cần một số giải pháp như sau:

- Chuyển đổi cơ cấu ngành nghề tại chỗ. Tâm lý chung của người nông dân phần lớn mong muốn có việc làm tại chỗ, không quá vất vả và thu nhập khá. Do vậy sau khi THĐNN, việc hỗ trợ giúp người nông dân chuyển đổi ngành nghề tại chỗ là vô cùng cần thiết.

- Chuyển các lao động từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp khác chẳng hạn như: mộc, cơ khí, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, may mặc... Những ngành nghề này có thể phát triển ngay tại địa phương mà không đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật quá cao cũng như vốn đầu tư lớn. Khuyến khích những ngành nghề có tính chất lâu dài và có thể nhân rộng nhiều hộ tham gia.

- Tăng cường tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm, thường xuyên cung cấp thông tin để hộ nông dân yên tâm sản xuất, đặc biệt đối với các ngành nghề thủ công.

- Mở rộng về quy mô cũng như chất lượng của các cơ sở đào tạo nghề.

Có kế hoạch đào tạo một cách nghiêm túc, đảm bảo chất lượng. Quản lý tốt hoạt động của các cơ sở đào tạo, tránh tình trạng các cơ sở này mọc lên tràn lan nhưng hoạt động không có chất lượng.

- Khuyến khích người lao động tham gia các lớp đào tạo nghề, đặc biệt là các lớp ngắn hạn ngay tại địa phương để tăng khả năng tìm kiếm việc làm.

Các cơ sở đào tạo có thể liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài xã để thực hiện đào tạo theo hợp đồng với những ngành nghề mà doanh nghiệp cần, sau khi đào tạo sẽ giải quyết ngay việc làm cho lao động tại doanh nghiệp đó.

- Ngoài công tác đào tạo mới cần có kế hoạch đào tạo lại đối với những lao động đã có nghề nhằm nâng cao trình độ cũng như đáp ứng nhu cầu công nghệ.

Ngoài việc thực hiện đào tạo nghề, cần thường xuyên tư vấn cho người lao động về hướng nghề nghiệp phù hợp, giúp họ lựa chọn đúng đắn. Trong đó một xu hướng cũng khá phổ biến hiện nay là xuất khẩu lao động. Có thể tư vấn cho những lao động có nhu cầu hiểu được điều kiện, cách thức cũng như tạo điều kiện hỗ trợ họ đi lao động ở nước ngoài nếu phù hợp.

b. Nhóm hộ có diện tích đất nông nghiệp thu hồi < 50%

Diện tích đất nông nghiệp mà nhóm hộ này bị thu hồi không nhiều so với tổng diện tích đất nông nghiệp vốn có, tuy nhiên qua điều tra cho thấy,

nhóm hộ này cũng chịu những tác động nhất định của quá trình THĐNN đối với việc làm, thu nhập và đời sống. Số lượng lao động thiếu việc làm cũng tương đối lớn và nhìn chung mức thu nhập của hộ giảm so với trước THĐNN.

Chính vì vậy cần có những giải pháp cụ thể nhằm giảm bớt tác động của THĐNN cũng như tạo điều kiện để các hộ ổn định và nâng cao mức sống. Đối với nhóm hộ này, cần ưu tiên một số giải pháp sau:

- Diện tích đất nông nghiệp của nhóm hộ này còn lại tương đối nhiều do vậy tạo điều kiện cho hộ nâng cao hiệu quả sản xuất trên diện tích đất còn lại một cách phù hợp.

- Về trồng trọt chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, tiến hành thâm canh và sản xuất theo hướng hàng hoá. Bên cạnh đó, địa phương cần quan tâm, tạo điều kiện giúp người dân áp dụng các thành tựu KHKT vào sản xuất, thường xuyên kiểm tra theo dõi nhằm hỗ trợ về kỹ thuật, vật tư cũng như phòng trừ sâu bệnh.

