Chẩn đoán hội chứng chuyển hóa

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chuẩn khác nhau ở người tiền đái tháo đường và kết quả can thiệp cộng đồng (Trang 21 - 27)

1.2. HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA

1.2.2. Chẩn đoán hội chứng chuyển hóa

*Tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới 1999

Để chẩn đoán xác định có hội chứng chuyển hóa, buộc phải có tiêu chí A (một trong 4 điểm của A) thêm vào từ 2 điểm trở lên của tiêu chí B.

+ Tiêu chí bắt buộc là kháng insulin (tiêu chí A): được xem là kháng insulin khi có một trong các biểu hiện sau:

- ĐTĐ týp 2; Rối loạn dung nạp glucose máu; Suy giảm dung nạp glucose lúc đói; Glucose máu bình thường nhưng có kháng insulin (đánh giá bằng kỹ thuật kẹp insulin).

+ Các tiêu chí khác (tiêu chí B)

- THA tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc tâm trương ≥90mmHg - Rối loạn lipid:

Triglycerid (≥1,7mmol/l;150mg/dl) và/hoặc

HDL-Cholesterol (<0.9mmol/l; 35mg/dl đối với nam;

<1mmol/l;39mg/dl đối với nữ)

- Béo bụng (nam: tỉ lệ vòng eo/vòng hông > 0,9; nữ: tỉ lệ vòng eo/vòng hông > 0,85) và hoặc BMI > 27 với người Châu Á.

- Microalbumin niệu dương tính: (tỷ lệ bài xuất albumin niệu

≥ 20àg/phỳt hoặc tỉ lệ albumin/creatinin niệu ≥ 30 mg/g).

Theo tiêu chuẩn này sự kháng insulin là cần thiết. Tuy nhiên cũng tương tự như ATP III, đái tháo đường týp 2 không bị loại trừ khỏi chẩn đoán. Trong thực hành lâm sàng sự xác định kháng insulin cũng như microalbumin niệu là khó khăn, khó áp dụng [Tạ Văn Bình (2004),

“Hậu quả của béo phì”, Bệnh béo phì, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 35 - 51.], [Tạ Văn Bình (2007), “Hội chứng chuyển hóa”, Những nguyên lý nền tảng bệnh Đái tháo đường bệnh tăng glucose máu, Nhà xuất bản y học 2007, tr. 667 – 706.] , [Parikh R.M., Mohan V. (2012), “Changing definition of metabolic syndrome”, Indian Jounal of Endocrinology and Metabolism (16), pp. 7-12.], [World Health Organization (1999), “Definition, Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus and its Complications.Report of a WHO consultation, Geneva: World Health Organization 1999, pp. 31-33.].

* Tiêu chuẩn của Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế (International Diabetes Federation- IDF-2005)

Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH theo IDF-2005 khi thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Tiêu chí bắt buộc là phải có béo trung tâm (được xác định bằng tăng số đo vòng eo*), số đo này khác nhau theo các chủng tộc.

+ Kết hợp với bất kỳ 2 trong 4 tiêu chí sau:

­ Tăng triglycerid máu:

TG ≥ 1,7mmol/l (150mg/dl) hoặc đã điều trị RLLP máu bằng thuốc.

­ Giảm HDL-cholesterol máu:

Nam: <1,03mmol/l(150mg/dl) hoặc Nữ: <1,29mmol/l(50mg/dl)

hoặc đã điều trị các rối loạn lipid máu bằng thuốc.

­ THA:

Huyết áp tâm thu ≥ 130 hoặc huyết áp tâm trương ≥ 85mmHg

Hoặc đang điều trị THA.

­ Tăng glucose máu lúc đói:

Glucose máu lúc đói ≥ 5,6mmol/l (100mg/dl) hoặc Đã được chẩn đoán ĐTĐ typ2 trước đó.

Nếu BMI >30kg/m2, béo trung tâm có thể được xác định mà không cần đo vòng eo.

Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của IDF được đưa ra vào năm 2005. Béo trung tâm là một tiêu chí bắt buộc trong tiêu chuẩn này, biểu hiện qua số đo vòng eo. Số đo này khác nhau theo các dân tộc và khi đánh giá phải dựa vào tiêu chuẩn sinh lý của chính quần thể của quốc gia đó. Tiêu chuẩn của IDF một lần nữa xem béo trung tâm có tương quan rất rõ với kháng insulin, do đó không cần phải xét nghiệm tốn kém để đánh giá kháng insulin [Tạ Văn Bình (2007), “Hội chứng chuyển hóa”, Những nguyên lý nền tảng bệnh Đái tháo đường bệnh tăng glucose máu, Nhà xuất bản y học 2007, tr. 667 – 706.], [Alberti K.G.M., Zimmet P., et al. (2005), “The metabolic syndrome-a new worldwide definition”, The Lancet, 366 (9491), pp. 1059.], [Grundy S.M., Cleeman J.I., Daniels S.R., et al (2005), “Diagnosis and management of the

metabolic syndrome”, Circulation, 112(17), pp. 2735-2752.], [Parikh R.M., Mohan V. (2012), “Changing definition of metabolic syndrome”, Indian Jounal of Endocrinology and Metabolism (16), pp. 7-12.].

* Tiêu chuẩn của nhóm nghiên cứu về kháng insulin Châu Âu (European group for the study of insulin resistance - EGIR).

Tiêu chuẩn của EGIR là:

+ Tiêu chí bắt buộc có kháng Insulin và/hoặc tăng insulin máu lúc đói (nồng độ insulin máu ở khoảng tứ phân vị thứ nhất của những người không bị ĐTĐ) (tiêu chí A)

+ Các tiêu chí khác (tiêu chí B)

- Tăng glucose máu: Glucose máu lúc đói ≥ 6,1 mmol/l (nhưng không bao gồm ĐTĐ).

- Tăng huyết áp khi:

HATT ≥ 140mmHg và/hoặc HATTr ≥90mmHg Hoặc đã điều trị thuốc hạ áp.

- Rối loạn chuyển hóa lipid khi:

Triglycerid > 2,0mmol/l(178mg/dl) và/hoặc HDL-cholesterol <1,0mmol/l(39mg/dl) Hoặc đã điều trị rối loạn chuyển hóa lipid.

- Béo bụng khi: vòng eo ≥ 94cm (đối với nam) và ≥ 80cm (đối với nữ).

Để chẩn đoán xác định phải có tăng insulin máu (tiêu chí A) với ít nhất hai điểm của tiêu chí B.

Công bố định nghĩa của WHO về HCCH vào năm 1999, EGIR đưa ra một phiên bản sửa đổi chỉ áp dụng cho những người không bị ĐTĐ, tiêu chuẩn của EGIR dễ áp dụng hơn trong nghiên cứu dịch tễ vì không đòi hỏi kỹ thuật kẹp glucose để đánh giá mức độ nhậy cảm của insulin.

EGIR đã đề nghị sử dụng nồng độ insulin lúc đói để đánh giá kháng

insulin và áp dụng RLĐM lúc đói như là một tiêu chuẩn thay thế cho RLDNG. Tiêu chuẩn của EGIR có sự thay đổi về giá trị các chỉ số như THA, RLLP cũng như giá trị của vòng eo, đã sử dụng chu vi vòng eo để đánh giá béo bụng. Hơn nữa, nếu một người đã được điều trị THA hoặc RLLP được coi như có các bất thường tương ứng [Tạ Văn Bình (2004), “Hậu quả của béo phì”, Bệnh béo phì, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 35 - 51.], [Tạ Văn Bình (2007), “Hội chứng chuyển hóa”, Những nguyên lý nền tảng bệnh Đái tháo đường bệnh tăng glucose máu, Nhà xuất bản y học 2007, tr. 667 – 706.], [Grundy S.M., Cleeman J.I., Daniels S.R., et al (2005), “Diagnosis and management of the metabolic syndrome”, Circulation, 112(17), pp. 2735-2752.] , [Parikh R.M., Mohan V. (2012), “Changing definition of metabolic syndrome”, Indian Jounal of Endocrinology and Metabolism (16), pp. 7-12.].

* Tiêu chuẩn của NCEP-ATP III 2005 (chương trình giáo dục về Cholesterol quốc gia của Hoa Kỳ)

Hội chứng chuyển hóa được xác định khi có bất kỳ 3 trong 5 tiêu chí sau.