- Về lĩnh vực chăn nuôi, cần hướng dẫn hộ sử dụng một phần tiền đền bù đầu tư chăn nuôi với quy mô lớn hơn, theo hướng tập trung công nghiệp và tiến tới tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nội ngành nông nghiệp.

- Hỗ trợ các hộ phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp và đào tạo nghề để tạo thu nhập cho hộ lúc nông nhàn.

c, Nhóm hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp và thu hồi đất phi nông nghiệp

Đối với nhóm hộ này hầu hết các hộ đều phải di dời chỗ ở sang khu tái định cư hoặc chỗ ở khác, nên cần nhiều thời gian hơn để ổn định cuộc sống, tìm kiếm việc làm tạo thu nhập cho hộ, phát triển kinh tế hộ vì vậy cần thực hiện các giải pháp đối với nhóm hộ trên như sau:

- Nhanh chóng ổn định chỗ ở mới “an cư lạc nghiệp” để các hộ an tâm sản xuất, tạo sinh kế mới phù hợp với nguồn lực của hộ, tìm việc làm phù hợp với trình độ lao động của hộ.

- Nhóm các hộ này thường có số tiền đền bù khá lớn nên cần phải có kế hoạch sử dụng số tiền này hợp lý, tránh tình trạng xây nhà ở mới, mua sắm tiện nghi quá nhiều không còn tiền đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

- Đầu tư cho học hành, đào tạo nghề mới để có thể tìm việc làm mới và dễ dàng chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Tạo việc làm cho các hộ dân sau THĐNN để phát triển các CCN thực hiện CNH - HĐH là quá trình tất yếu, khách quan. Quá trình này đã có những tác động tích cực đến kinh tế hộ nông dân sau THĐNN như: tạo việc lào cho lao động, chuyển đổi sinh kế, tăng thu nhập nhất thời từ khoản tiền đền bù, thay đổi cơ cấu thu nhập, thay đổi các nguồn lực của hộ.... Tuy nhiên, mặt trái của quá trình này đến kinh tế hộ nông dân sau THĐNN cũng cần phải quan tâm như: tình trạng thiếu đất SXNN dẫn đến thiếu việc làm cho một bộ phận lao động, thu nhập có xu hướng giảm, gia tăng tệ nạn xã hội... đang là những vấn đề hiện nay sau THĐNN. Từ kết quả nghiên cứu luận án, kinh tế hộ nông dân sau TĐNN tại các CCN huyện Nho Quan có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Trong năm 2018 đã cấp phép mới cho 16 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 32,85 triệu USD. Các DN, công ty, nhà máy thuộc các CCN đã tạo việc làm mới cho lao động nông nghiệp bị mất đất và các lao động ở các vùng lân cận. Năm 2018 các CCN giải quyết việc làm cho 6.000 lao động, trong đó tạo việc làm tăng thêm là 5.000 người trong đó 22% số lượng lao động của hộ bị thu hồi đất ở huyện, tạo việc làm cho nhiều lao động giúp phát triển kinh tế hộ nông dân bền vững.

- THĐNN là cơ hội để lao động nông nghiệp được học các lớp đào tào, tập huấn về nghề nghiệp, phương thức SXKD, về kinh tế thị trường, làm cho tỷ lệ lao động nông nghiệp không được đào tạo giảm từ 73,04% xuống còn 42,90% sau THĐNN.

- THĐNN lấy đi tư liệu sản xuất chính của hộ nông dân, đào tạo nghề không phù hợp, không đáng ứng nhu cầu của thị trường, lao động nông nghiệp quá tuổi đó là những lý do làm cho tỷ lệ lao động chưa có việc làm tăng lên từ 7,65% trước THĐNN lên 11,66% sau THĐNN.

- THĐNN làm cho các hộ nông dân có một khoản tiền đền bù từ THĐNN nhưng hầu hết các hộ nông dân hiện nay chưa sử dụng hợp lý số tiền

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho các hộ bị thu hồi đất tại các cụm công nghiệp huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (Luận văn thạc sĩ) (Trang 114 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)