+ Tăng vòng bụng:

­ Nam: ≥ 102 cm; Nữ: ≥ 88cm + Tăng triglycerid khi:

­TG ≥ 1,7mmol/l (150mg/dl) hoặc điều trị tăng triglycerid + Giảm HDL-cholesterol khi:

­Nam :<1,03mmol/l (40mg/dl); Nữ :<1,29mmol/l (50mg/dl)

­Hoặc điều trị giảm HDL-cholesterol + Huyết áp cao khi:

­Huyết áp tâm thu ≥ 130 mmHg hoặc

­Huyết áp tâm trương ≥ 85mmHg

­Hoặc điều trị tăng huyết áp.

+ Tăng glucose máu lúc đói khi:

­FBG ≥ 5,6 mmol/l (100mg/dl)

­Hoặc điều trị tăng glucose máu.

Đối với người Châu Á, tiêu chuẩn tăng vòng bụng là: ≥ 90cm đối với nam và ≥ 80 cm đối với nữ.

HCCH theo tiêu chuẩn ATP III vào năm 2001, tập trung chủ yếu vào yếu tố nguy cơ tim mạch và không bắt buộc phải có kháng insulin hoặc bất thường glucose máu, mặc dù bất thường về glucose máu vẫn là một trong các tiêu chí để chẩn đoán HCCH.

Tiêu chuẩn HCCH của ATP III đã được cập nhật lại vào năm 2005.

Những điểm cập nhật là:

- Hạ thấp ngưỡng của glucose máu lúc đói xuống 5,6mmol/l (100 mg/dl), theo cập nhật của ADA về định nghĩa suy giảm glucose máu lúc đói (IFG) (giá trị ngưỡng glucose máu lúc đói theo tiêu chuẩn năm 2001 là 6,1 mmol/l).

- Bao gồm cả ĐTĐ trong tiêu chí tăng glucose máu.

Điều trị rối loạn lipid và THA cũng được coi là một trong các tiêu chí về THA và rối loạn lipid máu [Tạ Văn Bình (2007), “Hội chứng chuyển hóa”, Những nguyên lý nền tảng bệnh Đái tháo đường bệnh tăng glucose máu, Nhà xuất bản y học 2007, tr. 667 – 706.], [Parikh R.M., Mohan V.

(2012), “Changing definition of metabolic syndrome”, Indian Jounal of Endocrinology and Metabolism (16), pp. 7-12.].

* Tiêu chuẩn của các nhà Nội tiết học lâm sàng Mỹ (AACE).

HCCH được xác định khi có ít nhất một yếu tố chính và hai yếu tố phụ [Tạ Văn Bình (2004), “Hậu quả của béo phì”, Bệnh béo phì, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 35 - 51.], [Tạ Văn Bình (2007),

“Hội chứng chuyển hóa”, Những nguyên lý nền tảng bệnh Đái tháo đường bệnh tăng glucose máu, Nhà xuất bản y học 2007, tr. 667 – 706.].

+ Yếu tố chính:

- Thừa cân / béo phì: BMI ≥ 25kg/m2, hoặc vòng eo> 94 cm đối với nam, > 80 cm đối với nữ hoặc

- Nguy cơ cao của tình trạng kháng insulin: khi có ít nhất một trong các biểu hiện sau: được chẩn đoán bệnh mạch vành, hội chứng buồng trứng đa nang, tiền sử gia đình có người mắc ĐTĐ týp 2, THA, mắc bệnh tim mạch, tiền sử ĐTĐ thai kỳ hoặc RLDNG, không phải người da trắng, lối sống tĩnh tại, tuổi > 40.

+ Yếu tố phụ:

- Triglyceride: ≥ 1,7mmol/l (150 mg/dl) - HDL cholesterol thấp:

Nam: < 1,03mmol/l (40mg/dl); Nữ :< 1,29mmol/l (50mg/dl)

- Tăng huyết áp: > 130/85mmHg - Glucose máu:

Glucose máu lúc đói: 6,1-6,9mmol/l (100- 126mg/dl) Glucose 2 giờ sau nghiệm pháp tăng glucose máu: 7,8-

11 mmol/l (140-200mg/dl)

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm hội chứng chuyển hóa theo các tiêu chuẩn khác nhau ở người tiền đái tháo đường và kết quả can thiệp cộng đồng (Trang 21 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)